Xây dựng cửa hàng và phương thức kinh doanh

Một phần của tài liệu Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỷ XX (Trang 133 - 139)

Chương 3: HỒ GƯƠM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỜI PHÁP THUỘC

3.3. Xây dựng cửa hàng và phương thức kinh doanh

Cùng với quá trình xâm lƣợc, khai thác và quy hoạch Hà Nội thành một thành phố thuộc địa có rất nhiều quan chức, các nhà thực dân tƣ bản và các sỹ quan, binh lính người Pháp cùng với gia đình của họ sang đây sinh sống và làm việc. Để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu cuộc sống hàng ngày của một số lượng khá đông đảo người nước ngoài này thì tất yếu phải hình thành một loạt các cửa hàng buôn bán với những mặt hàng mới du nhập vào nước ta, với những phương thức kinh doanh mới. Các cửa hiệu đều tìm cách đưa nhiều mặt hàng khác nhau vào kinh doanh. Vì thế, “các cửa hàng văn phòng phẩm không chỉ quảng cáo các tiểu thuyết mới sang theo các chuyến thư mà còn quảng cáo cho các ngăn tơ lụa, đồ hộp, bát đĩa, đồ thủy tinh, đồ dùng của phụ nữ”[51, tr. 202].

Thời kỳ đầu cùng với việc xây dựng Tòa Đốc lý, đã có mấy cơ sở kinh doanh ở đường phố Balny (Trần Nguyên Hãn), đó là Nhà máy điện, Công ty Xuất khẩu kim khí Lachal và Hãng đóng xe Latry.

Khu trung tâm thương mại, dịch vụ với nhiều cửa hàng được phát triển khá mạnh mẽ ở khu phía nam của hồ Gươm, điển hình là trục đường Tràng Tiền - Hàng Khay.

Trung tâm buôn bán và kinh doanh của người Pháp tập trung ở đường Paul Bert. Các cửa hàng đầu tiên đƣợc thành lập do những nhà thầu chuyển sang buôn bán lẻ nhƣ cửa hàng Debeaux Frères, hàng ngũ kim Paris nhƣ thương điếm Pháp ở Bắc Kỳ. Ngoài ra, có cửa hàng phục vụ cho đám binh lính: hiệu tạp hóa bán quần áo, màn nệm, chiếu cói (cửa hàng của một mụ me Tây là Bà Ba), cửa hàng thợ may (vì người Pháp sang đây chỉ có quần áo may bằng len dạ, phải có áo vải mỏng mát để dùng - nhà hàng Gerbaud có thợ Việt Nam may khéo), những cửa hàng thực phẩm khô, lò bánh mỳ, một cửa hàng giấy bán tiểu thuyết mới, đồ hộp, đồ vải và chén bát. Vào thời điểm năm 1885, “... các cửa hàng hầu như của người Châu Âu... Người ta thấy ở

phố Hàng Khảm một xưởng sản xuất nước có ga, một hiệu bánh mì, một số cửa hàng đồ khô, một cửa hàng văn phòng phẩm, một số cửa hàng kim khí, một hoặc hai cái chợ, một khách sạn, hai ba hiệu cà phê. Tất cả đều của người Pháp”[1, tr. 150].

Tràng Tiền là một phố có nhiều cửa hiệu, cửa hàng dịch vụ bán mọi loại sản phẩm ngoại quốc. “Tràng Tiền là phố sang trọng thơm tho. Đi vào khu vực này, chỗ nào cũng thoang thoảng mùi thơm, một mùi đặc biệt và

“văn minh”: mùi hàng bách hóa, hàng mới thời thượng, có các chất thơm của xà phòng nước hoa phấn sáp; mùi tỏa ra béo ngậy của cửa hàng bánh ngọt, rượu Tây, của các món ăn làm có bơ sữa... Cửa hàng sách báo cũng thơm mùi giấy. Khách ra vào sang trọng cũng toát mùi phấn sáp nước hoa, thuốc lá thơm”[84, tr. 668].Phố này là trung tâm của phố Tây, đã tập trung những hoạt động của các ngành chính về công thương nghiệp của giới thực dân Pháp: ngân hàng, công ty xuất nhập khẩu, đại lý cho các hãng lớn của Pháp, cửa hàng tƣ nhân. Phố dài chỉ ngót năm trăm mét mà gồm khoảng trăm rưởi số nhà đều là cửa hàng và trụ sở những hãng kinh doanh lớn: “Tại phố Tràng Tiền tập trung tới ba nhà ngân hàng: nhà Ngân hàng Khế ước (số 2), Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (số 2), Ngân hàng Pháp Hoa (số 29). Một trụ sở của hãng vận tải đường biển (số 57). Những cửa hàng nhập khẩu kim khí máy móc: Descours Cabaud (số 2) - Poinsard Veyret (số 3 - Denis Frerès (số 39), cửa hàng đại lý ô tô xe đạp, đóng xe tay: Boilot (số 1), cửa hàng bán rượu, đồ hộp, thực phẩm: Phéot (số 5) - Caves Saint Paul (số 11), cửa hàng bán máy, đĩa hát Orphée (số 67) - Thibault (số 58). Cả thành phố Hà Nội trước năm 1930 chỉ có ba hiệu bán thuốc Tây thì ở cả phố Tràng Tiền, đó là nhà Julien Blanc (trước ở Bờ Hồ chỗ quầy bán hoa, sau dọn đến nhà số 31), nhà Montès “Ba chuông”(số 54) và nhà Chassagne

