Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.4. Lý thuyết hội thoại
Từ năm 1970, hội thoại đã trở thành đối tƣợng chính thức của phân ngành ngôn ngữ học ở Mĩ, sau đó là Anh, Pháp và đến nay là hầu hết các nước trên thế giới.
Hiện nay ở Việt Nam , các nhà ngôn ngữ học đã đƣa ra nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này.
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) hội thoại “là sử dụng một ngôn ngữ để nói chuyện với nhau” [30, 444]
Đỗ Hữu Châu không đƣa ra định nghĩa hội thoại nhƣng khẳng định tầm quan trọng của nó: “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, có cũng là hình thức cơ sở cho mọi hoạt động ngôn ngữ khác”[7, 201]
Tác giả Nguyễn Đức Dân chỉ rõ hơn đặc điểm của hội thoại: “Trong giao tiếp hai chiều, bên này nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi:
bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại. Hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất là hội thoại” [11; 76]
Đỗ Thị Kim Liên thì cho rằng: “Hội thoại là một trong những hoạt động ngôn ngữ thành lời giữa hai hoặc nhiều nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một đích nhất định” [21; 18]
Như vậy có thể hiểu hội thoại là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ thường xuyên diễn ra trong đời sống con người. Ngôn ngữ hội thoại tồn tại ở hai dạng: ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
1.4.2. Vận động hội thoại
Bất kì cuộc thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu: sự trao lời, sự trao đáp và sự tương tác. Đây được coi là những điều kiện cần và đủ để hình thành nên một cuộc giao tiếp hoàn chỉnh và đúng thể thức.
1.4.2.1. Sự trao lời
Đây là vận động đầu tiên xuất hiện trong một cuộc hội thoại. “Trao lời là vận động mà Sp1(vai nói) nói lượt lời của mình và hướng lượt lời của mình về phía Sp2 (vai nghe) nhằm làm cho Sp2 nhận biết đƣợc rằng lƣợt lời đƣợc nói ra đó là giành cho Sp2.”[ 7; 205]
Ví dụ 10: “Đừng đi anh. Hãy tin em. Hãy tha lỗi cho em! Em yêu anh! – Hoài nức nở, ánh nước loang loáng trên khuân mặt có những nét rất đẹp nhưng thoáng vẻ nhầu nhò.” [1; 26]
Phát ngôn trên là của Sp1 (Hoài) hướng đến Sp2 (Thắng) trong truyện ngắn “Xin hãy tin em” với mong muốn đƣợc Thắng tha lỗi và tin vào tình yêu và sự thay đổi của Hoài.
Trong lời trao, sự có mặt của Sp1 là tất yếu, không thể thiếu. Sự có mặt đó thể hiện ở nhiều dấu hiệu nhƣ: từ xƣng hô ngôi thứ nhất, tình cảm, thái độ, quan điểm của Sp1 trong nội dung lời trao. Ngoài ra còn phải kể đến những yếu tố phi lời khác nhƣ:
điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…; qua những yếu tố hàm ẩn tiền giả định trong giao tiếp, qua những yếu tố ngôn ngữ tường minh như lời hô gọi, chỉ định, lời thưa gửi…
1.4.2.2. Sự trao đáp
Trao đáp hay còn gọi là sự đáp lời là lời mà Sp2 (vai nghe) dùng để đáp lại lời của Sp1( người nói). Phải có lời trao đáp thì một cuộc thoại mới chính thức được hình thành.
Ví dụ 11:
“Sp1: “ Đừng đi anh. Hãy tin em. Hãy tha lỗi cho em! Em yêu anh! – Hoài nức nở, ánh nước loang loáng trên khuân mặt có những nét rất đẹp nhưng thoáng vẻ nhầu nhò.” [1; 26]
Sp2: Tôi không ở thêm một phút nào nữa. Vĩnh biệt cô! Lần cuối cùng xin cô đừng tìm tôi mà vô ích!”[1;26]
Đây là lời trao đáp của Sp2 (nhân vật Thắng) thông báo với Sp1 (nhân vật Hoài) trong truyện ngắn “Xin hãy tin em” về việc mình cương quyết từ chối, chia tay với Hoài.
