Hành vi cảm thán có các từ cảm thán đi kèm

Một phần của tài liệu Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ (Trang 47 - 57)

Chương 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN

2.2. Các loại hành vi cảm thán trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ

2.2.1. Hành vi cảm thán trực tiếp

2.2.1.1. Hành vi cảm thán có các từ cảm thán đi kèm

Trong tiếng Việt, từ cảm thán đƣợc xác định là một từ loại thuộc lớp tình thái từ, không có quan hệ ngữ pháp với những từ khác, có khả năng tạo nên một phát ngôn độc lập không tỉnh lƣợc, đƣợc sử dụng để biểu thị trực tiếp những cảm xúc, trạng thái và sự phản ứng tình cảm của người nói hoặc để làm tiếng gọi đáp.

a. Hành vi cảm thán sử dụng từ cảm thán đích thực

Từ cảm thán đích thực là loại từ dùng để biểu thị trực tiếp những cảm xúc, trạng thái tình cảm khác nhau của người nói trước hiện thực khách quan, từ cảm thán đích thực trong tác phẩm biểu thị những lời oán thán, tiếng kêu than, lòng thương cảm, sự ngờ vực ... của các nhân vật và của người kể chuyện. Đó là các từ:

than ôi, trời ơi, giời ơi…

Ví dụ 39:

“Chị Hảo rên rỉ:

- Trời ơi, tôi có làm gì hại ai đâu mà trời phạt tôi thế này nhỉ? Ai sẽ làm cho em tỉnh ra hả My? Một ngày nào đó, em già và xấu như chị bây giờ, Dương sẽ lại bỏ em như hôm nay bỏ chị. Em sẽ thấy mọi thứ là vô nghĩa hết. Phải thôi, mọi thứ đều có giá của nó. Khi tôi trẻ trung xinh đẹp. Dương lăn lóc theo. Nay tôi già và bệnh tật.

Dương bỏ tôi. Tôi trắng tay, người ta quăng tiền ra đều nhằm mua lại một cái gì.”

[1; 115]

Phát ngôn trên có những cơ sở nhận diện hành vi cảm thán trực tiếp sau:

- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn của nhân vật chứa tình thái từ: trời ơi và quán ngữ đƣa đẩy: thế này

- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:

+ Điều kiện mệnh đề: Đây là hành vi than của nhân vật Hảo khi biết đƣợc chồng mình đang ngoại tình với chính My, em gái ruột của cô.

+ Điều kiện chuẩn bị: Phát ngôn là lời của nhân vật Hảo, người đã có hành động cố gắng khuyên giải lẽ phải cho em gái mình hiểu rằng chuyện ngoại tình với anh rể là điều đáng lên án và cô cũng cho My hiểu thêm một điều là Dương có thể bỏ cô thì có ngày cũng sẽ bỏ My, đó là luật nhân quả.

+ Điều kiện chân thành: tâm trạng đau khổ cùng cực, tuyệt vọng của Hảo khi phải chịu cảnh tan nát gia đình do chính những người thân yêu nhất của cô gây ra.

+ Điều kiện căn bản: Hảo đau đớn không thể chịu đựng đƣợc nỗi đau tan nát gia đình do chính chồng và em gái mình gây ra.

+ Hiệu quả ở lời của hành vi cảm thán: Thông qua lời than của nhân vật, người đọc hiểu được nỗi đau đớn tột cùng về tinh thần của nhân vật Hảo và sự sai trái do Dương và My đang gây ra.

Ví dụ 40:

“Bà ôm tôi vào lòng. Xoa đôi tay khô lên tôi. Nói:

− Bà nuôi cháu. Bà cố sống nuôi cháu dù cuộc đời bà nên chấm dứt từ lâu, nhưng vì cháu bà sẽ sống. Ôi giời ơi. Số kiếp tôi sao khốn nạn thế này. Tôi có hại ai đâu, có làm gì nên tội đâu mà giờ khổ thế này.” [1; 266]

Trong câu trên có những cơ sở nhận diện hành vi cảm thán trực tiếp sau:

- Dấu hiệu hình thức: Phát ngôn trên có sử dụng cụm từ ôi giời ơi là từ cảm thán chuyên dụng nhằm biểu thị tâm trạng đau khổ, xót xa.

