Phân loại chi phí

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học đồng nai (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1. Một số vấn đề chung về kế toán quản trị

1.2.2. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành

1.2.2.2. Phân loại chi phí

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành 3 loại đó là biến phí (chi phí khả biến), định phí (chi phí bất biến) và chi phí hỗn hợp.

+ Định phí là chi phí mà tổng số của nó sẽ không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể khi mức độ hoạt động thay đổi. Tuy nhiên nếu tính cho một đơn vị hoạt động thì định phí sẽ thay đổi vì tổng số không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì định phí tính trên một đơn vị sẽ giảm đi và ngược lại. định phí có thể chia thành 2 loại là định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc.

Định phí bắt buộc là những chi phí có bản chất lâu dài và không thể cắt giảm đến không cho dù mức độ hoạt động giảm xuống như chi phí về máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng ….

Định phí không bắt buộc là những chi phí có bản chất ngắn hạn và có thể cắt giảm chúng đi như chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu, chi phí đào tạo …

+ Biến phí là chi phí mà tổng số của nó sẽ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Biến phí tính cho một đơn vị hoạt động là không đổi. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động.

+ Chi phí hỗn hợp là những chi phí gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản thì thể hiện đặc điểm của định phí nhưng khi vượt quá mức độ hoạt động đó thì nó sẽ thể hiện đặc điểm của biến phí

Phân loại chi phí nhằm mục đích ra quyết định

+ Chi phí chìm là những chi phí đã chi ra trong quá khứ và không thể tránh được cho dù chọn phương án nào.

+ Chi phí cơ hội là chi phí lợi ích bị mất đi khi lựa chọn phương án hành động này thay cho một phương án hành động khác.

+ Chi phí chênh lệch là những chi phí có trong phương án này nhưng lại không hoặc chỉ có một phần trong phương án khác, do đó tạo ra chênh lệch chi phí, đây là cơ sở để nhà quản trị ra quyết định lựa chọn phương án.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

+ Chi phí gián tiếp là chi phí không thể tính thẳng cho đối tượng sử dụng mà phải phân bổ theo cách thức phù hợp.

+ Chi phí trực tiếp là chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến đối tượng sử dụng và được tính thẳng cho đối tượng sử dụng đó.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định KQKD

+ Chi phí thời kỳ là chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết thành phí tồn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Chi phí sản phẩm là chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất hoặc mua hàng hóa. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản phẩm gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Đối với doanh nghiệp thương mại thì bao gồm giá mua và chi phí mua.

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành 2 loại:

+ Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm trong một thời kỳ nhất định, bao gồm 3 yếu tố cơ bản đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

+ Chi phí ngoài sản xuất là chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung của toàn doanh nghiệp, gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

1.2.2.3 Đối tƣợng tập hợp chi phí và tính giá thành

Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí, thực chất đó là việc xác định chi phí phát sinh ở bộ phận nào và của kỳ nào để ghi nhận vào nơi chịu chi phí. Thông thường để xác định đối tượng tập hợp chi phí người ta có thể dựa vào địa bàn, cơ cấu tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ …. Đối tượng tập hợp chi phí có thể là từng phân xưởng, tổ, từng giai đoạn của quy trình công nghệ.

Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định.

Để xác định đối tượng tính giá thành cũng có thể dựa vào đặc điểm sản phẩm.

a. Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật và nhu cầu thông tin về giá thành mà kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý, năm …

b. Phương pháp tập hợp chi phí

Việc tập hợp chi phí có thể thực hiện bằng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp hay phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp. Theo phương pháp này thì chi phí sẽ được tập hợp chung cho nhiều đối tượng sau đó sẽ lựa chọn các tiêu thức phân bổ phù hợp để phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Nếu chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì áp dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp, còn nếu chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nhưng không thể tách riêng cho từng đối tượng thì áp dụng phương pháp tập hợp chi phí gián tiếp.

c. Phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành là một trình tự các bước cần phải thực hiện để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trên cơ sở chi

phí đã tập hợp được theo đúng đối tượng tính giá thành, tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ mà chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Các phương pháp tính giá thành cơ bản bao gồm:

+ Phương pháp giản đơn + Phương pháp hệ số + Phương pháp tỷ lệ

+ Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ + Phương pháp phân bước

+ Phương pháp đơn đặt hàng d. Phân tích biến động chi phí

Biến động chi phí là chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn (định mức chi phí). Biến động chi phí được tách thành 02 thành phần đó là biến động về giá và biến động về lượng để có thể kiểm soát tốt chi phí.

Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế - Giá định mức)

Biến động về lượng = Giá định mức x (Lượng thực tế - Lượng định mức)

Sau khi phân tích, kết quả biến động giữa thực tế với định mức được đánh giá như sau:

- Nếu kết quả biến động là âm, tức chi phí thực tế < chi phí định mức : đánh giá là tốt nếu chất lượng của sản phẩm được bảo đảm.

- Nếu kết quả biến động là dương, tức chi phí thực tế > chi phí định mức : đánh giá là không tốt.

- Nếu kết quả biến động là 0, tức chi phí thực tế = chi phí định mức : đảm bảo thực hiện đúng định mức.

Tuy nhiên các nhà quản lý phải xác định nguyên nhân của tất cả các biến động.

Vậy biến động nào nhà quản trị cần phải kiểm soát và biến động nào thì được bỏ qua. Để giải quyết vấn đề này nhà quản trị phải xem xét đến bản chất của biến động là kiểm soát được hay không kiểm soát được. Đối với biến động có thể kiểm soát được thì phải được phân tích kỹ và báo cáo cho nhà quản lý để tìm ra biện pháp khắc phục, còn đối với biến động không kiểm soát được thì phần lớn biến động này là do điều kiện khách quan của nền kinh tế do đó nó nằm ngoài tầm kiểm soát của tổ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán quản trị tại trường đại học đồng nai (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)