CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1. Một số vấn đề chung về kế toán quản trị
1.1.2. So sánh giữa kế toán tài chính với kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Các nhà quản trị trong đơn vị cần biết được kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong một giai đoạn nào đó nên họ cũng cần thông tin do kế toán tài chính cung cấp. Tuy nhiên nhà quản trị cần phải lập kế hoạch, tính toán như thế nào để đưa ra quyết định kịp thời khi dựa trên những thông tin hữu ích do kế toán tài chính cung cấp thì không đáp ứng được vì nó được lập vào cuối kỳ (tháng, quý, năm).
Để đáp ứng kịp thời những thông tin cho yêu cầu lập kế hoạch thì kế toán phải cung cấp thông tin khác hơn những gì thể hiện trên báo cáo tài chính, những thông tin cần thiết và hữu ích đó sẽ được cung cấp bởi kế toán quản trị. Vì thế kế toán tài chính và kế toán quản trị lại có những điểm giống nhau và khác nhau như sau:
Giống nhau
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán đó là hệ thống chứng từ. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để kế toán tài chính soạn thảo các báo cáo tài chính định kỳ, cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài. Đối với kế toán quản trị, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính, mặc dù có triển khai và tăng thêm số liệu cũng như nội dung của các thông tin đó.
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều đề cập đến các nghiệp vụ kinh tế của đơn vị từ khi thành lập đến khi giải thể hay phá sản, tức là phản ánh hoạt động kinh doanh của đơn vị đều quan tâm đến tài sản, nguồn vốn, tình hình lưu chuyển tiền tệ, công nợ và báo cáo kết quả kinh doanh.
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều là công cụ quản lý, giám sát và sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế của tổ chức.
- Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều thể hiện trách nhiệm của nhà quản trị. Kế toán tài chính chú trọng đến trách nhiệm điều hành chung đối với toàn bộ tổ chức còn kế toán quản trị thì chú trọng đến trách nhiệm điều hành ở từng bộ phận của tổ chức cho đến cấp thấp nhất chỉ có trách nhiệm với chi phí.
Khác nhau
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị Tiêu thức
so sánh Kế toán tài chính Kế toán quản trị 1. Đối tượng
sử dụng thông tin
Thông tin kế toán tài chính sử dụng cho mọi đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị nhưng hướng chủ yếu ra bên ngoài như các cổ đông, cơ quan thuế, ngân hàng …
Thông tin kế toán quản trị chỉ sử dụng cho các nhà quản trị trong nội bộ đơn vị như hội đồng quản trị, ban giám đốc, trưởng các phòng ban …
Tiêu thức
so sánh Kế toán tài chính Kế toán quản trị 2. Tính chất
của thông tin kế toán
Thông tin kế toán tài chính thường mang tính chất công khai, minh bạch thông qua hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
Thông tin kế toán quản trị thường mang tính chất bí mật.
Tùy theo vai trò của nhà quản lý và cơ chế tài chính quy định để nắm bắt thông tin.
3. Đặc điểm của thông tin kế toán
Thông tin kế toán tài chính thường ưu tiên tính chính xác hơn là đầy đủ và kịp thời vì cung cấp cho bên ngoài là chủ yếu. Thông tin thường tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán theo quy định. Thông tin thường phản ánh quá khứ kết quả của quá trình kinh doanh. Ý nghĩa của thông tin thường phục vụ cho kỳ tới để ra các quyết định.
Thông tin kế toán quản trị thường ưu tiên tính kịp thời hơn là chính xác và đầy đủ, vì cung cấp cho nhà quản trị lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Thông tin thường mang tính chất linh hoạt, sáng tạo. Thông tin thường phản ánh hiện tại, tương lai của quá trình kinh doanh. Ý nghĩa của thông tin thường phục vụ cho hiện tại hoặc tương lai
4. Thước đo của thông tin kế toán
Thông tin kế toán tài chính sử dụng các thước đo hiện vật, thời gian, giá trị nhưng thước đo giá trị coi như là cơ bản trong quá trình hạch toán.
Thông tin kế toán quản trị sử dụng các thước đo hiện vật, thời gian, giá trị, cơ cấu, chủng loại, chất lượng … nhưng thước đo nào là cơ bản còn phụ thuộc vào mục tiêu của việc nghiên cứu và các quyết định cụ thể.
5. Tính pháp lý của thông tin kế toán
Thông tin kế toán tài chính thường mang tính pháp lệnh cao, tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán.
Thông tin kế toán quản trị không mang tính pháp lệnh, thông tin đa dạng, phong phú mang tính chất linh hoạt.
Tiêu thức
so sánh Kế toán tài chính Kế toán quản trị 6. Hệ thống
báo cáo kế toán
Báo cáo của kế toán tài chính trong phạm vi doanh nghiệp, mẫu biểu báo cáo thường mang tính chất thống nhất về hình thức và nội dung trình bày, kỳ báo cáo có thể là tháng, quý, năm.
Báo cáo của kế toán quản trị thường theo bộ phận trong doanh nghiệp, mẫu biểu báo cáo phụ thuộc vào nhu cầu quản trị của các cấp và đặc điểm kinh doanh cụ thể của các doanh nghiệp, kỳ báo cáo có thể là ngày, tuần, tháng.
7. Quan hệ với các ngành khoa học khác
Kế toán tài chính ghi nhận lại những sự kiện kinh tế đã diễn ra trong quá trình kinh doanh bằng những phương pháp riêng của mình, do đó ít quan hệ với các ngành học khác.
KTQT được mở rộng, liên hệ với nhiều ngành học khác như thống kê, phân tích… để có thông tin hữu ích đáp ứng cho nhu cầu thông tin của các nhà quản trị.
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Quang và cộng sự 2012) 1.2 Nội dung kế toán quản trị