- Điều kiện sử dụng hành động ở lời:

+ Điều kiện mệnh đề: Đây là hành vi cảm thán của nhân vật người bà ngoại cô gái.

+ Điều kiện chuẩn bị: Khi biết con gái bà mang thai thì kẻ tình nhân cũng cao chạy xa bay. Sinh con đƣợc thời gian thì cô bỏ bà và con gái vào Sài Gòn theo một người đàn ông có bốn đứa con riêng .

+ Điều kiện chân thành: Trước sự ra đi đột ngột của con gái, bà cụ đã bộc lộ thái độ đau khổ, có ý trách móc đối với sự vô tâm của con gái và xót xa cho số phận bất hạnh của cháu gái mình trong hoàn cảnh túng bấn. cui cút của mình.

+ Điều kiện căn bản: Bà cụ giãi bày những lời này với cháu gái mình nhằm cho cháu hiểu dù mất đi tình yêu thương của mẹ thì giờ đây vẫn còn có sự chăm sóc và yêu thương của bà, phần nào bộc lộ nỗi niềm tự cảm thương cho chính số phận bất hạnh của mình.

- Hiệu quả ở lời của hành vi cảm thán: Sử dụng một từ chuyên dùng để than ơi giời ơi làm nổi bật nét nghĩa cảm thán trong phát ngôn, giúp người đọc hiểu được tâm trạng, hoàn cảnh của nhân vật.

Các ví dụ nêu trên mang dấu hiệu hình thức là: có sự góp mặt của từ cảm thán chuyên dụng, có các điều kiện phù hợp với đích ở lời của phát ngôn cảm thán, do đó chúng là những hành vi cảm thán trực tiếp.

b. Hành vi cảm thán sử dụng từ cảm thán lâm thời

Các từ cảm thán lâm thời trong tác phẩm là những phụ từ, kết từ, trợ từ, tính từ, đại từ, động từ, từ tục,... được sử dụng như một phương tiện tạo lập câu cảm thán, bởi vì trong những văn cảnh cụ thể, chúng có khả năng thể hiện tình cảm, cảm xúc, tạo nên sắc thái cảm thán cho câu.

* Từ cảm thán lâm thời là phụ từ

Trong những ngữ cảnh đặc biệt, một số phụ từ đƣợc tác giả sử dụng mang ý nghĩa cảm thán nhƣ đã, lắm, cũng, càng, chăng, chẳng, có, ắt,...vì chúng có khả năng chuyển tải tình cảm, thái độ của người nói.

Trong các phụ từ lâm thời giữ chức năng cảm thán, từ lắm có tần số lặp đi lặp lại nhiều lần trong các tiểu thuyết của Nguyễn Thị Thu Huệ: 50 lần (chiếm 9,86%).

Phụ từ lắm đƣợc sử dụng nhƣ một từ cảm thán có tác dụng nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc, thái độ của nhân vật trước sự vật, hiện tượng.

Ví dụ 41:

“Mẹ tôi vuốt ve cậu, xuýt xoa:

- Thôi. Dù sao còn về thế này là may rồi. Phúc nhà mình dày lắm. May lắm”[1;352]

Phụ từ lắm được sử dụng liên tục trong phát ngôn của nhân vật người chị đã gián tiếp thể hiện thái độ vui mừng, ngưỡng mộ khi thấy em mình tưởng đã hi sinh ngoài mặt trận thì nay bỗng trở về với đầy vết thương trên người.

Ví dụ 42:

“- Tao không thích con gái son phấn và đi mỹ viện. Hình như nó làm lại mũi.

Người thấp mặt mũi nom như Tây, chỉ thiếu tóc vàng. Chơi với nó thì được chứ lấy nó làm vợ, đêm ngủ cùng giường kinh lắm. Son phấn kĩ lưỡng trông đã kinh, bỏ đi không biết thế nào.” [1; 47]

Phụ từ lắm trong ví dụ này lại thể hiện thái độ khác, đó là sự khinh thường, không thiện cảm gì với các cô gái nói chung và cô bạn gái của cháu mình nói riêng chỉ vì cô ấy thẩm mĩ, trang điểm.

