Chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán

Một phần của tài liệu Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ (Trang 83 - 88)

Chương 3: CHỨC NĂNG VỀ HÀNH VI CẢM THÁN CỦA HỘI THOẠI

3.3. Chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán

Một đặc điểm của hành vi cảm thán trong giao tiếp là bộc lộ tình cảm một cách tự phát, không có tính chất đối thoại nhưng người sử dụng hành vi cảm thán trong nhiều trường hợp vẫn mong nhận được sự hồi đáp từ phía người nghe, còn người nghe trong những hoàn cảnh nhất định cũng cần phải hồi đáp. Trong những trường hợp này, hành vi cảm thán được sử dụng với chức năng dẫn nhập cuộc thoại.

Theo khảo sát của luận văn, hành vi cảm thán đƣợc dùng để dẫn nhập cuộc thoại

trong hai tập truyện ngắn thống kê đƣợc là 74 lƣợt. Điều này đƣợc cụ thể qua bảng thống kê sau:

Bảng thống kê chức năng dẫn nhập cuộc thoại của hành vi cảm thán Stt Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại Tổng số 2 tập truyện

Số lƣợt %

1 Cầu khiến 42 41,58%

2 Cháo, hô gọi 21 20,79%

3 Tuyên bố, thông báo 16 15,87%

4 Chửi 11 10,89%

5 Nhận xét, đánh giá 8 7,92%

6 Đe dọa 3 2,97%

Tổng số lƣợt sử dụng 101 100%

3.3.1. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi cầu khiến Theo khảo sát của luận văn, hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để cầu khiến được sử dụng nhiều nhất: 42 lượt (chiếm 41,58%). Hành vi này có thể hướng tới cầu khiến (khuyên, đề nghị, ra lệnh…) với đối tƣợng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia cuộc thoại.

Ví dụ 107:

“- Mà anh cũng yêu cầu em không được mặc cái áo này, thiên hạ sẽ nhìn thấy hết nách em. Từ giờ trở đi nếu quyết định yêu anh, em phải nhất nhất nghe theo những lời anh nói!. – Mặt chàng đỏ dần, tức giận – Em phải tỏ ra đứng đắn khi đi với anh. Ngày mai anh đèo em đi mua vài cái áo thật lịch sự, trang trọng và kín đáo chứ không hở hang thế này.

- Một bà cô trong Sài Gòn gửi tặng, em mặc ai cũng khen đẹp. – nàng thanh minh khe khẽ.

- Đây là áo cánh tiên. Áo này một thời là mốt đấy. Anh không biết đẹp hay xấu nhưng tay quá rộng, lại phô ra hết khi em giơ tay lên. Thế thôi. Nên chấm dứt chuyện cái áo ở đây.

Và nàng xếp xó cái áo đó.” [1; 139]

Đoạn hội thoại trên mở đầu bằng hành vi cảm thán với mục đích yêu cầu, đề nghị của chàng trai với Quyên từ nay không đƣợc mặc quần áo hở hang và mọi chuyện nhất nhất đều phải ngoan ngoãn phục tùng anh. Với hành vi cảm thán này buộc Quyên phải thay đổi thái độ của mình với chàng .

Ví dụ 108:

- Vang này, em lấy chồng đi!

- Muộn rồi anh ạ. – Nàng đáp Tôi cười:

-Vẫn còn kịp, chỉ có điều mọi chuyện chỉ tương đối thôi.” [1; 218]

Hành vi cảm thán của nhân vật tôi với mục đích khuyên, đề nghị nhân vật Vang nên lập gia đình. Hành vi cảm thán mở đầu cuộc thoại này thể hiện đúng mối quan hệ giữa hai nhân vật tôi và Vang là mối quan hệ thân mật, gần gũi vì họ đã từng có thời gian yêu nhau. Từ đó mở đầu cuộc thoại để hai nhân vật bộc lộ chính kiến, quan điểm về cuộc sống.

