Chương 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN
2.2. Các loại hành vi cảm thán trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ
2.2.2 Hành vi cảm thán gián tiếp
2.2.2.3. Câu kể nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán
Câu kể (trần thuật) là kiểu câu đƣợc dùng với mục đích kể, tả, trình bày, nêu ý kiến. Tuy không có những phương tiện đánh dấu chuyên dụng như câu cảm thán, câu hỏi và câu cầu khiến, nhƣng đôi khi, câu kể vẫn ẩn chứa bên trong những hành vi cảm thán của người nói. Trong luận văn này, chúng tôi đã thống kê được 387 câu kể gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán.
Ví dụ 74 :
“ Chị đưa tay nắm lấy tay anh đang bóp chặt:
- Xin lỗi anh. Xin lỗi con trai của mẹ...
- Tôi mới là người có lỗi. Cái lỗi của tôi...là sống với cô mà không hiểu cô cần gì....nên cô mới bỏ đi...- Anh nghẹn giọng.” [1; 17]
Phát ngôn trên của nhân vật người cha thuộc loại câu kể nhưng không chỉ nhằm mục đích để kể mà còn thể hiện thái độ cảm xúc của nhân vật khi kể. Vì vậy nó gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán.
- Điều kiện nội dung mệnh đề: đây là câu kể của nhân vật người cha đáp lại lời người vợ nhằm bày tỏ sự hối hận, nuối tiếc với người vợ khi hai người đã li hôn, mỗi người nhận nuôi một đứa con.
- Điều kiện nội dung chuẩn bị: Mối quan hệ giữa người cha và người mẹ đã li hôn, song cả hai đều đang ân hận về hành động của mình, vì hành động đó đã làm ảnh hưởng tâm lí nặng nề đến những đứa con của họ.
Điều kiện chân thành: phát ngôn thể hiện tâm trạng đau khổ, tiếc nuối của người cha vì sự mất mát của hiện tại khi gia đình đã tan nát.
Điều kiện căn bản: Trong ví dụ trên người cha không chỉ kể mà còn tỏ rõ sự hối hận của mình với vợ và con trai.
Ví dụ 75:
“ Cô út thì phụng phịu:
- Em chịu thôi. Ai lại diễn viên như em, lên sân khấu toàn vai Vương phi Công chúa, rồi trợ lý giám đốc bây giờ lê la đầu đường xó chợ để ăn vài nghìn cơm đầu ghế.
Anh cả quắc mắt:
- Có là giời thì cũng phải tọng cái gì vào mồm mới sống được. Công chúa, Hoàng tử sân khấu thì ra cái gì. Giám đốc thật như tao còn cơm bụi nữa là cái thứ sắm vai trợ lý của mày. Thôi, coi vấn đề là xong” [1; 244]
Phát ngôn trên của nhân vật người anh cả thuộc loại câu trần thuật nhưng không chỉ nhằm mục đích để kể mà còn gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán, bộc lộ tâm trạng nhân vật.
- Điều kiện nội dung mệnh đề: đây là lời đối thoại của người anh cả với em gái nhằm than thở về những tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi người mẹ bỗng nhiên bị ngã phải nằm một chỗ, không ai chăm sóc, cơm nước cho mấy anh em.
- Điều kiện nội dung chuẩn bị: mối quan hệ giữa người anh cả và cô gái là mối quan hệ rất gần gũi: quan hệ anh em ruột. Người anh cả có thể bộc bạch mọi tâm tƣ tình cảm sâu kín nhất trong lòng và tin chắc rằng em gái có thể hiểu tất cả những điều đó.
- Điều kiện chân thành: phát ngôn thể hiện tâm trạng buồn bã khi mẹ nằm một chỗ không ai chăm sóc và cơm nước cho mấy anh em và tâm trạng bất lực, tuyệt vọng của người anh khi sống trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại.
- Điều kiện căn bản: Đây là một cách nói thể hiện bất lực, có phần bực tức trước thái độ của cô em gái trong hoàn cảnh hiện tại. Cách nói này ràng buộc người đối thoại sự đồng cảm, cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh, tâm trạng của người phát ngôn.
Ví dụ 76:
“- Nhưng trình độ thì không có, nhà cửa thì không, lên làm gì?
- Để sống và hưởng thụ. Thế anh cho họ là con trâu hay sao mà suốt đời chỉ cày ruộng cấy lúa cho các anh ăn. Họ cũng là người, cũng biết sung sướng và đau khổ, chẳng qua sinh ra phải kiếp khốn nạn nên họ phải chịu thôi. – My cãi thật sự.
Mắt cô cay cay.”[1;108]
Phát ngôn trên của nhân vật My thuộc loại câu trần thuật nhƣng không chỉ nhằm mục đích để kể mà còn gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán, bộc lộ tâm trạng nhân vật.