Ví dụ 43:

“- Minu chết rồi phải không? – Mẹ rót nước ra cốc vừa nhìn tôi bằng đôi mắt sâu vời vợi. Khi tiễn tôi lên đường ra trận, mẹ cũng nhìn tôi như thế. Tôi khắc sâu đôi mắt ấy vào lòng. Và bây giờ, dù mắt mẹ đã mờ và nhạt nhòa, như khói phủ, tôi vẫn không quên được ánh mắt xưa.

- Chưa mẹ ạ. Nhưng chắc khó qua khỏi lắm!- Tôi thở dài” [1; 410]

Khác với hai ví dụ trên, từ lắm trong phát ngôn của nhân vật tôi đã gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán lo lắng, sợ hãi khi lo ngại con chó Minu sẽ không qua khỏi cơn nguy cấp.

Trong cả ba ví dụ có sử dụng phụ từ lắm đi kèm với các tính từ: dày, may và động từ kinh, qua khỏi và nhấn mạnh thêm mức độ của các tính từ và động từ, gián tiếp bộc lộ những tâm trạng, tình cảm khác nhau của các nhân vật: vui mừng, ngưỡng mộ, tin tưởng, coi thường, khinh khi, hay lo lắng , sợ hãi.

So với phụ từ lắm, phụ từ quá là từ cảm thán có số lần sử dụng nhiều nhất: 53 lần (chiếm 10,45%) và thể hiện đƣợc nhiều trạng thái, tình cảm, tâm trạng khác nhau của nhân vật trong các tiểu thuyết của Nguyễn Thị Thu Huệ.

Ví dụ 44 :

“ Một lần , lúc bác trưởng đập phá đồ gốm rởm bị bác dâu tráo bán , chửi:

- Mày là đồ vợ mất nhân tính , lừa chồng theo thằng bạn thân của tao laị cùng nó cướp cả đồ cổ năm đời cha ông để lại, mất dạy khốn nạn quá” [2; 132]

Trong ví dụ này phụ từ quá được nhân vật người chồng sử dụng trong lời thoại để thể hiện thái độ bất bình, trách móc, bực tức về những hành động của vợ mình.

Ví dụ 45:

“Bà lại bảo: Mợ dặn con, đừng giữ gì chặt quá. Đừng yêu thương ai hay đồ vật gì quá. Rồi cũng tuột ra khỏi tay thôi. Con biết cả năm đời nhà mình toàn đàn ông sưu tầm cổ vật, để đến đời con trưởng của bà mang con dâu về tráo đồ gốm Trung Quốc đời nay vào. Không nhờ mấy con bọ không bao giờ biết nhà toàn đồ rởm rồi ” [2; 130]

Hai phụ từ quá trong phát ngôn của nhân vật cụ nội đều gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán. Với nhân vật bà cụ phụ từ quá đã đƣợc sử dụng để nhấn mạnh tâm trạng, tự an ủi mình và an ủi các con là trong hoàn cảnh bị mất đồ quý trong nhà.

* Từ cảm thán lâm thời là trợ từ

Trong hai tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, một số trợ từ đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán nhƣ: thì, mà…Trợ từ thì với vai trò từ cảm thán lâm thời được sử dụng tương đối nhiều: 47 lần (chiếm 9,27%).

Ví dụ 46:

Thì đói, chúng làm liều. Có của thì phải giữ thôi.” [2; 157]

Trong phát ngôn của nhân vật Hân, từ thì đƣợc lặp đi lặp lại hai lần đã gián tiếp thể hiện thái độ giận dữ của nhân vật khi nghe đƣợc sự việc bị mất cắp liên tục ở địa phương.

Ví dụ 47:

“- Thì em cứ sống như em muốn. Em cần. Chị giúp. Miễn là em đừng làm gì phỉ báng đến gia đình mình thôi, nhất là bố, một đảng viên lâu năm trong quân đội.

