Hành vi cảm thán hồi đáp hành vi cầu khiến thúc giục

Một phần của tài liệu Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ (Trang 76 - 83)

Chương 3: CHỨC NĂNG VỀ HÀNH VI CẢM THÁN CỦA HỘI THOẠI

3.2. Chức năng duy trì cuộc thoại của hành vi cảm thán

3.2.2. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi cầu khiến

3.2.3.3. Hành vi cảm thán hồi đáp hành vi cầu khiến thúc giục

Bà Vy giật mình tỉnh dậy ú ớ:

Sp1:- Mẹ nào? Đâu? Bảo mẹ cháu vào nhà đi!

Nó bí hiểm:

Sp2: -Mẹ cháu ở trong nhà này rồi. Đêm nào mẹ cháu chẳng lên đây ngủ cùng cháu. Bà nhìn kìa. ...” [1; 256]

Tham thoại thứ ba trong lƣợt lời của Sp1( nhân vật bà Vy): “bảo mẹ cháu vào nhà đi!” là hành vi cầu khiến có ý thúc giục Sp2( nhân vật Hồng) nhanh chóng thực hiện yêu cầu, đề nghị của mình. Trong lƣợt lời của Sp2, ngay tham thoại đầu tiên đã thể hiện sự đồng tình, vui mừng, phấn khởi hồi đáp lại hành động của Sp1. Do đó củng cố mối quan hệ giữa Sp1 và Sp2 đồng thời duy trì cuộc thoại.

Ví dụ 89:

Sp1: − Tao cho mày nói lại! – Tiếng một thằng khác.

Sp2: − Em thề...Em thề!.....” [1; 74]

Trong lƣợt lời của Sp1(tên đầu gấu) thể hiện hành động cầu khiến có ý thúc giục đồng thời đe dọa đối với Sp2( nhân vật thằng bếp) vì nghi thằng bếp ăn trộm cá.

Vì thế đẩy Sp2 vào tâm trạng lo lắng, sợ hãi, bị động khi trả lời câu hỏi của Sp1.

3.2.3. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán

Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán có số lƣợt sử dụng khá nhiều trong hai tập truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ mà luận văn khảo sát, thống kê đƣợc: 81 lƣợt( chiếm 15,72%). Hành vi cảm thán là hành vi bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ một cách tự phát của nhân vật. Hành vi cảm thán thông thường được sử dụng trong lượt lời của SP1(người nói) nhưng trong nhiều trường hợp còn được sử dụng trong lượt lời của SP2 (người nghe). Trong trường hợp này hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho chính hành vi cảm thán. Theo tác giả Hà Thị Hải Yến trong luận án tiến sĩ ngôn ngữ học “Hành vi cảm thán và sự kiện lời nói cảm thán trong tiếng Việt” hành vi cảm thán đƣợc phân thành hai loại: hành vi cảm thán tích cực và hành vi cảm thán tiêu cực

3.2.3.1. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán tích cực

Hành vi cảm thán tích cực biểu hiện những trạng thái tình cảm tích cực như:

trân trọng, ca ngợi, thông cảm, yêu thương, nỗi vui mừng, ngạc nhiên, phấn khởi,

ước mơ, hi vọng…Đó là những hành vi cảm thán đem lại cho người nói những sắc thái tình cảm tích cực, bộc lộ niềm phấn chấn, thái độ vui vẻ, lạc quan, tâm lí ham sống, ham hoạt động, biểu thị lòng tự hào, ngợi ca, hi vọng.” [42; 85]. Trong hai tập truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ, hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán tích cực chủ yếu biểu hiện tâm trạng vui mừng phấn khởi, hạnh phúc.

Ví dụ 90:

“Và ông ôm tôi vào lòng.

Sp1: - Đêm dịu dàng quá! – Ông nói

Sp2:- Vâng! Dịu dàng quá! – Tôi đáp” [1; 436]

Trong đoạn thoại trên, bằng hành vi cảm thán Sp2(nhân vật tôi) bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nỗi vui mừng, phấn khởi của Sp1(nhân vật người đàn ông) khi tận hưởng một đêm đẹp trời và đầy thanh thản bên người mình yêu.

Ví dụ 91:

Anh thì thầm vào tai tôi:

Sp1:− Thế là đã mười một năm. Nhanh quá!

Tôi đáp:

Sp2:− Vâng, nhanh quá! [1; 339]

Hành vi cảm thán trong tham thoại của Sp2 (nhân vật tôi): “Vâng, nhanh quá!” mang tính khẳng định của nhân vật tôi với hai tham thoại trong lƣợt lời của Sp1(nhân vật chàng trai) biểu hiện sự bất ngờ, vui mừng, súc động sau một thời gian dài hai người gặp lại nhau.