3.3.2.Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi chào, hô gọi So với hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để cầu khiến thì hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại thể hiện bằng hành vi chào, hô gọi đƣợc sử dụng trong hai tập truyện ngắn có tổng số ít hơn một lƣợt: 21 lƣợt, chiếm 20,79%. Hành vi này có vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ xã hội của các nhân vật

Ví dụ 109:

- Cô ạ! – Nó nhìn quanh và hỏi. – Tại sao cô lại ngồi trong nhà cháu. Bố cháu mời cô đến à? Bố cháu đâu?

- Bố cháu đi chợ. – nàng dè dặt, ái ngại nhìn hai đứa con anh. Tình huống xảy ra thật bất ngờ. Nàng không hề chuẩn bị cho cuộc gặp này. Nàng đang tưởng tượng cuộc sống gia đình của mình sắp tới nếu lấy anh.

- Tại sao lại đi chợ! Trong chạn còn mấy bìa đậu, đĩa nhộng rang và rau muống luộc. Ăn thế là được rồi. Sao lại phải mua bán gì nữa cho tốn tiền? – Tiếng con chị cáu kỉnh [1; 147]

Cách gọi “ Cô ạ” mở đầu cuộc thoại đã thể hiện bất đầu một mối quan hệ mới đầy xa cách, lạnh lùng và kết quả sẽ không đi đến đâu giữa cô con gái của chàng trai với Quyên.

Ví dụ 110:

- Anh Hoạt, anh Hoạt ơi! – Tôi lay người anh khe khẽ.

- Hừm...- Anh hù tôi một cái rồi trở mình, xoay lưng vào mặt tôi” [1; 156]

Trong ví dụ trên, hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại là của nhân vật cô gái nhằm mục đích chào hỏi khi đến nhà người yêu chơi. Tên nhân vật được gọi đích xác trong hành vi dẫn nhập cuộc thoại chứng tỏ mối quan hệ gần gũi giữa các nhân vật trong cuộc thoại.

3.3.3. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để tuyên bố, thông báo

Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để tuyên bố, thông báo đƣợc sử dụng tổng số 16 lần trong cả hai tập truyện ngắn chiếm 15,84%.

Ví dụ 111:

“- Anh Thắng bỏ tao rồi! – Giọng Hoài méo ngạt đi.

- Sao? Ông ấy yêu mày thế cơ mà? – Thanh hốt hoảng.

- Tại tao. Tại tao hết Thanh ạ. Bây giờ làm thế nào? – Hoài khóc... [1; 28]

Đây là hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại của nhân vật Hoài nhằm thông báo cho Thanh biết Thắng đã bỏ mình và bộc lộ thái độ đau khổ của cô khi mất Thắng.

Ví dụ 112:

“− Người ấy đi rồi! – Giọng cậu khàn đặc.

- Ai đi cơ cậu? – Tôi hỏi nhưng cũng thầm đoán ra người đàn bà cậu yêu.

Người đàn bà mà mợ đánh ghen mấy lần.

- Cô ấy đi hẳn. Vào Sài Gòn sống. Mang theo tất cả những gì cậu cần ở cô ấy....” [1; 52]

Nhân vật người cậu thông báo tin bất ngờ, đầy đau đớn cho người cháu về việc người ông yêu đã bỏ ông mà đi. Hành vi cảm thán mở đầu cuộc thoại giữa hai nhân vật người cậu và người cháu.

3.3.4. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để chửi

Trong các hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại, hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để chửi chỉ xuất hiện 11 lƣợt chiếm 10,89% trong hai tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.

Ví dụ 113:

“- Con khốn nạn. Mày làm cái gì thế kia hả? - Bà nhìn thấy hiện trạng của nó, trợn ngược mắt và rít lên.

Nó bừng tỉnh khỏi thế giới của mình, đờ đẫn nhìn mẹ.