Anh Dương thì cũng cao siêu gì. Dương hôn em cũng như từng hôn chị. Em cứ tưởng sống theo ham muốn và lạc thú là sung sướng à? Ngay khi thỏa mãn ham muốn và lạc thú cũng mệt mỏi vì cái lạc thú đó. Anh ấy yêu chị bốn năm mới cưới đấy. Sao cứ phải là Dương mà không phải là người khác?” [1; 114]

Trợ từ thì đƣợc sử dụng trong phát ngôn khẳng định thái độ phê phán gay gắt, bực tức, xen lẫn đau khổ của nhân vật Hảo về việc My cố tình ngang nhiên sống như vợ chồng với Dương và cô mong em mình suy nghĩ lại phải trái.

Ngoài ra, theo Từ điển tiếng Việt từ vừa có vai trò là trợ từ lại vừa có vai trò là kết từ. Với vai trò là trợ từ, từ mà được sử dụng tương đối nhiều.

Ví dụ 48:

“Anh trai nàng cười:

- Đúng là các cụ cổ lỗ sĩ. Yêu mà bây giờ lúc nào cũng gặp nhau rồi ra bờ hồ ngồi gốc cây tâm sự thì một là chết đói, hai là sẽ ễnh bụng ra. Nếu không làm ăn kiếm sống thì lấy gì tiêu, chẳng nhẽ cứ bòn tiền của các cụ đi bao gái. Nó là mẫu thanh niên hiện đại lí tưởng bây giờ. cứ gì yêu nhau phải nói nhiều. Mai kia lấy nhau rồi chẳng còn chuyện gì nói”.

Trợ từ được sử dụng ở ví dụ trên được sử dụng trong phát ngôn của người anh trai tỏ thái độ đồng tình trước việc thể hiện tình yêu hời hợt, lạnh nhạt của chàng trai với em gái mình.

* Từ cảm thán lâm thời là kết từ

Kết từ là từ loại “biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa các khái niệm và đối tượng được phản ánh…kết từ được dùng nối kết các từ, các kết hợp từ, các câu và đoạn văn có quan hệ cú pháp” [2; tr 132]. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp kết từ đƣợc sử dụng với chức năng từ cảm thán thể hiện thái độ, tâm trạng, tình cảm của con người. Trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, kết từ được sử dụng nhiều lần với chức năng của một từ cảm thán, thể hiện những hành động khác nhau của nhân vật. Ở đây, từ ngoài vai trò là trợ từ thì còn có vai trò là kết từ.

Ví dụ 49:

“- Em không đùa đấy chứ. Em không sợ hậu quả à? Anh là anh rể em. Em lại trẻ bằng nửa tuổi anh. Thôi, anh thề, từ nay anh sẽ lo cuộc sống cho em, không để cho em cô độc thế này nữa. Thực ra anh không muốn chuyện đó xảy ra, nhưng tại em quyến rũ anh quá, đã là đàn ông thì kém bản lĩnh chuyện ấy lắm. – Dương cười hiền lành như thể vừa vướng vào một tội lỗi ghê gớm. khuôn mặt thấm đẫm ánh trăng.” [1; 109]

Trong phát ngôn của nhân vật Dương sử dụng từ với vai trò một kết từ liên kết giữa hai ý trong câu thể hiện tâm trạng tội lỗi của mình vừa gây ra cho My

* Từ cảm thán lâm thời là động từ

Theo Diệp Quang Ban: Động từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình. Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể. Đó

là ý nghĩa hành động. Ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và không gian.” [2; tr 90]. Ngoài đặc trƣng cơ bản đó, trong nhiều trường hợp, động từ được sử dụng với vai trò từ cảm thán lâm thời, thể hiện những trạng thái, tâm trạng, tình cảm khác nhau của con người. Đó là nhóm động từ chỉ trạng thái gồm: yêu, ghét, thương, giận…

Ví dụ 50:

“- Bọn em đang tâm sự, chàng họ Trư yêu dấu[1; 29]

Ví dụ 51:

“Tôi cười. Thì thầm với mình: Ôi, tôi yêu cuộc sống này. Yêu đêm nay và yêu anh quá” [1; 61]

