Chương 3: CHỨC NĂNG VỀ HÀNH VI CẢM THÁN CỦA HỘI THOẠI
3.4. Chức năng kết thúc cuộc thoại của hành vi cảm thán
Xuất phát từ đặc điểm của hành vi cảm thán là không nhất thiết trong mọi trường hợp đều cần sự hồi đáp nên hành vi cảm thán có khả năng thực hiện chức năng kết thúc cuộc thoại. Trong ba chức năng (dẫn nhập, duy trì, kết thúc cuộc thoại), chức năng kết thúc cuộc thoại của hành vi cảm thán đƣợc sử dụng với số lƣợt xuất hiện ít nhất: 52 lƣợt (chiếm 7,78%).
Bảng thống kê chức năng kết thúc cuộc thoại của hành vi cảm thán Stt Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại Tổng số 2 tập truyện ngắn
Số lƣợt %
1 Hành vi cầu khiến 21 40,38%
2 Hành vi nhận xét, đánh giá 16 30,76%
3 Hành vi than thở 7 13,46%
4 Hành vi tuyên bố, thông báo 6 11,53%
5 Hành vi chửi rủa 2 3,84%
Tổng số lƣợt 52 100%
3.4.1. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi cầu khiến
Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại đƣợc thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi cầu khiến đƣợc sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần nhất 21 lần trong hai tập truyện ngắn mà luận văn khảo sát (chiếm 40,38%)
Ví dụ 118:
“Mợ nhìn thấy hai cậu cháu, chì chiết:
- Gớm. Có bão có khác. Về sớm thế. Cậu thả mày ở đâu rồi lại đón chứ gì?
Chắc quẳng cho cháu một ít tiền, kiếm cho cháu một ả gái tơ rồi để cháu ngồi đó.
Cậu tếch với gái già của cậu.
- Bà lảm nhảm gì đấy? – Cậu nghiến răng.
- Là tôi vạch cái bộ mặt thật của ông để cho cháu ông thấy.
- Thôi. Bà lui ra đi! – Ông nói. Lấy tay gạt mợ sang một bên, chạy nhanh lên cầu thang gác như trốn khỏi một tai họa sắp giáng xuống. [1; 50]
Đoạn thoại giữa hai nhân vật người chồng và người vợ về việc đi chơi về sớm hơn mọi ngày. Vì vậy nhân vật người chồng phải kết thúc đoạn thoại với nhân vật người vợ bằng hành vi cảm thán được thực hiện trực tiếp qua biểu thức của hành vi cầu khiến .
Ví dụ 119:
“...- Cậu còn mong gì nữa khi mình là mơ ước của bao nhiêu người, là lí tưởng sống của cháu?
- Cậu muốn có tuổi trẻ để sống lại.
- Cháu chỉ thèm lúc già sẽ được như cậu.
- Nhầm lẫn đấy. Đừng có mắc lại những ngu xuẩn của người khác! - Tôi nhìn cậu. Cậu như một người khác.” [1; 45]
Đoạn thoại trên của hai nhân vật người cậu và người cháu. Kết thúc cuộc thoài bằng lượt lời của người cậu với thái độ có phần tức giận và bất mãn với thực tại của mình nhằm nhắc nhở người cháu.
Ví dụ 120:
“…- Ôm nó về nhà tôi. Ngay bây giờ. Minu sắp chết. Nó bị đánh bả chuột.
- Ai. Ai đánh bả chuột Minu của tôi? Vợ tôi gào lên, hai mắt vằn đỏ. Rồi. Nhanh như chớp mắt, nàng lao bắn ra cửa, chửi tóe loe. Tôi phải chạy ra, kéo tay cô vào.
- Cô im ngay cái mồm! Cô giáo gì mà động cái lu loa lên. Biết đứa nào mà chửi? Có chửi bây giờ chỉ tôi nghe thôi. Lấy cái chăn bọc Minu vào.
Và tôi lên xe...” [1; 403]
Đoạn thoại trên diễn ra giữa hai nhân vật người chồng và người vợ với về việc con chó Minu bỗng nhiên bị đánh bả chuột sắp chết và kết thúc bằng lƣợt lời thể hiện thái độ tức giận của người chồng với mệnh lệnh kiên quyết, dứt khoát để người vợ không chởi bới vô cớ.
3.4.2. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi nhận xét, đánh giá
Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại đƣợc thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi nhận xét, đánh giá đƣợc sử dụng 16 lần trong hai tập truyện ngắn mà luận văn thống kê (chiếm 30,76%).
Ví dụ 121:
“Vang hỏi:
- Anh có hạnh phúc không?
- Tương đối
- Con của anh chắc tuyệt vời lắm?
- Cũng chưa biết thế nào
- Anh muốn em với anh sắp tới sẽ ra sao?