- Lám sao mà bàn ghế đổ hết thế này. Vỡ cả phích nước rồi. Giời ơi là giời!....” [1; 220]

Cuộc thoại trên đƣợc mở đầu bằng hành vi cảm thán đƣợc thể hiện qua lời chửi của nhân vật người mẹ. Từ đó bộc lộ thái độ tức giận của nhân vật trước hành vi của người con và hoàn cảnh của chính mình.

Ví dụ 114:

Khuân mặt người ấy hiện ra:

- Con vô lại, bố mẹ tao mua mày về để mày đẻ, đẻ cho tao những đứa con. Thế mà mày không biết đẻ, lại láo hỗn. Tao nuôi cho phí cơm gạo à? Cút, cút ngay.

Tiếng bà mẹ đẻ ra người ấy – mà tôi gọi là mẹ chồng:

- Mợ đã bảo mày rồi, cái giống con hoang ấy đi đến đâu rắc tai họa đến đó.

Mợ thương mày, nghe mày rước nó về, cưới xin tử tế để bấy giờ nó cãi giả. Mai kia mợ chết, nó rước giai về giết con đấy, con ơi!.”[1; 261]

Trong ví dụ trên, cuộc thoại đƣợc mở đầu bằng hành vi cảm thán thể hiện qua lời chửi của nhân vật người chồng. Từ đó bộc lộ thái độ khinh bỉ, coi thường của nhân vật trước người vợ của mình.

3.3.5. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để nhận xét, đánh giá

Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để nhận xét, đánh giá đƣợc sử dụng tổng số 8 lƣợt trong hai tập truyện ngắn, chiếm 7,92 %

Ví dụ 115:

“...Có tiếng nói chuyện bên tai tôi. Có lẽ họ nói từ lâu lắm rồi, nhưng tôi không để ý:

- Đáng ra nên tử hình lão bố nó mới phải, nó trẻ con, bồng bột và là vật hi sinh thôi!

- Ai bảo nó ngu, thiếu gì cách. Nói gì thì nói, tội giết người chứ không phải đùa. Pháp luật là pháp luật. nếu không nghiêm trị, cúa tức nhau cá nhân là bắn thì sẽ đi đến đâu?

- Tất nhiên. Nhưng có lẽ tao khó bắn nó lắm...” [1; 299].

Đây là cuộc thoại của các nhân vật đám đông, không có tên tuổi cụ thể . Đoạn đối thoại đƣợc mở đầu với lời đánh giá về tội trạng của Thạnh. Từ đó đối thoại giữa các nhân vật bắt đầu xoay quanh vấn đề mở đầu cuộc thoại.

Ví dụ 116:

“- Anh bái phục những người sáng kiến làm ra công viên này. Họ giỏi thật! – Anh gật gù, trầm ngâm.

- Sao lại giỏi?- Tôi hỏi, đầu vẫn nghĩ về những giác quan mà những người thân có với nhau...” [1;319]

Ví dụ trên là cuộc thoại giữa cô gái và chàng trai đƣợc bắt đầu bằng lời nhận xét của chàng trai. Từ đó mở ra cuộc đối thoại đầy thân mật giữa hai người.

3.3.6. Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để đe dọa

Hành vi cảm thán dẫn nhập cuộc thoại để đe dọa chỉ đƣợc sử dụng 3 lần trong ba tác phẩm (chiếm 2,97%)

Ví dụ 117:

“-Mẹ yêu chó hơn con. Mẹ nhớ đấy.

- Mày dọa tao à. Đấy không phải là chó. Đấy là hai cây vàng bốn con chín, mày hiểu chưa?...”[1; 388]

Lời thoại dẫn nhập cuộc thoại của nhân vật người con nhằm mục đích đe dọa đối với nhân vật người mẹ khi thấy mẹ chỉ chăm sóc con chó Nhật mà không quan tâm tới mình.

Một phần của tài liệu Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)