Ví dụ 52:

“Ngày...Mình nhớ anh ấy quá. Hai ngày không thấy anh ấy đâu. Hay anh ấy ốm rồi. Đi học về mình cứ thấy ngơ ngác thế nào ấy. Bỗng anh hiện ra ở đầu đường: Bé con, mấy ngày vừa rồi anh có phi vụ làm ăn. Nhớ em quá phải đón em đây. Ôi giời ơi, sao mình sung sướng thế. Mình yêu anh ấy mất rồi...”[1;495]

Các động từ yêu, yêu dấu, nhớ đƣợc sử dụng trong lời thoại của các nhân vật diễn tả đầy đủ tâm trạng vui sướng, hạnh phúc và cảm động trong tình yêu .

Ví dụ 53:

“- Con yêu người con trai ấy lắm phải không? – Tôi hỏi Im lặng. Một lúc. Nó khe khẽ trả lời:

- Vâng ạ!

- Con nhớ anh ấy lắm phải không?

- Vâng ạ!” [1; 498]

Động từ yêu, nhớ trong phát ngôn của nhân vật người mẹ đã thể hiện rõ tâm trạng lo lắng, băn khoăn, trăn trở khi biết con gái mình bắt đầu yêu, và biết đâu tình yêu ấy lại lạc lối nhƣ mình ngày xƣa. Đây là động từ thể hiện gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán của nhân vật.

* Từ cảm thán lâm thời là tính từ

Tính từ là “lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình). Ý nghĩa đặc trưng được biểu hiện trong tính từ thường có tính

chất đối lập phân cực ( thành cặp trái nghĩa) hoặc có tính chất mức độ (so sánh và miêu tả theo thang độ)” [2; 101]. Trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ đã nhiều lần sử dụng các tính từ để biểu hiện tâm trạng, tình cảm, suy nghĩ của các nhân vật.

Ví dụ 54:

“ Thắng lại gần Hoài, nghiến răng:

- Tôi không ngờ cô giỏi như thế. Tôi xin lỗi. Xin phép được đèo cô về.” [1; 36]

Tính từ giỏi đƣợc sử dụng trong phát ngôn của nhân vật Thắng thể hiện thất vọng, coi thường, xấu hổ khi phát hiện Hoài không giống như những gì cô thể hiện hàng ngày với anh, mà giờ đây cô không khác gì những cô gái ở quán ba uốn éo, say sƣa đang mời chào khách.

Ví dụ 55:

“- Cậu chỉ yêu một mình cô ấy.

-Hình như cậu già mất rồi.

-Ừ, cậu già quá rồi. Này, cậu dặn. Mai kia cậu chết, khi cho cậu vào áo quan, mày nhớ đục hai lỗ ở hai bên ra nhé...” [1; 44]

Trong một phát ngôn của nhân vật người cậu khi nói chuyện với đứa cháu của mình đã sử dụng hai lần tính từ già với sắc thái cảm thán nhƣ một tiếng thở dài của người phát ngôn, đó là sự buồn bã, bất lực trước cuộc sống.

Ví dụ 56:

“- Mẹ đừng nói nữa. Đừng hỏi loanh quanh nữa. Mẹ nên làm một cái gì cho cuộc đời con đừng có khốn nạn thế này. Tất cả mọi người đều chẳng ra cái gì hết.

Ích kỉ hết! – My gào lên và đóng sập cánh cửa...”[1; 104]

Phát ngôn của nhân vật My đã sử dụng tính từ ích kỉ đặt ở gần cuối phát ngôn bộc lộ sắc thái cảm thán hằn học, bực bội, tức giận để đổ vấy lên người khác khi không chấp nhận cuộc sống tù túng, ngột ngạt, buồn chán ở nông thôn.

* Từ cảm thán lâm thời là đại từ

Hành vi cảm thán còn đƣợc biểu hiện qua các từ cảm thán lâm thời là đại từ.

Nhóm đại từ đƣợc sủ dụng nhiều lần với chức năng này trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ: thế, đâu…

Một phần của tài liệu Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)