Ví dụ 12:
“Sp1: Tôi không ở thêm một phút nào nữa. Vĩnh biệt cô! Lần cuối cùng xin cô đừng tìm tôi mà vô ích!”[1;26]
Sp2: Đừng đi anh. Em xin anh. Hãy nghe em, em chưa biết van xin, chưa biết xin lỗi ai bao giờ . Nhưng lúc này , em xin lỗi anh và van anh hãy tin em!” [1; 26]
Trong ví dụ trên trong truyện ngắn “Xin hãy tin em”, lời trao đáp của Sp2 (nhân vật Hoài) thể hiện thái độ đau khổ cùng cực, dẹp bỏ hết sĩ diện để níu kéo, tha thiết mong Sp1 (Thắng) hãy tha lỗi và tin tình yêu của cô dành cho anh.
1.4.2.3. Sự tương tác
Trong quá trình hội thoại, các đối ngôn sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau, tác động đến cách ứng xử của nhau. Đây được xem là vận động tương tác xảy ra trong hội thoại.
Trước khi hội thoại giữa các đối ngôn tồn tại một khoảng cách nhất định về sự hiểu biết lẫn nhau, về tâm lí, tình cảm… Sau khi hội thoại,nếu những khoảng cách ấy đƣợc thu hẹp lại, rút ngắn lại, khi ấy có thể nói đã có một cuộc hội thoại tích cực. Ngƣợc lại, khoảng cách ấy vẫn giữ nguyên hoặc mở rộng ra, khi ấy cuộc thoại có thể bị xem là tiêu cực. Tương tác là một kiểu quan hệ xã hội giữa người với người. Có một hoạt động xã hội thì có sự tương tác. Tương tác bằng lời là một kiểu tương tác, là hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Ví dụ 13:
“Sp1: My, im ngay, ai cho mày xúc phạm tao, mày khốn nạn quá rồi đấy My ạ! – Hảo hét lên run rẩy
Sp2: Thì vì tình chị em tôi mới nói toẹt ra thế, chứ tôi và Dương không bao giờ bỏ nhau đâu, chị cấm chỉ vô ích thôi!..
Sp1: Trời ơi, tôi có làm gì hại ai đâu mà trời phạt tôi thế này nhỉ? Ai sẽ làm cho em tỉnh ra hả My?...
Sp2: Thôi đi. chuyện sau này đừng bàn ra đây, biết đâu tôi không nhằn được chồng chị trước thì sao. Thời của tôi khác thời của chị rồi. Sống như các mẹ, các chị để mà ngớ ngẩn à? Giời ơi. Biết có sống đến lúc ấy mà ân với chả hận” [1; 115]
Đây là cuộc thoại giữa hai nhân vật: nhân vật Hảo (Sp1) và My(Sp2) trong truyện ngắn “Thiếu phụ không chồng”. Cuộc thoại diễn ra với hai quan điểm, thái độ, tình cảm
khác nhau : Sp1 (Hảo) phản đối, ngăn cấm việc My ngang nhiên ngoại tình với chồng mình (đồng thời là anh rể My), cô vô cùng đau khổ vì điều đó. Còn với My(Sp2), việc yêu anh rể là chuyện rất bình thường và cô tự tin về việc làm của mình. Như vậy các nhân vật trong cuộc thoại đã không cộng tác với nhau khiến cho cuộc thoại trở nên căng thẳng, không củng cố đƣợc mối quan hệ giữa các nhân vật.
Như vậy trong các cuộc hội thoại ba vận động: trao lời, đáp lời, tương tác là ba vân động đặc trƣng, có mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời. Bằng vận động trao lời, đáp lời, các nhân vật hội thoại sẽ tự hòa phối, liên hòa phối để thực hiện vận động tương tác.
1.4.3. Cấu trúc hội thoại
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu trên thế giới hiện nay có ba trường phái với những quan niệm khác nhau về cấu trúc hội thoại. Tương ứng với mỗi cấu trúc hội thoại là đơn vị hội thoại tương ứng.
1.4.3.1. Cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích hội thoại
Theo trường phái này, đơn vị hội thoại là các lượt lời. Harvey Sack là người đặt nền móng đầu tiên cho trường phái phân tích hội thoại. Theo ông, dưới các lượt lời không có đơn vị nào khác nữa ngoài các phát ngôn. Dù khác nhau về kiểu loại, phong cách nhưng trong các cuộc hội thoại, các lượt lời thường đi với nhau lập thành từng cặp gần như tự động, gọi đó là các cặp kế cận.Những cặp kế cận thường thấy là: cặp chào - chào, cặp hỏi - trả lời, cặp trao - nhận, cặp đề nghị - đáp ứng v.v… Cốt lõi của lý thuyết phân tích hội thoại là cặp kế cận.
