Câu hỏi nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán

Một phần của tài liệu Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ (Trang 58 - 62)

Chương 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN BIỂU HIỆN HÀNH VI CẢM THÁN

2.2. Các loại hành vi cảm thán trong truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ

2.2.2 Hành vi cảm thán gián tiếp

2.2.2.1. Câu hỏi nhằm mục đích thể hiện hành vi cảm thán

Câu hỏi hay còn gọi là câu nghi vấn là loại câu "thường được dùng để nêu lên điều chưa biết hoặc còn hoài nghi và chờ đợi sự trả lời, giải thích của người tiếp nhận câu đó" [3; .226].

Câu hỏi đƣợc thực hiện đúng với đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng là hành vi hỏi trực tiếp; câu hỏi đƣợc dùng với các mục đích khác không phải là hỏi, nhƣ: kể lể, trách móc, ra lệnh, cảm thán,... là hành vi hỏi gián tiếp. Trong hai tập truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ mà luận văn khảo sát, nhà văn đã sử dụng 237 câu hỏi nhƣng với mục đích gián tiếp thể hiện hành vi cảm thán của nhân vật.

Ví dụ 65:

“...Con tôi lớn thật rồi. Sao đến bây giờ tôi mới biết điều đó nhỉ? Những người đàn ông đi qua đời tôi như thể bất chợt họ gặp cơn mưa rào mà họ thì không mang vải nhựa để che. Tôi là một cái hiên rộng để họ có thể chạy vào đó, yên tâm, tưng tửng chờ cho qua cơn mưa. Rồi về nhà. Hóa ra lâu nay. Tôi đi đường tôi còn con gái thì tự tìm một đường mà đi. Liệu nó có đi lại con đường của tôi?” [1; 494]

Vực dậy sau những đau khổ bi kịch của “hậu thiên đường”, người mẹ nuôi con khôn lớn và dần nhận ra con gái đã lớn và biết yêu. Hàng loạt các câu hỏi diễn ra trong thế giới nội tâm của nhân vật người mẹ diễn tả tâm lí lo lắng, băn khoăn trước sự trưởng thành của con gái và liệu con mình có đi theo vết xe đổ tình yêu của mình nhƣ ngày xƣa mình từng sai lầm.

Phát ngôn của nhân vật người mẹ là hành vi hỏi gián tiếp vì nó đã vi phạm cả bốn điều kiện sử dụng:

- Điều kiện mệnh đề: Câu hỏi của nhân vật người mẹ không có đối tượng trực tiếp trả lời, không nhằm mục đích hỏi mà nhằm biểu lộ tâm trạng.

- Điều kiện chuẩn bị: người mẹ nhận thấy con mình đã lớn và biết yêu khi đọc đƣợc cuốn nhật kí của con.

- Điều kiện chân thành: Những câu hỏi này thể hiện nhiều tâm trạng đang diễn ra trong lòng nhân vật: lo lắng, băn khoăn, buồn rầu của nhân vật người mẹ.

- Điều kiện căn bản: Câu hỏi nhƣng không với mục đích để hỏi mà mục đích để biểu hiện tâm trạng.

Hiệu quả ở lời của hành vi hỏi này là: Nguyễn Thị Thu Huệ không chỉ kể lại diễn biến tâm trạng trong lòng người mẹ, mà qua đó muốn thể hiện thái độ quan tâm đặc biệt đến thân phận người phụ nữ với nỗi ám ảnh đau đáu duy nhất đó là tình yêu với tâm hồn khao khát yêu thương, luôn luôn tất tả trên hành trình khám phá dâng hiến, hi sinh cho tình yêu đến kiệt cùng của người mẹ khi còn trẻ và cô con gái mới mười sáu tuổi chập chững bước vào yêu nhưng đầy liều mạng, mê dắm trong thiên đường với người đàn ông hay văng tục và bủn xỉn.

