Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ 2001 2010 (Trang 67 - 70)

Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005

2.3. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (2006- 2010)

2.3.4. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục

Thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế và thể dục thể thao; Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2005-2010, ngày 16/5/2006 ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định số 1317/QĐ- UBND “về việc phê duyệt đề án đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010”, nhàm huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển cũng như được hưởng thụ những thành quả của giáo dục ngày càng cao. Thống nhất nhận thức trong các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội, mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hóa giáo dục trong sự phát triển của tỉnh.

Quản lý tốt hơn các loại hình giáo dục chính quy, không chính quy, công lập, ngoài công lập, các nguồn tài chính từ ngân sách và từ nhân dân để mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quyết định đã tạo cơ sở quan trọng cho việc - thực hiện chỉ đạo việc mở rộng hệ thống trường lớp; khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân đóng góp kinh phí, đất đai để thành lập các cơ sở giáo dục mầm non, các loại hình trường tiểu học, THCS, THPT ngoài công lập, phát triển các cơ sở đào tạo trung học chuyên nghiệp dân lập, tư thục, xây dựng trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia.

Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, còn bộc lộ một số vấn đề đáng quan tâm: tốc độ xã hội hóa giáo dục còn chậm, mức độ xã hội hóa giáo dục chưa đều giữa các địa bàn, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, các cơ sở nhà trường ngoài công lập còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội... Do đó, ngày 20/4/2009 Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ra Kết luận số 135-KL/TU “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao và dạy nghề tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015”, đặt ra yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách xã hội hóa giáo dục, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành và các địa phương. Tập trung củng cố vững chắc hệ thống các trường công lập, tiếp tục chỉ đạo các trường thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho cá nhân tổ chức trong nước và ngoài nước, các thành phần kinh tế và nhân dân tham gia đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý nhà nước đối với các loại hình cơ sở giáo dục.

Thực hiện chủ trương và kết luận của Tỉnh ủy, Sở Giáo dục và đào tạo đã xây dựng nhiều đề án trình Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhƣ: “Đề án hỗ trợ chế độ trợ cấp cho giáo viên các trường mầm non bán công trên địa bàn tỉnh”; “Đề án hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường THPT dân lập tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010”;

“Đề án chuyển đổi các trường mầm non bán công sang công lập và các trường trung học phổ thông dân lập sang tư thục”... Sở Giáo dục và đào tạo đã tham mưu với Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Đại hội giáo dục của tỉnh. Chỉ đạo ngành giáo dục các địa phương tiến hành Đại hội giáo dục các cấp. Hội đồng giáo dục các cấp đã phát huy tốt vai trò, chức năng của mình. Hội khuyến học đƣợc thành lập từ tỉnh đến các thôn, xã, đã phát huy tích cực trong việc khuyến khích động viên phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Nhờ đó, công tác xã hội hóa giáo dục

của tỉnh Quảng Ninh đƣợc đẩy mạnh và có nhiều tiến bộ rõ rệt.

* Tiểu kết chương 2

Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, thực trạng công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đồng thời những yêu cầu đòi hỏi của giai đoạn (2006 – 2010) mới đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển giáo dục và đào tạo Quảng Ninh. Do đó, từ năm 2006 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã tập trung quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng về giáo dục và đào tạo và luôn xác định đó là những căn cứ khoa học, cơ sở pháp lý định hướng quan trọng mà Đảng bộ vận dụng để đề ra chủ trương, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. Trên cơ sở đó, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tập trung mọi nguồn lực lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển giáọ dục và đào tạo đã xác định, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chương 3

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh quảng ninh lãnh đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ 2001 2010 (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)