CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI RỦI RO HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG
2.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Sự phát triển của ngành Ngân hàng trên thế giới bắt nguồn từ các chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và quốc tế hóa đã dẫn đến sự gia tăng tính phức tạp của các hoạt động kinh doanh đồng thời tác động mạnh mẽ đến RRHĐ cho các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích dự báo. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần tìm hiểu sâu hơn và phòng ngừa RRHĐ đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về vấn đề này. Các nghiên cứu đi theo khuynh hướng thảo luận về nội dung và đưa ra bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng của RRHĐ đến sự phát triển của nghành Ngân hàng.
Một số nghiên cứu của Tiwari, Rajnish and Buse, Stephan; Brunner, A.Decressin, J.Hardy, D.Kudela nghiên cứu khái niệm rủi ro dịch vụ NH: (cầm cố, tiết kiệm, cho vay cá nhân, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng…), nghiên cứu đề cập đến các ngân hàng giao dịch trực tiếp với khách hàng cá nhân nhiều hơn với KH doanh nghiệp và định lượng về sự rủi ro hoạt động chủ yếu ở nghiệp vụ giao dịch là KH cá nhân chứ chưa đi sâu vào đối tượng là khách hàng DN.
Nghiên cứu của Reynold E.Byers và Phillip J.Lederer về chiến lược phân phối dịch vụ NH ảnh hưởng của công nghệ phân phối điện tử như PC bank và ảnh hưởng của RRHĐ trong chiến lược bán lẻ này. Những phân tích trong nghiên cứu này cho thấy: dịch vụ NH có vai trò to lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Và sự thay đổi trong thái độ, ứng xử của khách hàng dẫn đến rủi ro hoạt động từ một chiến lược tồi vì dịch vụ NH cá nhân thường chiếm đến hơn 40% tổng số giao dịch.
Nghiên cứu của Stiroh, K. J chỉ rõ vai trò to lớn của dịch vụ NH đối với phát triển kinh tế và chính sách tiền tệ, cụ thể: thúc đẩy các hoạt động kinh tế vì nó cung cấp tín dụng cho cá nhân và các công ty nhỏ, phân tán rủi ro. Hội nhập vào thị trường các dịch vụ NH làm bộc lộ sự yếu kém trong thể chế và cấu trúc tài chính của các ngân hàng.
Những yếu tố này có ảnh hưởng khác nhau trong rủi ro tín dụng và mô hình giá cả, sự khác nhau về thuế và thể chế, cơ sở hạ tầng. Các quốc gia nói chung và các ngân hàng nói
riêng phải nỗ lực hết sức để cải tổ. Sư thay đổi này sẽ dẫn đến sự phân phối tín dụng hợp lý hơn để đổi mới và phát triển các công ty.
Michael G. The Determinants of Operational Risk in U.S. Financial Institutions(2011).Mục đích của nghiên cứu này kiểm tra tỷ lệ thiệt hại hoạt động giữa các tổ chức tài chính Mỹ và cho thấy rằng hầu hết các nguồn gốc gây thiệt hại, tổn thất RRHĐ được phát sinh từ một sự cố của kiểm soát nội bộ và các những tổn thất có xu hướng tinh vi và phức tạp hơn. Những phát hiện này làm nổi bật sự tương quan giữa rủi ro hoạt động và rủi ro tín dụng, cũng như vai trò của quản trị doanh nghiệp và khuyến khích quản lý thích hợp trong việc giảm thiểu rủi ro hoạt động. Nghiên cứu áp dụng các phương pháp đo lường tiên tiến (AMA) các hệ thống đo lường rủi ro để xác định phí vốn rủi ro hoạt động; áp dụng Accord Basel II các yếu tố kiểm soát nội để thay đổi, kiểm soát việc sử dụng dữ liệu bị mất. Một tính năng độc đáo của nghiên cứu này là việc sử dụng một nguồn cơ sở dữ liệu được gọi là AlgoFIRST có sẵn trong quá trình hoạt để làm bằng chứng cho các sự kiện rủi ro chẳng hạn như gian lận, kinh không đúng thực hành; sai sót sản phẩm; công nghệ thất bại; kỳ thị việc làm; giao dịch; các lỗi thực hiện và các thiên tai và khủng bố. Một trong những mô hình được sử dụng trong nghiên cứu này về RRHĐ:
