Diện mạo khu vực hồ Gươm thời Nguyễn đến năm 1888

Một phần của tài liệu Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỷ XX (Trang 43 - 83)

Chương 2: HỒ GƯƠM TRONG TỈNH THÀNH HÀ NỘI THỜI NGUYỄN ĐẾN NĂM 1888

2.2. Diện mạo khu vực hồ Gươm thời Nguyễn đến năm 1888

Đến những năm loạn ly cuối đời Cảnh Hƣng, họ Trịnh bị mất ngôi chúa, chiến tranh phe phái. Năm Bính Ngọ (1786), Lê Chiêu Thống nhờ sức của Nguyễn Hữu Chỉnh đuổi đƣợc Trịnh Bồng, Lê Chiêu Thống sai quân sỹ đốt Phủ chúa Trịnh và đốt luôn cả cung Khánh Thuỵ, có ý muốn xóa bỏ nơi tƣợng trƣng cho uy quyền họ Trịnh đã bao đời áp bức họ Lê. Do sự báo thù nhỏ nhen của Lê Chiêu Thống mà một khu vực có trên năm mươi nóc lâu đài,

đình tạ, vườn hoa, hồ dạo mát của Phủ chúa đã biến thành đống tro tàn, gạch vụn. Đại Việt sử ký tục biên (1676 - 1789) có ghi: “Bính Ngọ (1786), vua lo Trịnh Bồng lại đến, có người nói nên đốt phủ chúa đi, cho mất đường về. Vua cho là phải. Cho đốt lầu gác phủ chúa, lửa khói bốc lên ngất trời hơn mười ngày chưa hết”[89, tr. 473]. Những biệt điện ly cung của họ Trịnh ở hồ Tây, Trúc Bạch, hồ Gươm, Khâm Thiên, Hoàng Mai, cũng bị thiêu rụi. Đám cháy đã lan ra khắp Kinh thành, “đám cháy đã thiêu huỷ hết hai phần ba thành phố”[10, tr. 124]. Trong Hoàng Lê nhất thống chí cũng đã ghi lại rằng: “Khi phủ cháy, khói lửa bốc lên ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt. Thế là hai trăm lâu đài cung khuyết huy hoàng bỗng chốc đã biến thành bãi đất cháy đen. Xa gần nghe tin đó, ai cũng thương chúa và trách vua làm quá đáng. Hôm ấy nhằm ngày mồng 8 tháng chạp năm Bính Ngọ (1786)” [49, tr. 187]. Mấy chục năm sau khi Phủ chúa bị đốt, nhà thơ Ngọc Du qua đấy có hoài cảm ghi lại nhƣ sau:

“Cung điện lâu đài khí thế hùng Nhất kinh cứu hỏa tẫn thành không Ti la loạn nhiễu kinh thiên trụ Hồ thử quần cư lạc địa chung Hỉ vũ đình tàn kinh vũ đả

Nghinh phong các tháp, nhiệm phong xung Phế hưng tổng thị nhân vi sự

Mạc vị an bài tự hoá công”.

Cụm kiến trúc Phủ chúa đã bị phá huỷ, khu vực Phủ chúa xƣa trở nên hoang phế sau cơn binh lửa, trở thành bãi đất trống. Sau đó nền đất trống trở thành nơi đóng quân từ thời Bắc Thành Tổng trấn. Căn cứ vào Bản đồ Hà Nội năm 1831, đất cũ phủ Chúa Trịnh có ba đồn quân lớn từ thời Tổng trấn Bắc Thành, đặt ở phía nam ngoài thành: đồn Tả quân (chỗ này là khu Thƣ viện - Bộ Điện than - Nhà máy Điện cơ), đồn Hậu quân (chỗ này là khu Đấu

Xảo - Công an - Tòa án Hà Nội), đồn Trung Quân (nay là quãng dốc Hàng Kèn - bệnh viện Mắt). Trên nền cũ khu lầu Ngũ Long tại góc đông nam bờ hồ Gươm, chiếm một khoảng đất rộng (nay là vườn hoa Chí Linh và phía bắc Tràng Tiền, Đinh Lễ) là nơi đóng của đồn Tiền quân. Sau khi thành lập tỉnh Hà Nội, bãi bỏ Tổng trấn quân lính rút đi, thì chỗ đó bỏ hoang.