Ví dụ 66 :

“ – Tại sao cậu chiều Dung thế? Cháu thấy nó tiêu tiền như rác.

Cậu im lặng không trả lời tôi.

Tôi tiếp tục:

- Dung cũng ngoan thôi nhưng cậu mợ chiều, nó chưa kiếm ra tiền nên không thấy quý. Trên đời sướng nhất là tiêu tiền của người khác. Lúc nãy bật ti vi, thấy vở kịch nói về ngày thương binh liệt sĩ, nó tắt ngay, bảo xem cho phí điện, lảm nhảm toàn chuyện nhố nhăng. Cháu hơi bực. Một đứa phá tiền như nó mà lo chuyện tốn điện? Chẳng lẽ. Đến thế hệ nó là quên hết sao? ” [1; 42]

Phát ngôn của nhân vật người cháu không thoả mãn cả bốn điều kiện:

- Điều kiện chuẩn bị: Sau khi thấy Dung (em họ của người cháu) phóng tay tiêu tiền không biết nghĩ, nhƣng lại khó chịu khi xem phim về lịch sử ...

Tuy đƣợc đánh dấu bằng các từ ngữ chuyên dùng để hỏi nhƣ mà, sao nhƣng thực chất đây là hành vi hỏi gián tiếp vì nó đã vi phạm ba điều kiện còn lại:

- Điều kiện mệnh đề: Câu hỏi của nhân vật người cháu lúc này không nhằm mục đích để hỏi nhân vật người cậu nữa vì ngay trước đó nhân vật tự trả lời: “...nó chưa kiếm ra tiền nên không thấy quý”

- Điều kiện chân thành: Hai câu hỏi liên tiếp lặp lại thể hiện sự trách móc, tâm trạng bực bội của người cháu khi thấy em mình dần quên đi quá khứ mà sống vội vàng quen hưởng thụ.

- Điều kiện căn bản: Phát ngôn của người cháu không phải hành vi hỏi, vì nhân vật này đã biết rõ câu trả lời và tự mình trả lời cho điều đó.

Trong các tác phẩm của mình, tác giả đã dùng những câu hỏi gián tiếp để đạt đƣợc một số mục đích giao tiếp thể hiện những hành vi cảm thán tiêu biểu sau:

a. Hành vi hỏi để than vãn, trách móc

Than là thốt lên lời cảm thương cho nỗi đau khổ bất hạnh của mình hoặc của người khác.

Ví dụ 67 :

“- Nó không ki với tao. Nó làm ăn được toàn đưa tao giữ để chi tiêu. Thằng này tuy cục súc thật nhưng được cái thật thà. Chỉ ăn với ngủ và vần tao, chứ không để ý đến con khác. Trong khi các khóa sau mình bao em hơ hớ ra đấy. Không yêu nó mày bảo yêu ai? Tuổi tác bọn mình thế. Lại năm thứ năm rồi, biết từ giờ tới lúc ra

trường có thằng nào nó rước cho kịp để còn ở lại Hà Nội? Có phải bắt đầu vào trường đâu mà đợi các anh lớp lớn...” [1; 27]

Hai câu hỏi trong phát ngôn trên của nhân vật Thanh có dấu hiệu hình thức của câu hỏi: từ dùng để hỏi: ai, và dấu hỏi nhƣng mục đích không phải để hỏi mà thể hiện sự than thở, trách cứ. Nhân vật Thanh than thở về hoàn cảnh hiện tai của mình.