3.2.3.2. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi cảm thán tiêu cực

“Hành vi cảm thán tiêu cực là những hành vi cảm thán đem lại cho người nói những sắc thái tình cảm, tâm trạng buồn chán, bi quan, tâm lí buông xuôi, cam chịu, thất vọng, tức giận, phẫn uất, hoảng hốt, lo sợ…’’.[42; 87]. Trong hai tập truyện của Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng những hành vi cảm thán hồi đáp cho những hành vi cảm thán tiêu cực thể hiện tâm trạng băn khoăn, lo lắng đau khổ, uất ức...

Ví dụ 92:

Chị Hảo rên rỉ:

Sp1: Trời ơi, tôi có làm gì hại ai đâu mà trời phạt tôi thế này nhỉ? Ai làm cho em tỉnh ra hả My? Một ngày nào đó, em già và xấu như chị bây giờ, Dương sẽ lại bỏ

em như hôm nay bỏ chị. Em sẽ thấy mọi thứ là vô nghĩa hết. Phải thôi, mọi thứ đều có giá của nó. Khi tôi trẻ trung xinh đẹp. Dương lăn lóc theo. Nay tôi già và bệnh tật.

Dương bỏ tôi. Tôi trắng tay, người ta quăng tiền ra đều nhằm mua lại một cái gì.

Sp2: Thôi đi, chuyện sau này đừng bàn ra đây, biết đâu tôi không nhằn được chồng chị trước thì sao. Thời của tôi khác thời của chị rồi. Sống như các mẹ, các chị để mà ngớ ngẩn à? Giời ơi. Biết có sống đến lúc ấy mà ân với chả hận”.[1; 115]

Tâm trạng đau khổ, uất ức tột độ trong tham thoại ở lƣợt lời của Sp1( nhân vật Hảo) đã khiến Sp2 (nhân vật My) càng trở nên tức giận, khiến cô càng quyết tâm làm theo ý mình mà không hề quan tâm đến sự đau khổ Sp1.

Ví dụ 93:

“Bố già nghe xong thông tin, cấm khẩu. Tức điên lên, đập điện thoại, nước mắt ứa ra, rên rỉ:

Sp1:− Con làm ác với ai đâu, sao trời phạt nặng thế! Ai ra đi mà chẳng để lại bóng. Chẳng lẽ bóng của con lại là một lũ ngu độn đó?

Cùn quá, bà tặc lưỡi::

Sp2:− Coi như không có!” [2; 49]

Lượt lời của Sp2 (nhân vật bà cụ) biểu hiện thái độ dửng dưng, phó mặc trước thái độ của Sp1(nhân vật ông cụ): đau khổ, căm tức tột độ vì chứng kiến cảnh con trai và cháu trai đang dần hƣ hỏng, bất hiếu.

Nhƣ vậy hành vi cảm thán trong chức năng hồi đáp cho chính hành vi cảm thán dù tích cực hay tiêu cực đều giúp cho Sp1 và Sp2 hiểu rõ tình cảm, cảm xúc, thái độ của nhau trước sự việc. Từ đó các nhân vật bộc lộ thái độ của mình và duy trì các cuộc thoại.

3.2.4. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi thông báo

Hành vi thông báo là hành vi nhằm đưa đến một lượng thông tin mà người đối thoại chƣa biết, chƣa đƣợc sáng tỏ, đang cần phải biết. Hành vi cảm thán đƣợc sử dụng để hồi đáp hành vi này có thể thể hiện nhiều nét tâm trạng khác nhau nhƣ: bất ngờ, vui mừng, phấn khởi, bực tức… Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi thông báo có số lƣợt sử dụng nhiều lần trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ mà luận văn khảo sát, thống kê đƣợc: 54 lƣợt( chiếm 10,48%)

Ví dụ 94:

“Sp1: Chết rồi. Khuya quá rồi anh ơi. Em phải về không bố mong. Mẹ mắng em chết.

Sp2: Ôi dào! Bây giờ sớm chán. Em vất vả quá, được một hôm thoải mái cứ cuống lên. [1; 58]

Trong các lƣợt lời của Sp1 (nhân vật cô gái) đều nhằm thông báo với Sp2 (nhân vật chàng trai) về thời gian đi chơi của hai người đã hết. Sp2 đáp lại bằng ba lƣợt lời ngắn gọn gồm một tham thoại thể hiện tâm trạng bất ngờ nhƣng vui mừng vì đang được ở bên cạnh người mình yêu.

Ví dụ 95:

Sp1: Tôi sẽ sống với Dương. Chị nên thôi đi là vừa, cố đấm ăn xôi làm gì, không đi mà cắt ngay cái u đi thì thiệt thân đấy. Tôi sẽ mách mẹ về chị.