“Sạt xành” (số 59). Đồ thời trang ( articles de Paris ), đồng hồ, nữ trang, kính bút bán ở hiệu Perroud (số 39), nhà Chabot (số 56), nhà Mazoyer (số

52), nhà Bazin (số 58) hiệu Jubin (số 63). Có hai nhà bán sách báo đại lý cho các nhà xuất bản ở Paris và một nhà in: Ideo của Schneider (số 26) và Taupin (số 50). Có những nhà hàng trực tiếp chế biến và phục vụ cho đời sống hàng ngày khá cao của đám công chức, sĩ quan Pháp, chủ hãng, lĩnh lương thuộc địa (thường gấp từ mười đến năm mươi lần lương quan lại và công chức người Việt). Đó là những cửa hàng làm và bán bánh mì Michaud (số 55), Rochát (số 81); làm và bán bánh ngọt kẹo mứt: Maillard (số 45) - Cự Mỹ (số 7); bán thịt và đồ chế biến thịt: Weil (số 93) - Loisy (số 65) - Maillard (số 25). Đó là các cửa hiệu thợ cạo Gerbaud (số 37), Ferrer (số 49); thợ may Glaide (số 53), Moreau (số 52b); bán đồ da, giày, yên ngựa Lamothe (số 85), Thịnh Long (số 21); bán đồ gỗ Lagisquet (số 46) - Nguyễn Đình Tân (số 81). Có cả một hiệu chuyên bán đồ cổ làm “lưu niệm những ngày ở Bắc Kỳ”: Antiquaire Passignat La Perle”[84, tr. 665].

Cửa hàng của người Việt Nam ở mấy đầu phố Tràng Tiền (đầu phía đông), Hàng Khay, Hàng Bài và Hàng Giò (đầu phía bắc Bà Triệu), Hàng Trống (đầu phía nam). Khi hình thành đường phố, họ chuyển sang buôn bán phục vụ cho khách hàng người Châu Âu: họ mở cửa hàng may đồ Tây, cắt tóc, hàng mỹ nghệ; họ cho khách trú thuê mở cửa hàng thực phẩm, tạp hóa;

cho Tây Ấn Độ thuê mở cửa hàng vải lụa.

Hàng Khay cũng như Tràng Tiền và Tràng Thi, trở thành con đường giao thông quan trọng sau khi người Pháp chiếm hẳn Hà Nội, và nhất là sau khi con đường vòng quanh bờ hồ Gươm đã được mở rộng. Khu phố được quy hoạch thành một khu vực buôn bán chính của người Tây mở rộng xuống quá phía nam. Những phố đó có nhiều cửa hiệu người Châu Âu, buôn bán đồ Tây, phục vụ sinh hoạt cho những gia đình người nước ngoài: “Một đoạn phố dài trăm rưởi mét mà có tới ba bốn chục cửa hiệu. Những cửa hàng của người Pháp ở Hàng Khay (đã kể đến khi nói chung về Tràng Tiền) có nhà Chassagne (Sạt xành, bào chế và bán thuốc Tây, số cũ 59 P.Bert, số mới 1

Hàng Khay), hiệu Jubin ( kính đeo, số cũ 63 - số mới 5 nay là hiệu ảnh), hiệu thịt bò Loisy (số cũ 65 - số mới 7), hiệu Lamothe giày và đồ da, số cũ 85 - số mới 27), hiệu bánh mỳ Rochat số 89 có ngõ cạnh, số mới 31 - 35, hãng Descours- Cabaud ở góc đường (nay là Khách sạn Bờ Hồ)”[84, tr. 692-693].