- Phải nghĩ đã
- Già hết cả rồi bắt đầu mới nghĩ!” [1; 216]
Cuộc thoại diễn ra giữa hai nhân vật tôi và Vang và đƣợc kết thúc bằng lời thoại thể hiện đánh giá của nhân vật Vang trước suy nghĩ của tôi về mối quan hệ giữa hai người. Lời thoại thể hiện thái độ thân mật gần gũi của người nói và thái độ thờ ơ của người nghe.
Ví dụ 122:
“Hồi tối. Anh bảo:
- Anh mới mua được vài mảnh đất. Ở Sài Gòn, bây giờ đó là mốt.
- Còn gì nữa? – Tôi hỏi.
- Lâu lâu đi bia ôm. – Anh cười.
- Để làm gì?
- Đàn ông mà! – Anh tặc lưỡi ra vẻ phải làm một việc bất đắc dĩ.”[1;
344]
Trên đây là cuộc đối thoại giữa hai nhân vật chàng trai và cô gái xoay quanh cuộc sống hiện tại của hai người sau bao nhiêu năm gặp lại. Cuộc thoại kết thúc bằng hành vi cảm thán thể hiện thái độ nhận xét, đánh giá của chàng trai trước sự thay đổi của mình trong thực tế.
3.4.3. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi than thở
Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại đƣợc thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi than thở đƣợc sử dụng với tần số xuất hiện 7 lần trong hai truyện ngắn mà luận văn thống kê (chiếm 13,46%)
Ví dụ 123:
“Tôi hỏi bà:
- Sao bà khóc?
- Bà thương mày. Thương cho kiếp đầu thai nhầm chỗ.
- Sao lại đầu thai nhầm chỗ hả bà? –Một đứa bé tám tuổi đâu hiểu đầu thai là gì...
- Bà nuôi cháu. Bà cố sống nuôi cháu dù cuộc đời bà nên chấm dứt từ lâu, nhưng vì cháu bà sẽ sống. Ôi giời ơi. Số kiếp tôi sao khốn nạn thế này. Tôi có hại ai đâu, có làm gì nên tội đâu mà giờ khổ thế này?” [1; 266]
Trong cuộc đối thoại trên, giữa hai nhân vật bà và cháu gái về việc con gái bà bỏ bà đi để lại con gái cho mẹ nuôi. Cuộc thoại kết thúc bằng lời thoại của người bà với năm tham thoại với các hành vi cảm thán thể hiện tâm trạng đau khổ, thương thân trách phận, than thở về hoàn cảnh và sự việc thực tế.
Ví dụ 124:
“- Hu...em vừa thăm Minu, coi như xong rồi còn gì...
- Xong là làm sao? – Tôi hốt hoảng.
- Sống mà như chết. Còn đẻ đái gì nữa đâu. Mắt lại mờ, chỉ nằm thiêm thiếp...khốn nạn thế không biết. Ông mà tìm ra thằng nào, ông vật cổ cả lò chúng mày.
- Bây giờ mang nó về! –Tôi đứng lên.
- Mai. Lấy tiền đâu mà chăm hai mẹ con. Biết thế này bán quách đi có phải được mấy cây vàng. Giời ơi, sao cái số tôi nó khốn nạn thế không biết. Cũng tại ông cơ. Cái gì cũng con này lo hết mới đến nông nỗi này.
Tôi đi ra đường vì tôi đã thuộc và biết trước vợ sẽ ca bài ca gì.” [1; 414]
Cuộc thoại giữa hai nhân vật người vợ và người chồng về chuyện con chó Minu bỗng bị đánh bả chuột suýt mất mạng đã khiến cho người vợ vì quá tiếc của mà gây căng thẳng với chồng. Vì vậy cuộc thoại kết thúc bằng hành động than thở của người vợ thể hiện tâm trạng buồn bã, thất vọng của mình trước sự việc sắp mất của.
3.4.4. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi tuyên bố, thông báo
Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại đƣợc thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi tuyên bố, thông báo đƣợc sử dụng 6 lần trong hai tập truyện ngắn mà luận văn thống kê (chiếm 11,53%).
Ví dụ 125:
“Vợ tôi hiện ra. Mắt rân rấn nước:
- Anh đi đâu. Em chết mất.
- Nó đâu? – Tôi nhìn quanh. Nhà cửa. Sau có mấy tiếng đồng hồ, đảo lộn như sắp chạy tản cư. Chăn màn vương vãi dưới đất.
- Đang cấp cứu! – Vợ tôi òa khóc.”[1; 401]
Trong ví dụ trên là cuộc đối thoại giữa hai vợ chồng khi người chồng vừa trở về nhà thì nghe tin con chó Minu bị ốm, phải cấp cứu. Cuộc thoại kết thúc bằng lời thoại của người vợ với hành vi tuyên bố, thông báo để thể hiện tâm trạng đau khổ, tiếc nuối, lo lắng về thực trạng của con chó.
Ví dụ 126:
“ - Bác gái ở nhà không nói gì khi thấy Tết nào bác cũng đi thế này sao?
- Không nói mới khốn nạn chứ. Nói ra đã tốt.
- Bây giờ bác đi đâu?