Sp2: My! im ngay! ai cho mày xúc phạm tao, mày khốn nạn quá rồi đấy My ạ. – Hảo hét lên, run rấy.” [1; 206]

Trong đoạn thoại, Sp1( nhân vật My) thông báo cho Sp2 ( nhân vật Hảo) việc cô công khai sống với Dương bất chấp Hảo sẽ làm gì. Thông tin này hoàn toàn gây bất ngờ cho Sp2 và khiến cho Sp2 vô cùng đau khổ và tức giận.

3.2.5. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi thuyết phục

Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi thuyết phục có số lƣợt sử dụng lặp đi lặp lại trong hai tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ mà luận văn khảo sát, thống kê đƣợc là : 27 lƣợt (chiếm 2,46%).

Ví dụ 96:

Sp1: Tớ sẽ dẫn cậu đến nhà tay này. Lấy một con chó Nhật cái. Rẻ thôi. Đúng mốt bây giờ: mặt khỉ, lông xù, chân đi bít tất, sau vài tháng đẻ bảy tám con, mỗi con vài triệu. Chỉ cần hai lứa, cậu có thể mua nhà mới. – Toàn lại chíp chíp môi, miếng khế xanh vắt vẻo bên mép.

Sp2: Ôi dào, chuyện hão! Tiền ăn chả có, đòi thừa tiền mua chó. Lương hưu của tớ mua ba yến gạo rồi thừa hai gói bột canh, vài cân muối với vài tút Thăng Long hút dần. Bán nhà mua chó chắc?[1; 384]

Để đạt đƣợc mục đích giúp cho Sp2(nhân vật tôi) làm giàu bằng việc nuôi chó Nhật, Sp1( nhân vật Toàn) trong vai trò môi giới buôn bán chó đã tìm đủ mọi lí lẽ để thuyết phục Sp2 thay đổi cách nghĩ của mình để gia đình giàu có hơn. Một lƣợt lời với năm tham thoại đều cùng một mục đích ấy. Và Sp2 chƣa hoàn toàn bị thuyết phục vì không có tiền mua chó. Điều này thể hiện ở hành vi cảm thán hồi đáp với tâm trạng bi quan, chán nản.

Ví dụ 97:

“Sp1:- Tại sao cậu chiều Dung thế? Cháu thấy nó tiêu tiền như rác....

Sp1: - Dung cũng ngoan thôi nhưng cậu mợ chiều, nó chưa kiếm ra tiền nên không thấy quý. Trên đời sướng nhất là tiêu tiền của người khác. Lúc nãy bật ti vi, thấy vở kịch nói về ngày thương binh liệt sĩ, nó tắt ngay, bảo xem cho phí điện, lảm nhảm toàn chuyện nhố nhăng. Cháu hơi bực. Một đứa phá tiền như nó mà lo chuyện tốn điện? Chẳng lẽ. Đến thế hệ nó là quên hết sao?

Cậu thở dài rút ra một điếu thuốc, châm lửa hút.

Sp2: - Không ai chọn được bố mẹ và con cái, thậm chí cả vợ! [1; 43]

Cuộc hội thoại giữa Sp1( người cháu) tìm cách để thuyết phục Sp2 (người cậu) không nên chiều chuộng Dung (con gái người cậu) mà sinh hư qua hàng loạt các thông tin đƣợc đƣa ra trong lƣợt thoại của Sp1. Nhận đƣợc những thông tin ấy, Sp2 hồi đáp lại bằng hành vi cảm thán thể hiện thái độ bất lực, buồn chán trước thực tại của mình.

Ví dụ 98:

Sp1:− Em thề...em thề có mẹ em còn sống, ở thôn Linh, xóm Cót, nhà em gần bờ sông...Nếu em ăn cắp rổ cá...em chết không nhắm mắt, không nhìn thấy mẹ.

Sp2:−Chết à! mày chết rồi thì còn biết cái gì nữa hả thằng khốn? Mà mày có chết thì cũng không hết được tật. – Thằng đầu trọc lại định xông vào thàng bếp thì nó ngất đi, đầu quặt xuống tay tôi, nặng trĩu. ” [1; 75]

Sp1( nhân vật thằng bếp) trong lƣợt lời của mình đã sử dụng nhiều tham thoại nhằm mục đích thuyết phục Sp2 (nhân vật đầu trọc) tin mình không ăn trộm cá, song Sp2 đã không tin mà còn làm cho hắn tức giận hơn.

3.2.6. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi kể

Hành vi kể là hành vi Sp1 tường thuật lại một hoặc nhiều sự vật, hiện tƣợng nào đó đã xảy ra mà Sp2 có thể biết hoặc chƣa biết. Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi kể có số lƣợt sử dụng lặp lại trong hai tập truyện ngắn mà luận văn khảo sát, thống kê đƣợc là 27 lƣợt ( chiếm 5,24%)

Ví dụ 99:

“Sp1:- Tớ mệt mỏi và thực sự không biết phải làm gì nữa. Nhất là về nhà.

và gặp vợ.

