CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.4. Đặc điểm kế toán quản trị trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập
Các đơn vị này hoạt động theo Luật ngân sách nhà nước và Luật giáo dục.
Các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà đáp ứng nhiều yêu cầu khác như tạo ra các dịch vụ phục vụ xã hội, phát triển cơ sở, tạo ra lực lượng lao động có trình độ và tay nghề.
Tính cạnh tranh trong giáo dục không cao như các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập bị chi phối mạnh bởi luật giáo dục và các chính sách khác. Hoạt động của các trường theo quy định chung của tỉnh do đó không tạo được tính chủ động trong nhà trường gây khó khăn trong cạnh tranh với các đơn vị sự nghiệp giáo dục ngoài công lập. Chịu sự chi phối bởi cơ quan chủ quản về mục tiêu hoạt động và yêu cầu quản lý, dẫn đến khó khăn trong công tác chỉ đạo và ra quyết định trong nhà trường.
Ngoài ra còn có những chi phối khác về chính sách kế toán tài chính, nhân sự và các chính sách khác điều này làm cho nhà trường khó chủ động về mặt tài chính nhằm thu hút chất xám về phía nhà trường.
Xây dựng nội dung kế toán quản trị trong nhà trường thể hiện cung cấp cho nhà quản trị, chỉ đặt ra một số nội dung trọng tâm hỗ trợ cho nhà quản trị đưa ra các quyết định như giá học phí, cơ sở để đưa ra các quyết định lựa chọn phương án đào tạo, lập dự toán để phân tích biến động chi phí hay một số chỉ tiêu tài chính cơ bản để đánh giá thành quả hoạt động.
Nhà nước đang khuyến khích các cơ sở giáo dục công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính, do chi phí cho giáo dục ngày càng tăng sẽ dẫn đến tình huống một lúc nào đó ngân sách nhà nước không thể cấp phát như hiện nay và các trường phải tự chủ hoàn toàn về mặt tài chính. Lúc đó, nhà quản trị phải phân tích chi phí, phân tích hiệu quả hoạt động, khai thác tiềm năng của trường mình để có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao với mức thặng dư cao nhất.
Trường học là hạt nhân trong chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Tuy nhiên trường học là tổ chức phi lợi nhuận nhưng quản lý và điều
hành của các tổ chức này cũng không kém phần phức tạp so với doanh nghiệp. Vì vậy KTQT với chức năng cung cấp thông sẽ giúp cho nhà quản trị trong việc hoạch định chiến lược để đạt được mục tiêu đề ra.
Bên cạnh đó còn kiểm soát và điều hành hoạt động của từng bộ phận và trên cơ sở tổng hợp các thông tin để đưa ra các quyết định đúng đắn nhất nhằm thực hiện được mục tiêu đào tạo của nhà trường nói riêng và cho sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngành giáo dục nói chung. Có thể nói tổ chức công tác kế toán quản trị trong các trường học là một yêu cầu cần thiết, thế nhưng Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một cơ sở đào tạo nào tổ chức công tác kế toán quản trị cho đơn vị mình. Chính vì vậy, vấn đề này còn khá mới mẻ đối với trường học.
Hiện nay các trường học được thành lập mới khá nhiều với đủ loại hình, người học có nhiều lựa chọn cơ sở đào tạo cho mình. Do đó muốn thu hút được người học cạnh tranh được với các trường khác đồng thời thu hút nguồn tài trợ thì nhà quản trị phải làm sao xây dựng được thương hiệu cho trường mình, nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng quản lý của mình. Vì vậy kế toán quản trị là một công cụ quan trọng cung cấp được các thông tin cần thiết cho hoạt động quản trị của nhà quản trị cũng như để nhà quản trị đánh giá được thành quả quản lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương một tác giả đã tổng kết và hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về kế toán quản trị, phân biệt giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính, nội dung của kế toán quản trị. Trong chương này nêu lên sự cần thiết phải tổ chức kế toán quản trị trong các trường học, nhà quản trị cần phải có công cụ hỗ trợ đắc lực để có thể quản trị tốt các nguồn lực của đơn vị mình, công cụ đó chính là kế toán quản trị.
Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán, cung cấp thông tin chủ yếu cho nhà quản trị nội bộ ở mọi tổ chức để lập kế hoạch, điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức, thúc đẩy các nhà quản lý đạt được mục tiêu của tổ chức, đo lường hiệu quả hoạt động của nhà quản lý, bộ phận và các đơn vị trực thuộc, ra các quyết định trong tương lai.
Nội dung của kế toán quản trị tác giả đã trình bày bao gồm các nội dung dự toán ngân sách, hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành, kế toán trách nhiệm, thông tin kế toán cho việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn. Việc nắm vững kế toán quản trị là cơ sở để tiến hành phân tích kế toán quản trị được thực hiện tại trường Đại học Đồng Nai cũng như là cơ sở để đề xuất giải pháp tổ chức công tác kế toán quản trị tại đơn vị.
CHƯƠNG 2