1.4.3.2. Cấu trúc hội thoại theo trường phái phân tích diễn ngôn
Theo trường phái này, đơn vị hội thoại là phát ngôn và cặp thoại. Nền tảng của phân tích diễn ngôn là công trình “Hướng tới việc phân tích diễn ngôn” của Sinclair và Coulthard đƣợc công bố năm 1975. Theo hai ông, hội thoại là một đơn vị lớn được cấu trúc theo các bậc: tương tác, đoạn thoại, cặp thoại, bước thoại và hành vi.
Trong đó, hành vi là đơn vị nhỏ nhất của cuộc thoại. Hành vi này không trùng với khái niệm hành vi ngôn ngữ hay hành vi ở lời mà hành vi đƣợc xác định theo chức năng của chúng đối với bước thoại. 22 hành vi được đề cập đến là: đánh dấu, khởi phát, phát vấn, điều khiển, thông tin, giục, gợi nhắc, gợi ý, xin phép, chỉ định, tri nhận, trả lời, phản ứng,
chú thích, chấp nhận, đánh giá, dấu lặng nhấn mạnh, siêu trần thuật, móc lại và ngoài lề.
Một bước thoại do một số hành vi tạo nên. Đến lượt mình, bước thoại lại chiếm vị trí trong cấu trúc cặp thoại. So với lý thuyết phân tích hội thoại, lý thuyết phân tích diễn ngôn đi vào các đơn vị hội thoại trên và dưới đơn vị lượt lời sâu hơn, toàn diện hơn.
1.4.3.3. Cấu trúc hội thoại theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp
Theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp, đơn vị hội thoại gồm cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại và hành vi ngôn ngữ. Tiếp nhận quan điểm của hai trường phái trước, lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ - Pháp cho rằng hội thoại là một tổ chức tôn ty như một đơn vị cú pháp. Các đơn vị hội thoại đã nêu trên theo trường phái này đã thể hiện rõ điều đó.
- Cuộc thoại đƣợc coi là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất, đƣợc xác định bởi các tiêu chí: nhân vật hội thoại, tính thống nhất về thời gian và địa điểm, tính thống nhất về đề tài diễn ngôn. Đối với tiêu chí về các dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại, thông thường có dấu hiệu mở đầu cuộc thoại và kết thúc cuộc thoại nhưng không bắt buộc, đặc biệt trong cuộc thoại giữa những người quá thân quen.
- Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng. Dù sự phân định đoạn thoại không có sự phân định rành mạch vì đường phân giới khá mơ hồ, nhiều khi phải dựa vào trực cảm và võ đoán nhƣng đây vẫn là đơn vị có thực.
- Cặp trao đáp là đơn vị tối thiểu. Cuộc hội thoại chính thức đƣợc bắt đầu khi có sự xuất hiện của đơn vị này. Cặp thoại có thể là một tham thoại, có thể là hai hoặc ba tham thoại. Tính chất của các cặp thoại thường mang tính chất nghi thức tương ứng với hai kiểu cặp thoại: cặp thoại sửa chữa và cặp thoại củng cố. Cặp thoại củng cố tương ứng với cặp thoại dẫn nhập và kết thúc cuộc thoại. Cặp thoại sửa chữa có đơn vị cơ bản là tham thoại sửa chữa – tham thoại dựa trên khái niệm sửa chữa lại một sự vi phạm lãnh địa của người đối thoại. Khi một cặp thoại thoả mãn được đích của tham thoại dẫn nhập thì đó là một cặp thoại tích cực và người ta có thể kết thúc cặp thoại ở đó. Ngược lại, ta có cặp thoại tiêu cực và có tính chất không bình thường.
- Tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên xét về tổ chức nội tại. Một tham thoại có một hành vi chủ hướng và có thể có một hoặc một số hành vi phụ
thuộc. Hành vi chủ hướng có chức năng trụ cột, quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối thoại. Hành vi phụ thuộc là hành vi thêm vào cho hành vi chủ hướng. Nó có thể là các hành vi dùng để láy lại, củng cố, bổ sung, giải thích...
Trong một cặp thoại, thường có các tham thoại sau:
+ Tham thoại có chức năng dẫn nhập (tham thoại chủ hướng).
+ Tham thoại hồi đáp - dẫn nhập trong lòng cặp thoại.
+ Tham thoại hồi đáp (thường là tham thoại kết thúc cặp thoại).
Chức năng ở tham thoại dẫn nhập là chức năng ở lời quy định quyền lực và trách nhiệm đối với nhân vật hội thoại. Các chức năng ở tham thoại dẫn nhập là: yêu cầu thông tin, yêu cầu đƣợc tán đồng, ủng hộ, thỉnh cầu, ban tặng, mời, khẳng định, ra lệnh.
Trách nhiệm tương ứng mà chức năng này đặt ra là: trách nhiệm trả lời, tán đồng, ủng hộ, hành động, nhận, đánh giá, vâng lệnh. Chức năng của tham thoại hồi đáp là chức năng ở lời của các tham thoại hồi đáp lại chức năng ở tham thoại dẫn nhập. Các chức năng ở tham thoại hồi đáp có thể chia thành 2 nhóm: chức năng hồi đáp tích cực và tiêu cực. Các tham thoại hồi đáp không chỉ đáp lại nội dung của tham thoại ở lời dẫn nhập, không phải nó chỉ thực hiện trách nhiệm đối với tham thoại dẫn nhập mà nó còn đƣa ra một quyền lực buộc người đối thoại phải tin vào, đáp lại điều mà tham thoại hồi đáp đưa ra. Vì vậy, khi một tham thoại hồi đáp cho tham thoại dẫn nhập thứ nhất thì nó tự khắc trở thành một tham thoại đòi hỏi sự hồi đáp của người đối thoại.
- Hành vi ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại. Để hiểu các cặp thoại, các ứng xử bằng lời cũng nhƣ các yếu tố kèm ngôn ngữ đều phải căn cứ vào hành vi ngôn ngữ đi trước hoặc sau. Vì thế, hành vi ngôn ngữ cần xem xét trong hội thoại.
Vai trò của hành vi ngôn ngữ nằm trong mạng lưới hội thoại.
1.4.4. Các quy tắc hội thoại
Hội thoại diễn tiến theo một quy tắc nhất định. Tính bị chi phối bởi quy tắc của hội thoại đƣợc biểu hiện ra thành tính nghi thức của hội thoại. C.K.Orecchioni đã nêu lên tính chất của quy tắc hội thoại, đồng thời chia các quy tắc hội thoại thành ba nhóm nhƣ sau:
1.4.4.1. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
Quy tắc này gồm một hệ thống các điều khoản nhƣ sau:
Thứ nhất, vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một cuộc thoại.
Thứ hai, mỗi lần chỉ có một người nói.
Thứ ba, lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài do đó cần có những biện pháp để nhận biết khi nào một lƣợt lời chấm dứt.
Thứ tư, vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng không bao giờ kéo dài.
Thứ năm, thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, không bị dẫm đạp lên nhau.
Thứ sáu, trật tự của những người nói không cố định, trái lại luôn thay đổi. Đằng sau sự liên hoà phối là quy tắc điều hành luân phiên lƣợt lời và chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
Điều này giúp các quy tắc vận hành tốt, quy tắc vận hành tốt thì hội thoại mới hiệu quả.
1.4.4.2. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại
Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại có dạng tổng quát nhƣ sau:
"Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào" [ 13; 130].
Nội dung của một cuộc thoại đƣợc phân phối thành nội dung của các lƣợt lời.
Nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc quan yếu là hai nguyên tắc thuộc quy tắc điều hành nội dung của hội thoại.
1.4.4.3. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự
Lịch sự đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhƣng có thể hiểu một cách khái quát nhất theo định nghĩa của C.K. Precchioni là “Chúng tôi chấp nhận rằng phép lịch sự liên quan tới tất cả các phương diện của diễn ngôn:
1. Bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có nghĩa là những công thức hoàn toàn đã trở thành thói quen).
2. Xuất hiện trong địa hạt quan hệ cá nhân.
3. Và chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hoà quan hệ đó
Nói lịch sự là một chiến lƣợc có nghĩa là nó chỉ hình thành, có mặt và phát huy tác dụng khi có tương tác, nói đúng hơn chỉ nói đến mặt tương tác của lịch sự. Phép lịch
sự giúp chúng ta phát hiện và lý giải hiện tƣợng đƣợc gọi là cấu trúc hai chiều trong tương tác.