- Cô đưa tôi ra ga. Được không?
- Em chỉ có xe đạp thôi, bác có ngồi quen không?
- Không quen cũng ngồi. Với tôi, đêm qua là chấm hết một giấc mộng, để cho tôi tỉnh lại. Tôi về nhà cô ạ!” [1, 326]
Trên đây là cuộc thoại giữa người đàn ông và bà chủ nhà. Kết thúc cuộc thoại là hành vi cảm thán nhằm tuyên bố ông quyết định trở về nhà ăn tết với vợ con mình sau nhiều năm mắc sai lầm sau khi đƣợc chứng kiến cảnh sống đầm ấm có phần thương cảm của mẹ con người phụ nữ chủ nhà trọ.
3.4.5. Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại được thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi chửi
Hành vi cảm thán kết thúc cuộc thoại đƣợc thực hiện gián tiếp bằng biểu thức của hành vi chửi đƣợc sử dụng với tần số không nhiều: 2 lần trong hai tập truyện ngắn mà luận văn thống kê (chiếm 3,84%)
Ví dụ 127:
“Mẹ lại tiếp tục véo von sang bên bố.
- Câm mồm. Rõ dơ. Vứt con cái ở nhà, tớn lên đi theo giai. Gái phải hơi giai như thài lài phải cứt chó. Lại còn hát nữa. – Bố nói sang.
- Thế đấy. Bà đây khong đi thì ở nhà nhìn chúng mày đú à?
- Mày xưng bà với ai đấy. Bà tao đang ngồi trên bàn thờ kia kìa. Mày thích làm bà thì trèo lên đấy đi...” [1; 231]
Trên đây là cuộc thoại giữa hai nhân vật người chồng và người vợ lối sống của cả hai người và kết thúc là hành động chửi của người chồng với vợ như xưng hô
“mày - tao” thể hiện rõ thái độ bực tức, tức giận của người chồng.
Ví dụ 128:
“Bà Vy mở mắt, chỉ ra cửa:
- Tìm con Len, nó đi mất rồi.
Cô út bật khóc:
- Mẹ không chết, thế là đủ rồi. Còn con đó, nó có chết ngay đấy con cũng không quan tâm.
Bà Vy thều thào:
- Nó bị bắt thì mình cũng chết. Nhà nó bắt đền thì sao?
Cô út nghiến răng:
- Con tha phạt nhà nó đền mẹ thì thôi. Con khốn nạn.”[2; 165]
Đây là cuộc đối thoại giữa hai nhân vật bà Vy và con gái khi đứa giúp việc (tên Len) tự nhiên bỏ trốn khỏi nhà để bà bị ngã và kết thúc cuộc thoại bằng hành vi chửi của người con gái về Len thể hiện thái độ bực tức qua việc kết thúc câu nói
“con khốn nạn”
Tiểu kết
Trong chương 3, luận văn đã thống kê, nghiên cứu, phân tích ba chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại: chức năng duy trì cuộc thoại, chức năng dẫn nhập cuộc thoại, chức năng kết thúc cuộc thoại trên ngữ liệu hai tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.
Hành vi cảm thán đƣợc dùng với chức năng duy trì cuộc thoại chiếm số lƣợng nhiều nhất: 515 lƣợt sử dụng. Luận văn đã phân loại, khảo sát và phân tích chức năng này ở 9 trường hợp cụ thể: hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho các hành vi hỏi, cầu khiến, cảm thán, thông báo, thuyết phục, kể, chửi, đánh giá, nhắc nhở. Mỗi trường hợp đều thể hiện những thái độ, tình cảm, cảm xúc khác nhau của nhân vật trước các hành vi ngôn ngữ khác nhau. Từ đây các cuộc thoại được duy trì theo các chủ đề, các sự kiện diễn biến cốt truyện; tính cách nhân vật đƣợc thể hiện rõ nét. Đó là những chân dung con người mới, tư duy mới trong hoàn cảnh xã hội hiện đại, mà đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ.
Hành vi cảm thán với chức năng dẫn nhập cuộc thoại đƣợc sử dụng 101 lần trong hai tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ mà luận văn khảo sát. Các hành vi cảm thán đƣợc sử dụng với các mục đích khác nhau: cầu khiến; chào, hô gọi ; tuyên bố, thông báo; chửi; nhận xét, đánh giá; đe dọa phụ thuộc vào chủ đề câu chuyện, thái độ tình cảm của những người tham gia câu chuyện, đặc biệt là của người phát ngôn mở đầu thường là nhân vật chính trong câu chuyện.
Hành vi cảm thán có chức năng kết thúc cuộc thoại đƣợc sử dụng với tần số ít nhất: 52 lƣợt sử dụng trong hai tập truyện ngắn đƣợc luận văn khảo sát. Thông thường đó là lời của nhân vật chính trong cuộc thoại, thể hiện thái độ, tình cảm, quan điểm của nhân vật ấy với vấn đề đƣợc đề cập trong cuộc thoại.