- Điều kiện nội dung mệnh đề: đây là câu trả lời của My đáp lại yêu cầu của Thắng trong khi anh cho rằng việc lên Hà Nội sống không phải là mục đích và môi trường sống duy nhất để phát triển, Nhưng My lại cho rằng muốn sống cho ra sống phải lên Hà Nội mới phát triển đƣợc tài năng của mình.
- Điều kiện nội dung chuẩn bị: mối quan hệ giữa Thắng và My là mối quan hệ phức tạp, bề ngoài hai người là quan hệ anh rể- em dì, nhưng thực chất hai người đang ngoại tình với nhau. Phát ngôn của My có ý ràng buộc Thắng phải bằng mọi cách đƣa cô lên Hà Nội sống.
- Điều kiện chân thành: phát ngôn thể hiện tâm trạng bực tức, phản bác quyết liệt của nhân vật My, không nhận quan điểm của Thắng.
- Điều kiện căn bản: Cách nói này của nhân vật không chỉ thể hiện rõ chính kiến của mình mà còn khiến nhân vật Thắng phải xem xét lại yêu cầu của mình.
Nhƣ vậy hành vi cảm thán trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ còn đƣợc biểu hiện gián tiếp thông qua các kiểu câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến. Điều này giúp cho các hành vi cảm thán của nhân vật đƣợc biểu hiện phong phú, đa dạng.
Cùng một biểu hiện tâm trạng, cùng một cung bậc cảm xúc của nhân vật nhƣng trong các cảnh huống khác nhau, với những cách biểu hiện khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp đã góp phần xây dựng nên chân dung các nhân vật sinh động, phức tạp, tạo nên một bức tranh đa dạng về số phận mỗi con người Việt Nam trong cuộc sống hiện đại.
TIỂU KẾT
Trong chương 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân tích các phương tiện đƣợc Nguyễn Thị Thu Huệ sử dụng để thể hiện hành vi cảm thán trong hai tập truyện ngắn: 37 truyện ngắn và Thành phố đi vắng.
Từ ngữ cảm thán là phương tiện giữ vai trò quan trọng trong biểu đạt hành vi cảm thán và đƣợc sử dụng với số lƣợng lớn : 507 lƣợt từ. Trong đó các từ quá, lắm, thôi, thì đƣợc sử dụng nhiều nhất, chiếm 39,04% số lƣợt sử dụng từ cảm thán trong các tiểu thuyết của Nguyễn Thị Thu Huệ mà chúng tôi khảo sát và thống kê. Các từ tình thái từ nhƣ ấy, kìa, a, à, ờ…xuất hiện với số lƣợng ít hơn nhƣng đã bộc lộ trực tiếp hành vi cảm thán của nhân vật với nhiều cung bậc khác nhau: thương cảm, xót xa, phẫn uất; buồn rầu, tiếc nuối, tuyệt vọng, cam chịu; lo lắng, sợ hãi; chê cười, mỉa mai; ngạc nhiên, bất ngờ...
So với từ ngữ cảm thán, quán ngữ có tần số xuất hiện nhiều hơn, trong đó chủ yếu là quán ngữ đƣa đẩy. Số lƣợng gồm 610 quán ngữ đƣa đẩy có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt các sắc thái cảm xúc, tâm trạng của nhân vật và người kể chuyện.
Luận văn cũng đi vào khảo sát các loại hành vi cảm thán trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Hành vi cảm thán trực tiếp đƣợc nhận biết dựa vào các dấu hiệu hình thức là từ cảm thán và dấu chấm than. Từ cảm thán bao gồm các từ cảm thán đích thực ( từ biểu thị trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng, tình cảm khác nhau của người nói trước hiện thực khách quan) và các từ cảm thán lâm thời (là những phụ
từ, kết từ, trợ từ, tính từ, đại từ, động từ, từ tục…trong những văn cảnh cụ thể thể hiện hành vi cảm thán). Dấu chấm than là một dấu hiệu đặc trƣng về mặt hình thức để nhận diện hành vi cảm thán. Trong hai tập truyện ngắn của mình, nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã sử dụng 192 dấu chấm than ( Tập 37 truyện ngắn gồm 133 dấu chấm than, tập Thành phố đi vắng gồm 59 dấu chấm than).
Hành vi cảm thán gián tiếp đƣợc biểu hiện thông qua các hành vi kể, hỏi, cầu khiến nhằm mục đích cảm thán. Trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ mà chúng tôi khảo sát, nhà văn đã sử dụng 237 câu hỏi với mục đích gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán, 189 câu cầu khiến gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán, 387 câu kể gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán. Điều này giúp cho các hành vi cảm thán của nhân vật đƣợc biểu hiện phong phú, đa dạng trong các hoàn cảnh khác nhau.
Như vậy với kết quả khảo sát ở chương 2, luận văn đã thực hiện được một phần nghiên cứu là tìm hiểu các phương tiện thể hiện hành vi cảm thán và các loại hành vi cảm thán trong một số truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ. Trên cơ sở đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu chức năng của hành vi cảm thán trong hội thoại của các tác phẩm này.
CHƯƠNG 3