Còn phố Tràng Thi không phải là một phố buôn bán, sự đi lại cũng không sầm uất, mà trái lại đó là một đường phố êm ả, rợp bóng cây, tĩnh mịch của khu phố Tây. Ở đoạn phía đông từ Hàng Khay đi đến, có một số cửa hàng của người Việt Nam bán đồ khảm, chạm như bên Hàng Khay, và dăm ba cửa hiệu của người Tây như: “hiệu thịt bò Weil (số 1), nhà Gabriel Moreau (thợ may), La Perle (bán đồ cổ và lưu niệm, số 15), Sporting Photo (ảnh, số 17), Robert Beau (nữ trang, số 25)” [84, tr. 693-694]. Đoạn giữa phố Tràng Thi, mặt đường phía bắc, một quãng ngắn giữa hai ngã tư Nhà Chung hợp đồng với Công ty Địa ốc xây mấy ngôi nhà lớn cho thuê từng tầng, từng phòng, làm trụ sở cho các hãng kinh doanh nhƣ: “Hội Vạn quốc tiết kiệm (số 8), hoặc Văn phòng Quản lý Văn khế Hà Nội; rồi đến ngôi nhà lớn của hãng ô tô Berset.

Tiếp theo là một dãy nhà hai tầng có mấy cửa hàng dụng cụ âm nhạc, cửa hàng thêu và đăng ten, thợ cạo. Góc phố với phố Phủ Doãn là hiệu Vĩnh Lợi bán xe đạp và săm lốp”[84, tr. 694].

Phố Gia Long (đầu phía bắc Bà Triệu) là một phố Tây, ở hai bên mặt đường liên tiếp là những cửa hàng phục vụ cho những khách hàng người Châu Âu. Những cửa hàng không lớn, trước sau phố Gia Long cũng chỉ là một phố buôn bán phụ thuộc vào Tràng Tiền và Hàng Khay. “Ngay đầu phố, ở hai góc đường là nhà Descours -Cabaud, một hãng xuất nhập khẩu lớn có đủ các mặt hàng nhất là về máy móc các vật liệu. Cửa hàng to rộng, kho hàng chiếm cả một quãng mặt phố bên trái; và hiệu bán thịt bò Weil, một cửa hàng vào loại lâu năm của Hà Nội. Tiếp theo là vài ba nhà nhỏ bán đồ khảm”[84, tr. 696].

Đại lộ Đồng Khánh (Hàng Bài), có nhà sớm nhất vì giáp với Tràng Tiền - Hàng Khay. “Dãy nhà bên số lẻ là cửa hàng Gôđa với hàng hiên rộng, dãy cột lớn và những ngăn tủ kính cao bày đủ các mặt hàng. Bên số chẵn, đầu phố là hiệu thuốc Tây Sạt - xành (Chasagne), rồi đến nhà An Yeng, một cửa hiệu cả bốn gian nhà rộng. Cuối dãy, ở góc phố Rollandes (nay là phố Hai Bà Trưng) là một gian nhà lớn nữa, có ba tầng lầu kiến trúc hiện đại, một cửa hàng nhuộm và bán đồ tơ lụa của Việt Nam là Vũ Văn An kỹ sư hóa học ở Pháp về”[84, tr. 697].

Phố Rollandes (nay là phố Hai Bà Trƣng) ở ngang đằng sau phố Tràng Tiền giáp với Hàng Bài có nhiều cơ sở kinh doanh: “kho của nhà Boy - Landry, một hãng nhập khẩu rượu và thực phẩm (số 15, nay là nhà in Diên Hồng); kho của nhà Gôđa Lucia (số 22a) ; ngõ 22 đi vào bên trong trước kia là kho hàng của Hãng Deleveaux ở Tràng Tiền... Chỗ đầu phố giáp với phố Bobillot (Lê Thánh Tông), là hãng Acric, một xí nghiệp lớn sửa chữa máy, chiếm một khu đất trông ra ba mặt phố (số 2). Hãng Girardo sửa chữa săm lốp ô tô và chế tạo đồ dùng cao su ở số nhà 27 Rollandes nhà Ridet đại lý xe đạp Sait - Étienne ở số nhà 40 góc đường cũng là một hãng lớn. Rồi đến những cửa hàng nhỏ hơn tập trung ở quãng gần ngã tư Hàng Bài:

Pachod và Guignet bán rượu và thực phẩm (số 28 và 30), cửa hàng chụp ảnh Lâm photo”[84, tr. 708-709].

