Sử dụng quán ngữ

Một phần của tài liệu Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ (Trang 42 - 45)

Chương 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN

2.1. Phương tiện thể hiện hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ

2.1.2. Sử dụng quán ngữ

Quán ngữ là một vấn đề ngôn ngữ đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu nhiều năm qua. Có nhiều cách hiểu khác nhau về quán ngữ.

Trong luận văn này, chúng tôi chấp nhận quan niệm về quán ngữ trong Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê làm cơ sở nghiên cứu quán ngữ như một phương tiện thể hiện hành vi cảm thán. Quán ngữ là '' Tổ hợp từ cố định dùng lâu thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa các yếu tố hợp thành. ''Lên lớp'' lên mặt'' '' lên tiếng” đều là những quán ngữ trong tiếng Việt [30, 801]. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “ Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản để liên kết đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó”. [ 14, 101]

Nhƣ vậy quán ngữ là những tổ hợp từ không cố định đƣợc dùng lặp đi lặp lại trong các loại văn bản nhằm mục đích đƣa đẩy, rào đón, liên kết hay nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt nào đó. Trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ, nhà văn nhiều lần sử dụng quán ngữ, đặc biệt là các quán ngữ đƣa đẩy để biểu đạt hành vi cảm thán, thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của các nhân vật và người kể chuyện.

2.1.2.1. Kết quả thống kê, phân loại

Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi chỉ thống kê quán ngữ tiêu biểu nhất, có tần số xuất hiện nhiều nhất, thể hiện rõ nhất hành vi cảm thán của nhân vật và người kể chuyện đó là quán ngữ đưa đẩy. Còn một số quán ngữ khác do số lượng không nhiều nên chúng tôi không tiện nghiên cứu.

Bảng thống kê, phân loại quán ngữ đƣa đẩy

Stt Quán ngữ đƣa đẩy Tần số xuất hiện Tỉ lệ (%)

1 thế này 66 10,81%

2 thế là 57 9,34%

3 chẳng lẽ 55 9,01%

4 có lẽ 51 8,36%

5 thế mà 50 8,19%

6 thế nào 41 6,72%

7 hình nhƣ 38 6,22%

8 thế thôi 35 5,73%

9 thế thì 22 3,28%

10 cơ mà 19 3,11%

11 đáng lẽ 19 3,11%

12 chứ gì 16 2,62%

13 thì thôi 15 2,45%

14 hơi bị 13 2,13%

15 còn gì 12 1,96%

16 chẳng nhẽ 12 1,96%

17 nữa là 12 1,96%

18 may mà 9 1,47%

19 chả là 8 1,31%

20 thôi thì 7 1,14%

21 thật là 6 0,98%

22 gì mà 6 0,98%

23 vậy mà 6 0,98%

24 chắc gì 5 0,81%

25 chẳng may 5 0,81%

26 may ra 5 0,81%

27 đáng gì 3 0,49%

28 chả cần 3 0,49%

29 ra cái gì 3 0,49%

30 ôi dào 3 0,49%

31 chẳng qua 2 0,32%

32 làm gì 2 0,32%

33 nhẽ ra 2 0,32%

34 nhƣ thể là 2 0,32%

Tổng số lần sử dụng 610 100%

2.1.2.2. Phân tích dữ liệu khảo sát

Nhìn vào các bảng thống kê quán ngữ biểu hiện hành vi cảm thán trong hai tập truyện ngắn, chúng tôi nhận thấy:

Các quán ngữ mà Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng như một phương tiện biểu hiện hành vi cảm thán trong hai tập truyện ngắn của mình có cả chức năng đƣa đẩy và rào đón. Tuy nhiên, quán ngữ đƣa đẩy đƣợc sử dụng nhiều hơn về số lƣợng từ và tần số xuất hiện, đồng thời cũng biểu hiện rõ hơn sắc thái tâm trạng, cảm xúc, thái độ của các nhân vật và vai người kể chuyện. Sử dụng nhiều nhất là các quán ngữ thế này, thế là, chẳng lẽ, có lẽ và chiếm 37,52%.

a. Quán ngữ thế này thường được sử dụng thể hiện thái độ khẳng định sự việc và thái độ ở mức độ nào đấy của phát ngôn người nói với người nghe.

Ví dụ 34:

- Thấy cậu vui là cháu mừng rồi. Có lúc cháu tưởng cậu sẽ bỏ mợ.