Sp2:- Được thôi. Cậu già hơn tớ tưởng đấy! – Toàn cười [1;410]

Sau lời kể của Sp1( nhân vật tôi) về căng thẳng, mệt mỏi của cuộc sống với Sp2(nhân vật Toàn) thì Sp2 hồi đáp lại bằng hành vi cảm thán bộc lộ thái độ đồng tình, chia sẻ với Sp1.

Ví dụ 100:

“Sp1: - Chẳng có cắc nào ngoài đôi hoa tai hai chỉ của mẹ cô ấy cho trước lúc chết. Với lại thằng cả dành dụm được hơn trăm nghìn từ ngày đi nấu mứt thuê...

Sp2: - Thế thì làm ăn chó gì! – Toàn thở hắt ra – Có ai để vay tiền không?[2; 37]

Trong lƣợt lời của Sp1(nhân vật tôi) ở hai tham thoại đều sử dụng hành vi kể việc gia đình mình khó khăn nhƣ thế nào, không có tiền mua chó Nhật. Đáp lại là hành vi cảm thán của Sp2(nhân vật Toàn) thể hiện thái độ coi thường, bất bình với sự việc đƣợc Sp1 kể.

3.2.7. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi chửi

Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi chửi có số lƣợt sử dụng không nhiều trong hai tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ mà luận văn khảo sát, thống kê đƣợc là 16 lƣợt (chiếm 3,10%). Trong một cuộc hội thoại, hành vi chửi rủa ở lượt lời của Sp1(người nói) có thể hướng tới các đối tượng khác nhau:

Ví dụ 101:

“Sp1: - Oắt con, ta đừng quên nhau. Đồ con khỉ. Tao cấm mày lảm nhảm như thế đấy!...

Tôi nghe có tiếng mẹ dưới bếp:

Sp2: - Ông lạ nhỉ! con nó hát theo đài, sao ông đánh nó[1; 285]

Trong lƣợt lời của Sp1(nhân vật ông bố) có chứa hành vi chửi nhƣ “oắt con” “đồ con khỉ” “tao - mày”. Đối tƣợng mà Sp1 chửi không phải là Sp2 (nhân vật người mẹ) mà là con trai Sp1. Sp2 đã hồi đáp lại bằng hành vi cảm thán thể hiện thái độ không đồng tình với hành vi chửi rủa và cấm đoán của Sp1.

Ví dụ 102:

“Sp1: - Bố nói thế thì con chịu, nhưng con không để con ấy tiếp tục phá nhà mình đâu. Đồ con đĩ.

Sp2: - Không được nói lăng nhăng, lại có tính đàn bà nữa. Thôi, vào ngủ, mệt lắm rồi! [1; 296]

Trong trường hợp này, lượt lời của Sp1(nhân vật Thạnh) có chứa hành vi chửi như “đồ con đĩ” khi biết sự thật bố mình có người phụ nữ khác ở ngoài. Đối tƣợng mà Sp1chửi không phải là Sp2(nhân vật ông bố) mà là bồ của Sp2. Sp2 đã hồi đáp lại bằng hành vi cảm thán thể hiện thái độ không đồng tình với hành vi chửi rủa và cố tình lờ đi sang chuyện khác.

3.2.8. Hành vi cảm thán được dùng để hồi đáp cho hành vi đánh giá

Hành vi cảm thán đƣợc dùng để hồi đáp cho hành vi đánh giá có số lƣợt sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong hai tập truyện ngắn mà luận văn khảo sát, thống kê đƣợc: 5 lƣợt(chiếm 0,97%)

Ví dụ 103:

“Sp1: - Hình như cậu già mất rồi.

Sp2: - Ừ, cậu già quá rồi! Này. Cậu dặn. Mai kia cậu chết, khi cho cậu vào áo quan, mày nhớ đục hai lỗ ở hai bên ra nhé. [1; 43]

Sau lời nhận xét đánh giá của Sp1( nhân vật người cháu) về mình, Sp2(

nhân vật người cậu) hồi đáp bằng hành vi cảm thán thể hiện sự đồng tình về lời đánh giá đó.

Ví dụ 104:

Sp1: - Cô ác thế. Đàn bà thật đáng sợ. – Tôi gật gù

Sp2: - Vâng! Mọi tội lỗi đều ở nơi đàn bà...[1; 214]

Đây là đoạn thoại giữa hai nhân vật: Sp1(nhân vật tôi) và Sp2(nhân vật Vang)

Một phần của tài liệu Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)