Xí nghiệp lớn trên đường phố Rialan (nay là phố Phan Chu Trinh) có:

“hãng Acric ở đầu phố, chiếm cả một khoảng đất giáp ba mặt đường phố Rialan (Phan Chu Trinh), Bobillot (Lê Thánh Tông) và Rollandes (Hai Bà Trưng); Xưởng Aviat chiếm trọn mặt đường phố từ ngã tư Carreau (Lý Thường Kiệt) đến ngã tư Gambetta (Trần Hưng Đạo)”[84, tr. 724].

Phố Bờ Hồ được hình thành vào những năm chín mươi của thế kỷ XIX cùng với quá trình khai quang chung quanh hồ, cạp lại bờ hồ và con đường vòng quanh hồ. Đến những năm đầu thế kỷ XX, phố này nhiều người qua lại,

trở thành một mặt phố sầm uất, buôn bán thuận lợi. Cửa hàng mở liên tiếp, sát liền nhau không bỏ một khoảng cách nào; người ta buôn bán đủ các mặt hàng gia dụng: “từ bách hóa, giấy bút và sách, dược phẩm đến trồng răng (Tạ Duy Từ số 13), nhuộm tơ lụa (Phạm Tá số 23). Một quãng phố chỉ có nhà ở một bên mặt đường dài chưa đến một trăm mét mà có đến trên ba mươi cửa hàng cửa hiệu” [84, tr. 683]. Nhiều người có cửa hàng ở đây đã làm giầu nhanh chóng.

Ở bờ phía tây hồ Gươm, có nhiều cửa hàng của người Châu Âu, có nhiều nghề và đồ hàng phục vụ cho đời sống của người Châu Âu cũng như ở Tràng Tiền, Hàng Khay tuy cửa hàng có bé hơn, hàng hóa khiêm tốn hơn:

“cửa hàng may Tây (Moreautailler), may đầm (couture); tẩy nhuộm quần áo len dạ (số 112 cũ). Một nhà làm bánh mỳ cung cấp cho rất nhiều khách quan trong thành phố (Boulangeries Réunies, số cũ 100). Một cửa hàng rượu bia (Brasserie Dauphinoise số cũ 100, số mới 18). Cửa hàng bán xe đạp (Deleule số 108). Hãng vận tải nhận chuyên chở, dọn nhà (Piat số cũ 114). Có mấy ngôi nhà lớn là hãng Ogliastro, một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, số cũ 104, số mới 38 - 42; một công ty thương mại Nhật Utaro Yamađa số cũ 96, số mới 22 - 30”[84, tr. 689].

Các chợ đƣợc tập trung vào những khu riêng, với diện tích rộng rãi, có mái che. Từng loại hàng đƣợc bày bán ở những nơi riêng biệt. Những ngày phiên chợ không còn cảnh hàng hóa bày la liệt trên đường phố làm tắc nghẽn lối đi. Chợ Đồng Xuân đƣợc xây dựng năm 1890 và nhanh chóng trở thành chợ lớn nhất của Hà Nội.

Những hãng xuất khẩu của khu phố Tây (Lucia - Denis Fières - Descours Cabaud - Optărg...) đã đem đến cho nhà buôn Việt Nam nhiều phương tiện hoạt động mới. Họ là những người chủ yếu chuyên mua buôn những hàng hóa, tức là họ cần những cửa hàng của người Việt Nam, người Hoa làm đại lý bán lẻ, mua nhặt thổ sản bán cho họ để xuất khẩu. Do vậy mà

nhiều cửa hàng ở mấy phố Hàng Bút (nay là Thuốc Bắc) - Hàng Bồ - Hàng Buồm - Hàng Ngang đã thành cửa hàng môi giới trung gian cho họ, chuyển sang bán hàng Tây. Họ đảm nhận vai trò phân phối hàng cho các địa phương, họ đứng ra làm trung gian để mua thu gom hàng hóa ở các địa phương (nông - lâm sản, hàng mỹ nghệ) cho các hãng xuất khẩu.

Cùng với quá trình người Châu Âu đến Hà Nội làm ăn, sinh sống đã mang lại một diện mạo mới, mang tính sầm uất hơn cho lĩnh vực kinh doanh ở Hà Nội nói chung và khu vực quanh hồ Gươm nói riêng. Cửa hàng buôn bán đƣợc xây dựng nhiều hơn, kiên cố hơn với sự đa dạng các mặt hàng kinh doanh. Các chợ được quy hoạch có trật tự, quy củ hơn trước. Người Việt đã cải tiến lại phương thức buôn bán, sửa đổi lại bề mặt cửa hàng, làm ăn lớn khác với lối làm ăn xƣa.

Một phần của tài liệu Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỷ XX (Trang 133 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(281 trang)