CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1. Một số vấn đề chung về kế toán quản trị
1.2.1. Dự toán ngân sách
1.2.1.4. Các mô hình lập dự toán ngân sách
Mô hình 1- Mô hình ấn định thông tin từ trên xuống
Theo mô hình này, các chỉ tiêu dự toán được lập từ ban quản lý cấp cao nhất và được truyền đạt cho các cấp quản lý trung gian, trên cơ sở đó cấp quản lý trung gian truyền đạt cho các đơn vị cấp cơ sở.
(Nguồn: Trần Đình Sự và cộng sự 2009) Sơ đồ 1.1: Mô hình lập dự toán thông tin từ trên xuống
Nhận xét: lập dự toán mô hình này mang tính chất áp đặt từ quản lý cấp cao xuống, dễ gặp tình trạng dự toán do quản lý cấp cao tự ấn định sẽ không phù hợp với mức độ hoạt động và năng lực thực tế của từng bộ phận.
Khi lập dự toán theo mô hình này đòi hỏi nhà quản lý phải có tầm nhìn toàn diện đồng thời nắm được chi tiết hoạt động từng bộ phận.
Điều này chỉ có thể thực hiện được đối với những đơn vị có quy mô nhỏ, ít phân cấp quản lý hoặc trong trường hợp đặc biệt đơn vị phải tuân theo sự chỉ đạo của cấp quản lý cao hơn.
Mô hình 2 - Mô hình thông tin phản hồi Theo mô hình này việc lập dự toán theo trình tự sau:
- Ban quản lý cấp cao ước tính các chỉ tiêu dự toán mang tính chất tham khảo và phân bổ xuống cho các đơn vị cấp trung gian. Trên cơ sở đó cấp trung gian phân bổ cho các đơn vị cấp cơ sở.
- Các bộ phận quản lý cấp cơ sở căn cứ vào các chỉ tiêu dự thảo, căn cứ khả năng, điều kiển của mình để xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được và bảo vệ trước bộ phận quản lý cấp trung gian.
- Bộ phận quản lý cấp trung gian, trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được ở bộ phận mình và bảo vệ trước bộ phận quản lý cấp cao.
- Bộ phận quản lý cấp cao, trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ các bộ phận cấp trung gian sẽ xét duyệt thông qua các chỉ tiêu dự toán cho các bộ phận
Quản lý cấp cao nhất
Quản lý cấp trung gian
Quản lý cấp
cơ sở Quản lý cấp cơ sở
Quản lý cấp trung gian
Quản lý cấp
cơ sở Quản lý cấp cơ sở
trung gian, trên cơ sở đó bộ phận trung gian xét duyệt thông qua các chỉ tiêu cho các bộ phận cấp cơ sở.
Khi dự toán ở các bộ phận được xét duyệt thông qua sẽ trở thành dự toán chính thức định hướng cho hoạt động kỳ kế hoạch.
: bước 1 : bước 2 : bước 3
(Nguồn: Trần Đình Sự và cộng sự 2009) Sơ đồ 1.2: Mô hình lập dự toán thông tin phản hồi
Nhận xét: mô hình này thu hút được trí tuệ, kinh nghiệm của các cấp quản lý khác nhau, vừa kết hợp tầm nhìn tổng quát và toàn diện của quản lý cấp cao với khả năng của cấp quản lý trung gian và cấp cơ sở. Nhờ sự kết hợp này mà dự toán có tính khả thi cao. Tuy nhiên, lập dự toán theo mô hình này đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí cho thông tin dự thảo, phản hồi và xét duyệt thông qua. Mặt khác, nếu tổ chức quá trình lập dự toán không tốt sẽ dẫn đến không cung cấp thông tin kịp thời cho kỳ kế hoạch.
Quản lý cấp cao nhất
Quản lý cấp trung gian
Quản lý cấp
cơ sở Quản lý cấp cơ sở
Quản lý cấp trung gian
Quản lý cấp
cơ sở Quản lý cấp cơ sở
Mô hình 3- Mô hình thông tin từ dưới lên
Theo mô hình này, dự toán được lập từ cấp quản lý thấp nhất đến cấp quản lý cao nhất. Các bộ phận quản lý cấp cơ sở lập các chỉ tiêu dự toán trình lên cấp quản lý trung gian. Trên cơ sở đó cấp trung gian trình lên bộ phận quản lý cấp cao. Bộ phận quản lý cấp cao tổng hợp các chỉ tiêu dự toán của cấp trung gian sẽ xét duyệt thông qua dự toán cho các cấp trung gian. Trên cơ sở đó cấp trung gian xét duyệt thông qua cho các cấp cơ sở.
: bước 1 : bước 2
(Nguồn: Trần Đình Sự và cộng sự 2009) Sơ đồ 1.3: Mô hình lập dự toán thông tin từ dưới lên
Nhận xét: Mô hình này khắc phục nhược điểm của mô hình thông tin phản hồi.
Các bộ phận tự chịu trách nhiệm với dự toán do mình lập ra, số liệu chính xác và thực tế hơn. Mô hình này phù hợp với những tổ chức có sự phân quyền trong quản lý. Tuy nhiên nó tồn tại nhược điểm là dự toán xuất phát từ các đơn vị cấp cơ sở nên thường có xu hướng xác lập các chỉ tiêu dự toán dưới khả năng, điều kiện của mình để có thể dễ dàng hoàn thành chỉ tiêu dự toán dẫn tới không khai thác hết tiềm năng
Quản lý cấp cao nhất
Quản lý cấp trung gian
Quản lý
cấp cơ sở Quản lý cấp cơ sở
Quản lý cấp trung gian
Quản lý
cấp cơ sở Quản lý cấp cơ sở