Ví dụ 68:

“Chị Hảo rên rỉ:

- Trời ơi, tôi có làm gì hại ai đâu mà trời phạt tôi thế này nhỉ? Ai sẽ làm cho em tỉnh ra hả My? Một ngày nào đó, em sẽ già và xấu như chị bây giờ, Dương sẽ lại bỏ em như hôm nay bỏ chị. Em sẽ thấy mọi thứ là vô nghĩa hết. Phải thôi, mọi thứ đều có giá của nó. Khi tôi trẻ trung xinh đẹp, Dương lăn lóc theo. Nay tôi già và bệnh tật. Dương bỏ tôi. Tôi trắng tay, người ta quăng tiền ra đều nhằm mục đích mua lại một cái gì ” [1; 115]

Hàng loạt câu hỏi, đặc biệt là cụm từ trời ơi đƣợc đặt ở đầu các câu hỏi có ý nghĩa là lời than, lời trách móc, đầy uất hận của nhân vật Hảo khi phát hiện em gái mình ngang nhiên ngoại tình với chồng mình. Đằng sau đó Nguyễn Thị Thu Huệ bày tỏ cảm thông sâu sắc số phận người phụ nữ gặp nhiều bi kịch trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc

b. Hành vi hỏi để mỉa mai, đay nghiến Ví dụ 69:

“- Chị có biết hàng đêm, ở cái sứ chó ăn đá gà ăn sỏi ấy, nếu không thuê băng Hồng Kông bộ về xem thì toàn lang thang một mình, ngửa mặt ngắm trăng sao.

Tai thay bằng nghe những lời yêu đương thì toàn nghe tiếng chó sủa trăng không? Ai nghĩ đến tôi. Chẳng lẽ cái đời tôi chỉ cần có ăn với ngủ là xong thôi à? Sẩm tối là nhà nào biết nhà ấy, cứ thanh bình mà sống nếu như ngày hôm ấy không bị xổng con gà hay mất con chó. Rồi đẻ. Đẻ một lũ mặt mũi ngờ nghệch như ở trong hang trong hốc. Chị về nhà mà xem, mặt mũi những thằng đàn ông như suốt đời bị mất trộm, người thì toàn bùn với đất phát tởm.” [1; 486]

Hai câu hỏi của nhân vật My trong truyện ngắn Thiếu phụ chưa chồng ở ví dụ này không nhằm mục đích để hỏi mà để mỉa mai, đay nghiến, châm biếm lối sống

mà cô cho là tù túng, nhạt nhẽo, vô nghĩa, chán ngắt ở làng quê. Đó cũng là lí do cô ngụy biện cho hành động ngoại tình của mình với anh rể để đƣợc sống một cuộc sống mới mà cô mơ ƣớc ở thủ đô.

c. Hành vi hỏi thể hiện thái độ bác bỏ, phản đối Ví dụ 70:

“- Em uống rượu hay hút thuốc lá, thuốc lào thì bận đến ai? Em có làm sao thì thân em chịu chứ em có nhờ ai chịu hộ đâu mà bọn chúng mách thầy? Em có phải thò lò mũi xanh đâu mà chúng nó phải lo cho em? – Thầy giáo góp ý, Hoài cãi.” [1; 34]

Trong phát ngôn trên của nhân vật Hoài, liên tiếp sử dụng ba câu có hình thức hỏi, song thực chất là bộc lộ cảm thán thái độ phản đối, bác bỏ lại lời khuyên của thầy giáo khi thấy cô học trò lớp mình nghịch ngợm vì vốn Hoài là cô gái có cá tính mạnh mẽ, ngang tàng.

Ngoài những câu hỏi với mục đích gián tiếp vừa nêu, trong tác phẩm còn có các hành vi hỏi để khuyên nhủ, vui mừng, khen ngợi... Có thể thấy rất nhiều trạng thái tình cảm của nhân vật trữ tình từ tích cực đến tiêu cực đã đƣợc tác giả đề cập tới thông qua hành vi hỏi gián tiếp. Đây là hành vi ngôn ngữ tiêu biểu nhất trong ba loại hành vi ngôn ngữ gián tiếp (hỏi, cầu khiến, kể) thể hiện hành vi cảm thán trong các truyện ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ.

Một phần của tài liệu Hành vi cảm thán trong truyện ngắn của nguyễn thị thu huệ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)