λ = α0 + α1 ET1+ α2 ET2+ α3 ET3+ α4 ET4+ α5 ET5+ α6 ET6+ ε j Trong đó:
λ: Kết quả của các yếu tố tác động đến RRHĐ của hệ thống NH tại Mỹ Các biến độc lập của mô hình:
ET1: Gian lận nội bộ ET2: Gian lận bên ngoài
ET3: Khách hàng, sản phẩm, và thực tiễn kinh doanh ET4: Thiệt hại đối với tài sản vật lý
ET5:Sự gián đoạn kinh doanh và hệ thống thất bại ET6:Thực hiện, giao hàng, và quản lý quá trình α0: Hệ số tự do
α1,α2,α3,α4,α5,α6: Các tham số chưa biết của mô hình ε j: Sai số ngẫu nhiên
Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với các loại sự kiện khác nhau thì sự kiện mất mát, tổn thất trong hoạt động xảy ra trên tổng thể chứ không tập trung vào một sự kiện nhất định kể cả trong thành viên HĐQT của DN. Bên cạnh đó làm sáng tỏ trên tầm quan trọng của khủng hoảng tài chính, quản trị doanh nghiệp, chính vì lý do nghiên cứu đề xuất, kiến nghị là mua bảo hiểm cho Giám đốc Điều hành, đây là một trong những vấn đề mới nhất trong nghiên cứu của ông.
2.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước;
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về ảnh hưởng của RRHĐ đến hệ thống KSNB trong lĩnh vực NH chưa nhiều, nếu có thì chỉ tiếp cận rời rạc từng khía cạnh nhỏ chưa tập trung vào lĩnh vực RRHĐ trong hệ thống NH. Với điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, hệ thống NH nước ta đang còn trong giai đoạn phát triển về lượng, chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh từ các NH lớn mạnh khác trên Thế giới, RRHĐ còn trong tầm kiểm soát của từng NH và chịu sự giám sát từ NH Nhà nước.
Bài viết “Thu thập dữ liệu tổn thất trong quản lý rủi ro hoạt động” (Phương Ngọc, 2014) khẳng định rằng: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản không chỉ chỉ liên quan đến một hoặc một số bộ phận của ngân hàng mà có liên quan đến đến toàn bộ các bộ phận như: sự cố mất điện xảy ra hoặc lỗi hệ thống máy tính bị tạm treo thì toàn bộ hoạt động ngân hàng sẽ bị ngưng trệ. Hoặc nếu quy trình nghiệp vụ huy động vốn không phù hợp với quy định hiện hành của các cơ quan quản lý thì cũng dễ xảy ra nguy cơ ngân hàng bị phạt, các giao dịch bị hủy bỏ. Bài viết nhấn mạnh rằng: nguyên nhân chủ yếu gây ra RRHĐ xuất phát từ yếu tố con người với các hoạt động như: lừa đảo, biển thủ, giả mạo giấy tờ, ăn cắp thông tin, thực hiện giao dịch không đúng thẩm quyền, cố ý làm trái các quy định của ngân hàng, ...Bên cạnh đó tác giả đưa ra biện pháp thu thập các dữ liệu tổn thất do RRHĐ làm cơ sở để các nhà quản lý xác định các vấn đề như: khu vực phải chịu tổn thất;
tần suất và mức độ tổn để đo lường hiệu quả rủi ro. Qua đó ngân hàng có thể đặt ra mục tiêu, giới hạn cho công tác quản trị RRHĐ và tính toán được một cách chính xác hơn mức dự phòng RRHĐ cho toàn bộ ngân hàng trong năm. Tác giả cũng nhận định rằng dữ liệu tổn thất của một ngân hàng cần phải được thu thập theo những tiêu chí nhất quán trong vòng ba năm liên tiếp mới có thể sử dụng cho các mô hình thống kê, phân tích. Do đó, các NHTM Việt Nam hiện nay cũng đã chú trọng đến việc thiết lập các nguyên tắc, tiêu chuẩn trong việc thu thập dữ liệu. Tìm hiểu các tiêu chuẩn quốc tế về thu thập dữ liệu tổn thất
đang được các ngân hàng trong và ngoài nước áp dụng, nghiên cứu để triển khai tại ngân hàng mình. Các NHTM cũng từng bước xây dựng và triển khai các quy định về báo cáo dữ liệu tổn thất với các yêu cầu cụ thể như thời gian, số tiền tổn thất, nguyên nhân, khả năng khắc phục, phân loại theo sự kiện, đơn vị, nghiệp vụ, sản phẩm... và tích cực tham gia vào các hệ thống chia sẻ thông tin RRHĐ trong nước và quốc tế nhằm nâng cao kiến thức và thực tiễn quản lý những hoạt động này. Vì là bài viết nên cũng chưa thể đưa ra được hệ thống KSNB NH cần phải làm gì để giảm thiểu RRHĐ ở mứ thấp nhất có thể.
Một số bài báo được đăng trên nhiều kênh thông tin đại chúng đề cập đến RRHĐ ngân hàng thông qua các giao dịch đã xảy ra, sự việc đã kết thúc và phương án xử lý được lấy từ quỹ trích lập dự phòng rủi ro của chính đơn vị đó.
Nhưng cho đến hiện nay Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về mô hình đo lường rủi hoạt động dùng chung cho ngân hàng mà từng NH tự tìm kiếm phương án phòng, ngừa rủi ro riêng cho mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II:
Hệ thống kiểm soát nội bộ có một vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành bại của một tổ chức. Vì vậy hệ thống KSNB được thiết lập nhằm đảm bảo mục tiêu báo cáo tài chính đáng tin cậy, sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động và đảo bảm tuân thủ pháp luật. Một hệ thống KSNB gồm năm bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát.
Một hệ thống KSNB hiệu quả theo tiêu chuẩn của Basle phải bao gồm các yếu tố:
tạo môi trường văn hóa kiểm soát mạnh mẽ, nhận biết và đánh giá rủi ro đầy đủ, tổ chức hoạt động kiểm soát chặt chẽ và phân công, phân nhiệm rạch ròi, xây dựng hệ thống thông tin và truyền thông hiệu quả, giám sát hoạt động thường xuyên và sửa chữa sai sót kịp thời.
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thường chứa đựng các rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ngoại bảng, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro khác. Trong đó rủi ro hoạt động là loại rủi ro có tần xuất xuất hiện nhiều nhất, xảy ra liên tục và không thể dự báo trước. Vì vậy nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, những rủi ro này xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan.
Các NHTM cần phải thiết lập một hệ thống KSNB thật hiệu quả để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khâu bao gồm kiểm tra trước, trong và sau quy trình hoạt động làm giảm thiểu được rủi ro từ các nguyên nhân chủ quan. Đồng thời để hạn chế rủi ro hoạt động do các nguyên nhân khách quan thì cần phải giám sát quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả, cảnh báo sớm đối với các dấu hiệu rủi ro.
Tóm lại, kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của NHTM, nó giúp kiểm soát, hạn chế và ngăn ngừa những rủi ro hoạt động gây thiệt hại cho ngân hàng. Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu giao dịch trong nền kinh tế ngày càng tăng cũng kéo theo sự gia tăng rủi ro hoạt động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với NHTM. Vì vậy việc không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các NHTM.
Dựa trên những nghiên cứu ở chương 2, tác giả sẽ phân tích, đánh giá hệ thống KSNB đối với rủi ro hoạt động tại NHTM Đầu tư và Phát triển Việt nam trong thời gian qua ở chương 3.
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM