Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.2. Các giải pháp tổ chức kiểm toán các khoản vay nợ Chính phủ
3.2.2. Kiểm toán hoạt động đối với nợ Chính phủ
Kiểm toán hoạt động là cuộc kiểm tra có tính hệ thống và khách quan bằng chứng nhằm mục đích đưa ra đánh giá độc lập về tình hình hoạt động của một cơ quan, chương trình, hoạt động hay chức năng của Chính phủ, từ đó cung cấp thông tin nhằm thúc đẩy trách nhiệm công và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định của các bên có trách nhiệm giám sát hay đề xướng biện pháp khắc phục.
(1) Mục tiêu của cuộc kiểm toán hoạt động
• Kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tổ chức quản lý nợ Chính phủ có thực hiện được các mục tiêu quản lý một cách hiệu lực và sử dụng các nguồn lực vay nợ một cách kinh tế và hiệu quả hay không
• Báo cáo kiểm toán hoạt động đưa ra đánh giá độc lập về một nội dung của hoạt động quản lý nợ Chính phủ và hướng tới cải tiến việc quản lý nợ Chính phủ một cách hiệu quả và tăng thêm giá trị cho hoạt động của Chính phủ thông qua việc đưa ra các khuyến nghị về cải tiến hoạt động quản lý nợ Chính phủ.
(2) Phạm vi của cuộc kiểm toán hoạt động
• Các cuộc kiểm toán tính kinh tế và tính hiệu quả bao gồm việc xác định:
– Liệu Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ có đang thực hiện vay, quản lý, sử dụng các khoản vay nợ một cách kinh tế và hiệu quả hay không ?
– Nguyên nhân gây nên những hoạt động thiếu hiệu quả hoặc không kinh tế trong quản lý vay nợ?
– Liệu đơn vị có chấp hành Luật và các quy định trong quản lý nợ Chính phủ về vấn đề tính kinh tế và tính hiệu quả hay không?
• Đối với quản lý nợ, trọng tâm của cuộc kiểm toán hoạt động có thể là tập trung vào 5 nội dung của một hệ thống kiểm soát nội bộ:
* Môi trường kiểm soát
• Sự liêm chính và các giá trị đạo đức của bộ máy và nhân viên Chính phủ liên quan đến quản lý nợ.
• Chính sách nguồn nhân lực: Cơ quan quản lý nợ, Chính phủ có chính sách để thu hút, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nợ một các tốt nhất hay không ?
• Cơ cấu tổ chức: Hệ thống các cơ quan quản lý nợ có được thiết lập một cách tốt nhất hay không ? Các cơ quan có liên quan trong quản lý nợ Chính phủ có phối hợp nhịp nhàng để quản lý nợ một cách tốt nhất hay không ? Có tổ chức thành cơ quan quản lý nợ chuyên nghiệp hay không ? Đây những câu hỏi có thể đưa ra và sẽ tìm được bằng chứng để giải đáp thông qua kiểm toán hoạt động.
• Hệ thống thông tin về nợ Chính phủ: Cơ quan KTNN cần đưa ra câu hỏi và tìm bằng chứng để đánh giá liệu hệ thống thông tin về nợ Chính phủ có được tổ chức, lưu giữ và cập nhập thường xuyên hay không ?
• Các luật, quy định và thông lệ: Công tác quản lý nợ Chính phủ có được quản lý thông qua các luật, các quy định và thông lệ quốc tế hay không ? cơ quan quản lý nợ có đưa ra những quy định trong quản lý nợ Chính phủ phù hợp với quy định của pháp luật cũng như chiến lược vay nợ trong từng thời kỳ
hay không ?... là những câu hỏi mà cơ quan KTNN đặt ra và tìm kiếm bằng chứng để trả lời cho những câu hỏi đó một cách xác đáng.
• Các nhân tố từ bên ngoài: Những nhân tố tác động tư bên ngoài đến quản lý nợ Chính phủ cần được quan tâm và cập nhật, đánh giá thường xuyên để đảm bảo cho quản lý nợ được bền vững hơn. Chẳng hạn như sự thay đổi về tỷ giá hối đoái ? sự tác động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn trên thế giới ? ảnh hưởng của các biến động tiền tề, chính trị của các quốc gia liên quan tác động đến cách thức và xu thế nợ trong tương lai.
* Đánh giá rủi ro trong quản lý nợ Chính phủ
• Rủi ro hoạt động
– Phân chia nhiệm vụ hay chức năng chồng chéo, trùng lắp
– Cán bộ không đủ chuyên môn, thiếu am hiểu về nghiệp vụ nợ và quản lý nợ
– Rủi ro sản phẩm: Phát hành nợ vượt quá khả năng của chi trả hoặc mức độ hấp thụ của nền kinh tế, tập trung vào một hoặc một vài loại ngoại tệ nhất định dẫn đến rủi ro về tỷ giá khi có sự biến động của tỷ giá hối đoái
– Rủi ro hệ thống và công nghệ – Rủi ro về quy trình
– Rủi ro phục hồi thảm họa – Rủi ro về tài liệu
– Rủi ro đánh giá
• Các rủi ro về gian lận
• Các rủi ro về thị trường
+ Rủi ro thị trường: Tiền tệ; Lãi suất; Hàng hóa + Rủi ro vốn/ đảo nợ
+ Rủi ro tín dụng + Rủi ro thanh khoản
+ Rủi ro tập trung danh mục
* Hoạt động kiểm soát
• Mục tiêu quản lý nợ
• Chiến lược quản lý nợ trung hạn
• Kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện chiến lược và đạt được mục tiêu đó * Thông tin liên lạc
Nhằm bảo đảm có một cơ chế phù hợp để xây dựng, giám sát và báo cáo về việc thực hiện mục tiêu – nội dung này bao gồm hệ thống thông tin quản lý cần thiết để xác lập chỉ số hoạt động, cả về tài chính và phi tài chính và để đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu.
* Theo dõi, giám sát
Nhằm bảo đảm việc đánh giá tình hình hoạt động được liên tục, nội dung này gồm cả công tác kiểm toán nội bộ và giám định, cũng như thường niên kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ.