Chương 1: HỒ LỤC THỦY - HỒ GƯƠM TRONG THÀNH THĂNG LONG ĐẾN THỜI LÊ - TRỊNH
1.2. Những hoạt động liên quan đến hồ
1.2.3. Hồ Gươm thời Lê - Trịnh
1.2.3.1. Bối cảnh lịch sử Thăng Long thời Lê - Trịnh
Sau khi họ Mạc lên cầm quyền, mầm Trịnh - Mạc phân tranh đã bắt đầu xuất hiện. Năm 1529, một võ quan của nhà Lê ở Thanh Hóa là Nguyễn Kim chạy sang Sầm Châu (đất Lào) cùng người con rể là Trịnh Kiểm mưu đồ phù Lê khởi nghĩa. Sau những thắng lợi liên tiếp, năm 1551, Trịnh Kiểm cho
tướng là Lê Bá Vy, Vũ Văn Mật tiến đánh Thăng Long. Vua Mạc là Mạc Phúc Nguyên phải bỏ Kinh thành chạy đi nơi khác. Đầu năm 1592, Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm) tiếp tục công việc đánh Mạc tại Thăng Long. Quân của Trịnh Tùng vƣợt sông Tô Lịch, đến cống Mọc và đóng quân ở Xạ Đôi.
Trịnh Tùng cho các tướng đánh phá các cửa thành Đại La, còn tự mình cầm quân tiến vào phường Hồng Mai (nay là Bạch Mai). Quân Trịnh phá tan quân Mạc ở cửa Cầu Dền. Trịnh Tùng cho san phẳng các tầng lũy đất ở ngoài Đại La. Nhƣng quân Trịnh vẫn chƣa lấy đƣợc Kinh thành và Trịnh Tùng phải rút về Thanh Hóa. Cuối năm này, Trịnh Tùng lại đem quân tiến đánh Thăng Long. Vua Mạc là Mậu Hợp phải bỏ Kinh thành, chạy đi Hải Dương, rồi chạy qua huyện Phƣợng Nhãn (nay thuộc Bắc Giang), nhƣng bị quân Trịnh đuổi theo bắt đƣợc. Mạc Mậu Hợp bị đƣa về Thăng Long bêu sống ba ngày rồi bị chém chết ở bến Bồ Đề, gần Kinh thành. Trịnh Tùng đem quân vào Thăng Long, cho sửa sang lại Hoàng thành rồi đón vua Lê từ Thanh Hóa ra đóng đô ở Thăng Long.
Sau khi Trịnh Tùng đã đánh đuổi đƣợc họ Mạc, lấy lại giang sơn cho nhà Lê, cậy công bắt ép vua Lê phải phong cho mình và con cháu nối nghiệp về sau đều làm vương (người bấy giờ gọi là chúa). Dưới đời Lê Trung Hưng, chúa Trịnh đã vượt quyền vua Lê, lập phủ riêng ngay bên cạnh hồ Gươm. Đó là Phủ liêu với hệ thống quan lại hoàn chỉnh ở mọi ngành mọi cấp. Trung tâm chính trị không còn nằm tại Hoàng thành nữa mà đã chuyển sang Phủ chúa.
1.2.3.2. Kiến trúc Phủ Chúa
Từ thế kỷ XVII trở đi vua chúa chú ý sử dụng hồ Gươm. Hồ Gươm thời này còn rộng, chạy đến tận Lò Đúc - Hàng Chuối. Trong Thƣợng kinh ký sự của Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1791), còn kể rằng sau khi ông đƣợc triệu vào Phủ chúa chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm năm 1781 - 1782, trở về xứ Nghệ đã xuống thuyền ở bến Trường Tín (đầu phố Hàng Chuối)[77, tr. 216]. Chứng tỏ hồ Gươm còn thông với sông Hồng.
Các chúa Trịnh đã tập trung sức lực vào việc dựng một quần thể kiến trúc Phủ chúa nguy nga đồ sộ ở ngoài Hoàng thành, liền sát khu dân cƣ, để khẳng định sự độc lập của mình đối với triều đình vua Lê trong Hoàng thành.
Tháng 12 năm 1592, sau khi chiếm đƣợc Thăng Long từ nhà Mạc, “Tiết chế Trịnh Tùng hạ lệnh cho các dinh cơ dời cả hành dinh Thảo Tân vào ở phường Phúc Lâm phía nam thành Thăng Long”[41, tr. 219].Tháng 3 năm 1593, “Tiết chế Trịnh Tùng sai thợ xây dựng cung điện, làm hành tại ở phía tây nam thành Thăng Long, phía bắc Cầu Dừa, tức là chỗ Cẩm Đình trước, một tháng làm xong”[41, tr. 223]. Tháng 12 năm 1594, “Lập phủ Thái Vương ở phường Phúc Lâm, sai dời hành tại đến bên tả cửa Nam của thành”[41, tr. 231].
Thăng Long cổ tích khảo hội đồ có ghi về Phủ chúa nhƣ sau: “Ở cách Kinh thành một dặm về phía đông nam, chỗ phố Cẩm Chỉ huyện Thọ Xương tức là cổng trước của phủ, phố Hoành Đình tức là cửa sau của phủ... Phố Hoành Đình ở phường Phục Cổ phía ngoài cửa chính đông một dặm, đó là cổng sau của phủ Chúa Trịnh. Tương truyền Trịnh vương làm sinh nhật, sai lấy dây chăng phía sau phố Hoành Đình, ở trong bày trò ca hát theo điệu của man di để vời quỷ sống”[46, tr. 386]. Theo tài liệu nghiên cứu của Nguyễn Thừa Hỷ thì Phủ chúa Trịnh lúc đầu đóng khoảng thôn Thái Kiều (gần ngõ chợ Khâm Thiên) và bãi Thảo Tân (gần Nhà Hát Lớn), sau chuyển về phường Phúc Lâm ở phía nam Kinh thành[24, tr. 35].Theo bản đồ của Trần Huy Bá trong bài Thử tìm vị trí Phủ chúa Trịnh - Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11 (2 - 1960), Phủ chúa đƣợc xác định với bốn mặt là: mặt bắc theo phố Lý Thường Kiệt, mặt tây là phố Quán Sứ, mặt nam là phố Nguyễn Gia Thiều, mặt đông là phố Quang Trung. Kết hợp với các bản đồ Thăng Long đời Lê, có thể thấy Vương Phủ chúa Trịnh ở phía đông nam so với Hoàng thành của vua Lê, phía nam tháp Báo Thiên và phía tây hồ Gươm lúc bấy giờ còn khá rộng gồm hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng.
Vị trí Phủ chúa Trịnh theo Hồng Đức bản đồ
Quần thể Vương Phủ chúa Trịnh là một công trình kiến trúc có quy mô đồ sộ, là điểm nhấn tạo ra sự chuyển biến quan trọng của đô thị Thăng Long thời trung đại. Đó là một quần thể kiến trúc phát triển đa chiều vây quanh phủ chính, đƣợc kế tục và phát triển gần ngót 200 năm, gồm 52 cung điện lớn và đều hướng về hồ Gươm. Kiến trúc chính của Phủ chúa gồm các cung điện nguy nga, có tường thành rất dầy bao bọc hình vuông, mở hai cửa: Chính môn ở phía nam và Tuyên Vũ môn ở phía đông. Tuyên Vũ môn trông ra hồ Tả Vọng và lầu Ngũ Long, Tả Vọng đình (sau này là Tháp Rùa) và cung Khánh Thụy (sau này là đền Ngọc Sơn). Philippe Papin còn lưu lý rằng: “lớp tường bao quanh phủ vẽ dày hơn so với bức tường bao quanh Hoàng cung” [59, tr.
80], giống nhƣ một pháo đài thực thụ vì đây là trung tâm quyền lực của Đại Việt thế kỷ XVII, XVIII.
Trong cuốn Miêu tả vương quốc Đàng Ngoài, lái buôn S.Baron - người Anh đến Thăng Long năm 1680 đã mô tả phủ Chúa như sau: “Phủ
Chúa ở trung tâm thành phố Kẻ Chợ. Nó rất rộng rãi và có tường thành bao bọc chung quanh. Bên trong và bên ngoài có nhiều nhà nhỏ, thấp để cho quân lính ở. Những cung điện bên trong xây cao hai tầng, có nhiều cửa thoáng đãng. Các cửa đều đồ sộ nguy nga, tất cả đều bằng gỗ lim, cũng như ở hầu hết các nơi của cung điện. Các tư thất và các cung dành cho phụ nữ đều lộng lẫy, xa hoa, có chạm trổ sơn son thiếp vàng. Ở sân đàng trước là các chuồng nuôi voi lớn và ngựa tốt, trong sân sau có nhiều vườn cảnh, bụi cây, lối đi, những chòi tháp nhỏ, ao cá và tất cả những gì có thể làm cho Chúa giải trí vui chơi, mặc dù họa hoằn đôi lúc, Chúa mới ra đến nơi đó” [24, tr. 40].
Vì có Phủ chúa nên hồ Gươm trong thời kỳ này được sửa sang, tô điểm thêm, xây dựng thành nơi thừa lương và chiếm một vị trí được chiếu cố hơn cả hồ Tây. Chung quanh hồ trồng hoa cỏ, cây lạ, nuôi chim, giữ gìn sạch sẽ, nghiêm cấm dân thường không được đến câu cá, hái hoa. Cuối hồ khơi một con ngòi ra sông Hồng để thuyền ra vào đƣợc gọi là bến Tây Long để đối với bến Đồng Tân, phường Hà Khẩu. Trong Thượng kinh ký sự của Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác miêu tả Phủ chúa nhƣ sau: “Đi tới cổng phủ, quan truyền mệnh dẫn qua hai lần cửa nữa rồi rẽ phía trái, tôi ngẩng đầu nhìn thấy bốn bề tám phía chỗ nào cũng cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, trăm hoa đua thắm, gió đưa thoảng hương trời. Hành lang quanh co nối tiếp song song” [77, tr. 40]. Trong một đoạn khác ông cũng đã miêu tả: “Vòng qua ước chừng hơn một dặm, nơi nào cũng lầu đài đình gác, rèm châu cửa ngọc, ánh nước mây lồng, suốt lối toàn hoa kỳ cỏ lạ, gió thoảng hương trời, thú đẹp, chim quý, nhảy nhót bay hót, giữa đất bằng nhô lên ngọn núi cao, cây to bóng mát, nhịp cầu sơn vẽ, bắc qua lạch nước quanh co, lại có lan can làm toàn bằng đá màu. Tôi vừa đi vừa ngắm: thực chả khác gì cõi tiên vậy”[77, tr. 53].
Nhƣ vậy sau một thế kỷ so với sự mô tả của S.Baron thì Phủ chúa vẫn giữ được vẻ tráng lệ. Nhà quan to thì ở quanh hồ Gươm và hồ Tây. Cho nên thời này quanh hồ Gươm nhà làm san sát bờ hồ.
Đặc biệt trong những ngày lễ hội, Phủ chúa càng đƣợc trang hoàng nguy nga lộng lẫy: “Mỗi năm đến tết trung thu, từ trước mấy tháng, Chúa phát gấm trong cung ra để làm hàng trăm, nghìn cái đèn lồng, cái nào cũng tinh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng. Đến ngày, Chúa ngự giá ra Bắc cung. Cung có ao gọi là Long Trì, rộng nửa dặm. Trong ao trồng rất nhiều hoa sen, hoa súng. Ven ao đắp đất trồng đá làm núi, chỗ cao, chỗ thấp dàn đặt có hình thế. Có những chỗ khuỷu để cho nhạc công ngồi đàn sáo. Bờ ao trồng hàng mấy trăm cây phù dung, treo đèn ở trên, sóng trăng rập rờn, hàng vạn ngôi sao sáng. Nội thị từ tam phẩm trở lên, chít khăn, mặc áo như đàn bà, bày hàng ở ria đường, bán những tạp hóa cùng các đồ hoa quả, chả, rượu, thức gì cũng có, chồng chất như núi. Cung nhân qua lại mua bán, vừa mua vừa cướp, không cần hỏi giá cả bao nhiêu; đua nhau đem những câu hát quê ra đối đáp với nhau, tiếng cười đùa vang cả trong ngoài.
Nửa đêm, Chúa ngự kiệu đến ao, xuống thuyền. Quan hầu và các phi, thiếp gõ ván hò reo, đi lại vùn vụt và lênh đênh trên sông. Bỗng chốc lại đánh đàn, lại thổi sáo, lại ca hát, tiếng vang lanh lảnh, khiến người tưởng như lên chơi cung Quảng Hàn mà nghe khúc nhạc Quân thiên. Chúa nhìn ngắm lấy làm vui sướng, đến mãi gà gáy mới về”[19, tr. 12].
Ngoài phủ Chúa còn có nhiều kiến trúc quan trọng khác bố trí bên bờ hồ Gươm kéo dài đến bờ sông Hồng. Ven hồ có Nguyệt Đài, Thuỷ Tạ, cung Khánh Thụy, trên gò Rùa có Tả Vọng Đình. Đến đời Chúa Trịnh Căn đã xây dựng Tả Vọng Đình cao hai tầng. Lầu vuông mái cong có đắp bốn con rồng bò trườn trên mái ngoảnh đầu lại, khảm sứ màu óng ánh (nghệ thuật nề ngõa).
Lầu quay hướng nam, trên cửa có ba chữ đại tự “Tả Vọng đình”. Tầng trên là chỗ chúa ngự xem tập thủy trận. Hai đầu phía đông và tây có lan can trang trí mặt sân thƣợng lộ thiên để các quan và cung nữ theo hầu có thể lên đây cùng ngắm. Tường hoa lan can ghép sứ óng ánh, tầng dưới hình chữ nhật, chạy dài chiều đông tây, làm thành ba cửa kiểu tam quan nhƣ ở cửa Đoan Môn. Tả
Vọng Đình kiến trúc thanh nhã chắc chắn với một tường hoa vây lấy lầu trên [10, tr. 123]. Gần bờ sông có chuồng nuôi nhiều voi chiến, có kho thuốc súng và một bãi duyệt quân rộng gọi là Diễn Vũ Trường. Cạnh hồ phía nam có mở trường đúc súng thần công và xưởng đóng thuyền chiến. Nhà du hành - thương nhân William Dampier đã miêu tả: “Trước cung điện của Chúa có một thao trường hay một cái sân hình vuông để cho binh sĩ dàn quân. Cái sân được chia ra hai bên: một bên dành cho các quan ngồi xem binh sĩ luyện tập còn bên kia có dãy nhà cất giữ những khẩu thần công và các loại súng hạng nặng khác”[95, tr. 94].
Ở quá phía nam hồ Gươm, năm 1728, Trịnh Giang cho đào hầm để xây dựng một cung điện ngầm ở dưới đất gọi là Thưởng Trì cung, cũng đồ sộ như một tòa ly cung trên mặt đất[71, tr. 89].
Năm 1739, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy trên nền Điếu Đài làm nơi hóng gió ngày hè. Chúa Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ phía đông một gò đất đặt tên là núi Độc Tôn, bờ phía tây cho đắp núi Ngọc Bội để kỷ niệm chiến thắng đánh tan cuộc khởi nghĩa của Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương ở vùng có hai ngọn núi Độc Tôn và Ngọc Bội thuộc khu vực Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay: “Thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1740), nghịch Phương chiếm cứ núi Độc Tôn ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên, quân nhà vua chinh phạt, tiến đến Ngọc Bội, đánh thắng liền mấy trận rồi rút quân. Nhân tìm chỗ đất cao, đắp núi ghi chiến công đó, bởi vậy mới lấy tên núi Độc Tôn đặt cho tên núi để ghi công”[66, tr. 25].
Bên cạnh hồ trên bờ đông - nam, khoảng giữa hồ Gươm và cung Tây Luông, năm 1744, Trịnh Doanh cho xây một lầu cao khoảng 300 thước (thôn Cựu Lâu, khoảng Tràng Tiền). Lầu đƣợc xây dựng kiên cố bằng đá phiến lớn.
Có hai mặt thềm đá bậc lên tầng lầu, chính giữa là điện Quang Minh, phía ngoài lan can, cửa lớn rộng sơn son. Trong điện cột lớn sơn son thếp vàng.
Tầng dưới lầu là nơi thiết yến tiệc, đón các tân khoa làm lễ trao áo mũ. Trên
điện Quang Minh là nơi chúa ngự duyệt thủy quân ngoài sông Hồng, làm lễ kỳ đạo. Lầu có ba cửa lớn. Khuôn cửa có đặc điểm ghép chéo góc với bộ khung lớn. Phần mái trên điện Quang Minh có năm tầng, đắp năm con rồng nổi thân vẩy dát mảnh sứ tầu vàng óng ánh, vây rồng bằng đá cẩm thạch mầu.
Cho nên lầu có tên là Ngũ Long Lâu. Khi mặt trời chiếu sáng, ánh nắng dọi vào mình rồng óng ánh nhƣ đang chuyển động theo ánh mặt trời khi ánh sáng thay đổi. Dưới chân lầu là nơi diễn võ thuật, thi bắn, đánh vật. Đây là công trình mang tính chất quân sự phòng thủ rất vững chắc[10, tr. 125]. Trong lần quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ dưới danh nghĩa “phù Lê, diệt Trịnh” tiến quân ra Bắc Hà đánh vào thành Thăng Long, “Chúa Trịnh dốc hết quân trong thành ra, bầy trận ở dưới lầu ngũ Long, chính chúa tự mình làm tướng”[36, tr. 561].
Cuối thời Lê Mạt, hồ Gươm bị lấp cửa thông ra sông Cái và chúa Trịnh cho “chở đất về lấp làm đường xe chạy cho suốt đến Long Lâu ở Nhĩ Hà, nửa hồ bên hữu gọi là Hữu Vọng, nửa hồ bên tả gọi là Tả Vọng” [86, tr. 70]. Con đường này kéo dài từ Tuyên Vũ môn trước Phủ chúa ra đến bờ sông Hồng (nay là đường Tràng Tiền - Hàng Khay). Gọi là “vọng” theo ý riêng của giai cấp phong kiến họ Trịnh là cả hai bên hồ đều trông chầu vào Phủ chúa[71, tr.
95]. Hữu Vọng là phần hồ từ Hàng Chuối đến Tràng Tiền, nay đã bị lấp chỉ còn di tích là phố Vọng Đức (vốn là hai thôn cũ Hữu Vọng và Đức Bác gộp chung). Vì cho đến năm 1783, khi Lê Hữu Trác rời kinh đô Thăng Long về quê, vẫn còn một bến đò, mà ông gọi là “bến đò chùa Trường Tín”[77, tr.
216]. Tả Vọng chính là hồ Gươm bây giờ và thời đó còn ăn sâu vào đến Hàng Đào. Nhân hình thế hồ có hai phần đối nhau, chúa Trịnh dùng hồ làm nơi luyện tập thuỷ quân, hai bên hồ làm trận địa cùng nhau biểu diễn các chiến pháp thuỷ công. Chúa Trịnh ngồi trên đài cao xem xét để định đƣợc thua, hơn kém. Vì vậy hồ còn được gọi với tên Thuỷ Quân[71, tr. 95]. Con đường chúa ngự đƣợc lát đá tảng để voi ngựa có thể đi lại đƣợc mỗi khi chúa ra lầu Ngũ
Long - nơi diễn ra lễ kỳ đạo, duyệt binh đãi yến các tân khoa tiến sĩ. Con đường này rất có thể là con đường mà giáo sĩ Alexan de Rhodes từng nói đến trong tập ký sự của mình “…Đường phố Kẻ chợ rộng lớn, thẳng đến mức 10 hoặc 12 ngựa có thể đi hàng ngang một cách dễ dàng” [24, tr. 69].
Như ta đã thấy dưới thời Lê - Trịnh, quanh hồ đều có ly cung, biệt điện, đền chùa xen lẫn với làng xóm của nhân dân. Khu vực hồ Gươm trở nên phồn thịnh, sầm uất, là nơi các chúa đi lại thường xuyên, là nơi vui chơi an dưỡng và luyện tập quân sự của họ. Cho nên bờ hồ Gươm trở nên quang quẻ sạch sẽ, cây cối xanh tốt. “Người ta thấy ở đó sự giàu sang và những của lạ mà các vị chúa tể quyền lực và chuyên chế đã sống ở đây những năm dài sau đó”[25, tr. 422]. Với việc xây dựng quần thể Phủ chúa Trịnh ở đông nam Kinh thành, hồ Gươm thực sự được sửa sang, xây dựng thành nơi thừa lương và chiếm một vị trí là nơi giải trí đƣợc chiếu cố hơn cả hồ Tây.
Về mặt cƣ trú, quần thể Phủ chúa Trịnh ở bên ngoài Hoàng thành Thăng Long, không tách biệt mà xen kẽ với khu bình dân. Cho nên, chung quanh hồ Gươm thời này đã tập trung nhiều dân cư. Nhà cửa dựng đến bờ hồ Gươm. Nhưng bờ phía đông hồ chỉ có nhiều vườn và những ruộng dâu. Riêng dưới Ngũ Long Lâu, chỗ góc hồ phía đông, có một thôn, sau thời Nguyễn gọi là thôn Cựu Lâu. Dân cƣ xây dựng làng mạc đồng thời cũng dựng đình chùa, miếu mạo. Ngoài những ngôi đình của riêng từng làng sở tại quanh hồ nhƣ Yên Trường, Nghĩa Lâu, Vũ Thạch, Phúc Tô, Báo Khánh, còn nhiều đền miếu khác. Phía đông bờ hồ có đền Bảo Linh thường gọi là Chùa Tầu. Cạnh Chùa Tầu có miếu Dương Võ thờ các vị tướng đời Hậu Lê chỉ huy và huấn luyện giỏi đội quân voi trận. Tại thôn Yên Trường còn có một ngôi đền nhỏ nữa thờ công chúa Huyền Trân đời Trần Anh Tông (1293 - 1314), có liên quan đến lịch sử bang giao Việt Chiêm [84, tr. 646]. Phía đông bắc hồ có Chân Tiên Điện để các cung phi, công chúa, cung nữ trong Vương phủ ra lễ, an chay tu đạo. Sau này điện Chân Tiên do một thái giám là Lê Trọng Hiên