Kế toán trách nhiệm

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học đồng nai (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1. Một số vấn đề chung về kế toán quản trị

1.2.3. Kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Gắn với kế toán trách nhiệm là các trung tâm trách nhiệm. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận hay một phòng ban chức năng mà kết quả của nó được gắn trách nhiệm trực tiếp của một nhà quản lý cụ thể. Có 4 loại đó chính là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.

- Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ có quyền ra quyết định đối với chi phí phát sinh trong bộ phận đó. Thành quả của các trung tâm chi phí thường được đánh giá bằng việc so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh.

Khi đánh giá thành quả trung tâm chi phí cần phân biệt 02 dạng trung tâm chi phí như sau:

(1) Trung tâm chi phí định mức (Standard cost center): đầu ra tuy không thể hiện bằng hình thái tiền tệ nhưng vẫn có thể xác định và lượng hóa được dựa trên cơ sở đã biết phí tồn đầu vào cần thiết để tạo ra đầu ra.

(2) Trung tâm chi phí tự do (Discretionary espense center): đầu ra của các trung tâm này không thể lượng hóa bằng tiền đồng thời mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào ở trung tâm này là không chặt chẽ, không thể so sánh được.

- Trung tâm doanh thu

Trung tâm doanh thu là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với doanh thu phát sinh trong bộ phận đó. Thành quả của các trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánh doanh thu thực tế với doanh thu dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh.

Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, trên dữ liệu đó phân tích chênh lệch doanh thu do ảnh hưởng bởi các nhân tố liên quan như đơn giá, số lượng sản phẩm tiêu thụ và kết cấu sản phẩm tiêu thụ.

Mức chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán Về mặt hiệu năng: do đầu ra của các trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền nhưng đầu vào thì không. Để đánh giá được hiệu quả của trung tâm này hay đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị tại trung tâm doanh thu thì chúng ta phải xét đến tình hình thực hiện dự toán của trung tâm này trên cơ sở so sánh chi phí hoạt động thực tế so với chi phí dự toán đã lập.

- Trung tâm lợi nhuận

Trung tâm lợi nhuận là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó chỉ được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận đạt được trong bộ phận đó.

Do lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí nên các nhà quản trị của các trung tâm lợi nhuận có trách nhiệm cả doanh thu và chí phí phát sinh ở bộ phận đó. Thành quả của các trung tâm lợi nhuận thường được đánh giá bằng việc so sánh các dữ liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh dự toán tổng thể và dự toán linh hoạt.

Khi đánh giá thành quả quản lý ở trung tâm lợi nhuận:

Về mặt kết quả: được đánh giá thông qua tình hình thực hiện dự toán lợi nhuận, so sánh lợi nhuận đạt được thực tế so với lợi nhuận ước tính theo dự toán. Qua đó phân tích khoản chênh lệch lợi nhuận do ảnh hưởng bởi các nhân tố có liên quan như doanh thu, giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý.

Mức chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán Về mặt hiệu quả: do có thể lượng hóa bằng tiền cả đầu ra và đầu vào nên hiệu quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận có thể đo lường bằng các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất doanh thu trên chi phí hay các chỉ tiêu bằng số tuyệt đối (số dư đảm phí, số dư bộ phận kiểm soát được, số dư bộ phận, lợi nhuận trước thuế)

- Trung tâm đầu tƣ

Trung tâm đầu tư là một bộ phận mà các nhà quản trị của nó được quyền ra quyết định đối với lợi nhuận và vốn đầu tư của đơn vị đó. Thành quả của các trung tâm đầu tư thường được đánh giá bằng việc sử dụng các thước đo như tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), lợi nhuận còn lại (RI).

Đánh giá thành quả quản lý ở các trung tâm đầu tư:

So sánh doanh thu và chi phí có thể kiểm soát được giữa thực tế với dự toán và sử dụng các thước đo thành quả đối với các khoản vốn đầu tư thuộc quyền kiểm soát của nhà quản trị ở trung tâm đầu tư như tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), lợi nhuận còn lại (RI). Sau đây chúng ta lần lượt sử dụng từng thước đo thành quả trên.

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI: Return on Investment): Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư được tính toán dựa vào lợi nhuận trước thuế và vốn đầu tư để thu được lợi nhuận đó.

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) = Lợi nhuận trước thuế Vốn đầu tƣ

Lợi nhuận còn lại (RI: Residual Income): Lợi nhuận còn lại là số tiền còn lại sau khi trừ chi phí vốn sử dụng

Lợi nhuận còn lại = Lợi nhuận hoạt động – (Vốn đầu tƣ x tỷ lệ hoàn vốn mong muốn tối thiểu)

Lợi nhuận còn lại càng lớn thì lợi nhuận hoạt động tạo ra càng nhiều hơn lợi nhuận mong muốn tối thiểu, khi đó thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư càng được đánh giá càng cao. RI khuyến khích các nhà quản trị thực hiện các cơ hội đầu tư mới có khả năng sinh lời. Tuy nhiên, RI cũng có nhược điểm là không thể sử dụng để so sánh thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung tâm đầu tư có quy mô tài sản được đầu tư khác nhau.

Việc hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng dựa trên cơ cấu tổ chức các bộ phận trong doanh nghiệp có liên quan đến việc sử dụng chi phí, thực hiện doanh thu và lợi nhuận, đầu tư. Kế toán trách nhiệm nhằm mục đích thông tin về hiệu quả hoạt động của các bộ phận đó.

Để cấp quản trị cao nhất trong một tổ chức có thể nắm được toàn bộ tình hình hoạt động của tổ chức, định kỳ các trung tâm trách nhiệm từ cấp thấp phải báo cáo dần các cấp cao hơn trong hệ thống về những chỉ tiêu tài chính chủ yếu của trung tâm trong một báo cáo gọi là báo cáo kiểm soát (performance report). Một báo cáo kiểm soát trình bày các số liệu dự toán, số liệu thực tế và số chênh lệch những chỉ tiêu tài chính chủ yếu phù hợp với theo từng loại trung tâm trách nhiệm. Thông qua các báo cáo kiểm soát, nhà quản trị sẽ kiểm soát được các hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học đồng nai (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)