- Bỏ gì nữa. Tao già thế này rồi. Mợ mày cũng thế. còn thời gian đâu nữa mà làm lại? Vợ chồng là số phận, cố cưỡng cũng chẳng được. Cứ sống thế này thôi.” [1; 42]

Trong lời thoại của nhân vật người cậu, quán ngữ thế này được sử dụng hai lần trong một phát ngôn, thể hiện thái độ khẳng định có phần cam chịu, buồn của nhân vật này khi nói chuyện với người cháu của mình về cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa hiện tại của mình.

Ví dụ 35:

“ – Em sẽ chia tay Hải. Em sợ cuộc sống buồn tẻ. Nó giết chết tuổi trẻ và những ham muốn. Cuộc sống tuyệt vời thế này, vậy mà hàng ngày em cứ lọ mọ như một mụ già xẩm sờ xó bếp. Cơm nước, con cái và ngu si dần đi. – Giọng Lan run run, nghe như sắp khóc.”[1;478]

Trong phát ngôn trên của nhân vật Lan, quán ngữ thế này đƣợc sử dụng nối hai ý trong câu thể hiện tâm trạng khẳng định cuộc sống tươi đẹp trước mặt khi cô đang ở bên cạnh Thắng và tâm trạng buồn chán của bản thân trong hiện tại khi sống với Hải.

b. Quán ngữ thế là sử dụng với sắc thái khẳng định hoặc nhấn mạnh chắc chắn về một sự việc, thái độ, tâm trạng nào đó trong phát ngôn.

Ví dụ 36:

“- Em không muốn nhìn thấy loại vũ phu đó. Tiền của mà làm gì khi anh ta coi thường em. Lấy anh ta để lúc nào điên lên vì không vừa ý rồi đánh em như đánh

chó con ấy à! - Nàng khóc và tháo chiếc nhẫn ở tay ra, ném xuống đất – Anh gửi trả lại hộ em. Em không thèm. – Rồi nàng nhìn những mảnh vụn của ảnh tơi bời dưới đất. – Thôi, thế là tan tành những kỉ niệm đẹp nhất trong đời rồi. ” [1; 142]

Quán ngữ thế là trong lời thoại của nhân vật cô gái đã khẳng định tâm trạng đau khổ tột cùng của mình khi chia tay với người yêu.

c. Quán ngữ chẳng lẽ được sử dụng với sắc thái phân vân, do dự, mơ hồ trước sự việc, hành động và trạng thái tâm trạng, tình cảm của con người.

Ví dụ 37:

“Tất cả vỡ vụn trước mắt chàng trai. Nước mắt chàng ứa ra, môi run rẩy:

- Sao ơi, chẳng lẽ em không hiểu anh yêu em đến thế nào sao? Chẳng lẽ vì những chuyện cỏn con, làm chúng ta không được sống bên nhau. Anh sẽ làm hết, miễn là em đẻ nó ra thôi. Anh là con một, bố mẹ anh mong có ngày được bế cháu nội lắm. Em sẽ mang hạnh phúc đến cho anh và mọi người. Anh xin em.

Chẳng lẽ mặt anh khốn nạn lắm sao mà em thù anh lâu thế. Yêu thì phải biết tha thứ chứ?” [1; 443]

Quán ngữ chẳng lẽ đƣợc sử dụng ba lần ba lần trong một phát ngôn của chàng trai bộc lộ tâm trạng phân vân, đau khổ của mình khi người yêu anh nhất quyết không muốn ràng buộc hôn nhân với anh.

d. Quán ngữ có lẽ thường dùng để thể hiện tâm trạng phân vân, do dự trước một sự việc nào đó xảy đến với người phát ngôn..

Ví dụ 38:

“- Tất nhiên. Nhưng có lẽ tao khó bắn nó lắm. Tội nghiệp. Đứng trước tội ác, người ta thường căm phẫn, nhưng đây, tội của nó to thật nhưng tao vẫn thấy thương. Một đứa trẻ bế tắc.” [1; 299]

Trong phát ngôn trên của người cán bộ tòa án, quán ngữ có lẽ được sử dụng mang đến hiệu quả rõ rệt cho lời nói, thể hiện thái độ phân vân, do dự khi phải xử bắn một tội phạm thực sự đáng thương, đáng mủi lòng như Thạnh.

Một phần của tài liệu Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)