Theo Bản đồ trong bài Thử tìm vị trí Phủ chúa Trịnh của Trần Huy Bá, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2, tháng 11, năm 1960.

Trên cảnh hoang tàn tiêu điều đó, dần dần dân chúng làm nhà lan ra, vườn tược mở rộng thêm. Cung Khánh Thụy ở bên bờ phía tây hồ Gươm, trở thành đất hai thôn Tả Khánh Thụy và Hữu Khánh Thụy. Giữa thế kỷ XIX, hai thôn này lại hợp với thôn Báo Thiên Tự thành thôn Báo Khánh.

Trên phạm vi của Lầu Ngũ Long ở phía đông hồ Gươm đã hình thành ba làng Cựu Kho Súng, Hậu Lâu, Hậu Bi. Hà Nội địa dư của Dương Bá Cung còn ghi: “Trải qua thời kỳ biến loạn, nơi đây trở nên hoang phế. Có ba cỗ súng thần bỏ nằm trên con đường Cựu Súng, hai cỗ to 1 thước dài 5 thước, còn một khẩu hơi nhỏ hơn, được gọi là Điện Xiết tướng quân, mọi người đều sợ hãi, không ai dám động đến. Tới đầu triều Nguyễn, quân lính định chuyển súng vào ngôi đình của thôn sở tại nhưng vần mãi mà súng không động đậy. Sau phải biện lễ đến cầu đảo, lập tức linh ứng, súng tự dời như có người đẩy. Dân bản thôn bèn dựng miếu thờ”[46, tr. 45]. Khoảng cuối năm Minh Mạng ba làng này hợp lại thành làng Cựu Lâu.

Đồng thời, vùng xung quanh hồ Gươm cũng nhanh chóng trở thành khu dân cư đông vui với phố Hàng Thêu (Hàng Trống) do người vùng Quất Động, Hướng Dương (Thường Tín - Hà Tây) lập ra, phố Hàng Tiện do người Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây) đến hành nghề, ngõ Hàng Hành có dân nghề da Tam Lâm (Gia Lộc, Hải Dương) đến cư trú, phố Hàng Sũ là có nghề làm đồ mộc của dân Liễu Viên (cũng thuộc Thường Tín). Dân làng đã đến ở đông đúc, ruộng đồng tươi tốt, cảnh sống nhộn nhịp chung cho tất cả mọi người, chứ không còn của riêng ai nữa. Lâu đài xưa, nay đã thành làng mạc, bến cũ thành đồng lúa và ven bờ hồ nay rải rác có những nhà dân với những cầu giặt, rửa lác đác nhô hẳn ra mặt hồ. Hồ Gươm đã trở thành không gian sinh hoạt chung cho cƣ dân sinh sống quanh đây. Có thể thấy rằng, đô thành Thăng Long đầu thời Nguyễn có chiều hướng bị “nông thôn hóa” một bộ phận. Ảnh hưởng của nông thôn xâm nhập nhanh chóng vào ngay giữa phố phường Hà Nội.

Như vậy, khu vực vùng ven hồ Gươm trong những thế kỷ XVII - XVIII đã từng là một nơi nguy nga tráng lệ với các cung điện, dinh thự lâu đài, vườn hoa của chúa Trịnh thì đến cuối thế kỷ XVIII, sang thế kỷ XIX diện mạo của nó đã hoàn toàn thay đổi. Khu vực này đã trở thành nơi hoang tàn, rồi trở thành chỗ đóng quân của đồn binh, rồi lại trở thành đồng ruộng bãi hoang và dần dần dân chúng làm nhà lan ra thành các xóm, thôn phường xen lẫn giữa đồng ruộng, ao hồ, đầm lầy.

Phía bắc hồ Gươm bao gồm các thôn phường: thôn Hương Mính, thôn Nhiễm Thượng, thôn Đông Yên, phường Đại Lợi, phường Đồng Lạc, thôn Gia Ngƣ, thôn Trung Yên, thôn Tố Tịch, thôn Dũng Thọ (do hai thôn Đông Thọ và Dũng Hãn sáp nhập với nhau vào giữa thế kỷ XIX), thôn Nam Hoa (sau đổi là Nam Phố), phường Diên Hưng, phường Hà Khẩu, phường Đông Hà, thôn Xuân Yên. Về phía này, “Phố Cầu Gỗ là mặt chính, con đường bờ hồ là mặt sau, vì nhấp nhô những mái nhà bếp, chuồng lợn, nhà xí; bên đường sát mép hồ có những cầu ao rửa ráy giặt giũ. Dọc đường phố có những vũng nước rửa từ trong nhà chảy ra đen kịt hôi hám, chỗ bờ hồ đầy cỏ, bèo và ruồi muỗi”[84, tr. 682]. Cuối thế kỷ XIX, Dumoutier miêu tả khu này là “một khu dân cư đông đúc, lộn xộn, xông lên mùi khó chịu của da thuộc, những túp lều nhiều chỗ tiến ra tận hồ, theo kiểu nhà sàn” [24, tr.

76]. Về đình miếu, thôn Đồng Lạc có miếu Đồng Lạc (số nhà 31 Hàng Đào), chƣa rõ thờ ai, đình Đồng Lạc (số nhà 38 Hàng Đào) thờ Bạch Mã, Linh Lang, Cao Sơn; phường Đại Lợi gồm đền Đại Lợi còn có tên là đền Bạch Bố (vải trắng) (số nhà 47 Hàng Đào) thờ Bạch Mã và đình Đại Lợi thờ Bạch Mã, Linh Lang và Cao Sơn ở cuối phố (đầu thời Pháp thuộc đình này phải dỡ để lấy chỗ làm đường. Do đó dân phường Đại Lợi mua một miếng đất của thôn Gia Ngƣ để dời đình vào chỗ hiện nay là số 50 phố Gia Ngƣ), đình Hoa Lộc (90A Hàng Đào) là của dân phường nhuộm màu ở Đan Loan (Hải Hƣng) lập ra để thờ bà tổ thợ nhuộm; ở thôn Dũng Thọ có đình Dũng

Hãn (số nhà 54 Hàng Bạc) thờ thần Linh Lang và đền Dũng Thọ (số nhà 24 Hàng Bạc) thờ Mẫu và có hai ngôi đình để thờ tổ nghề: đó là đình trên tức là Trương đình (số nhà 50 Hàng Bạc) và đình dưới tức là Kim Ngân đình (số nhà 42 Hàng Bạc); thôn Nam Hoa có đình Ngũ Hầu thờ Cao Tứ là một vị tướng của triều Thục (số nhà 29 Hàng Bè); ở phường Diên Hưng có ngôi đình Diên Hƣng (nhà số 5 Hàng Ngang); thôn Nhiễm Thƣợng có đình Nhiễm Thƣợng (số nhà 64 phố Cầu Gỗ); thôn Trung Yên có đình Trung Yên (số 10 Trung Yên) còn gọi là miếu Thanh Cẩm thờ một vị tướng nhà Mạc;

đình Hương Mính (số nhà 30 Đinh Liệt).

Hồ lớn nhất trong khu vực phía bắc hồ Gươm là hồ Hàng Đào còn gọi là hồ Thái Cực. Hồ thuộc thôn Gia Ngƣ, tổng Hữu Túc (sau đổi thành tổng Đông Thọ), huyện Thọ Xương. Thời này hồ Hàng Đào còn thông với hồ Gươm qua một con lạch. Có một chiếc cầu gỗ được bắc ngang qua lạch nước này để cho người dân tiện đi lại. Hồ Hàng Đào có nhiều cá do đó thôn Gia Ngƣ có một chợ cá trên bờ hồ. Theo các sách địa chí cổ cho tới đời Gia Long (1802 - 1820), đây là thôn Hàng Cá, sống bằng nghề chài lưới. Đến đời Minh Mạng (1820 - 1840), do vua sính dùng chữ Hán nên thôn Hàng Cá đổi thành thôn Gia Ngƣ.

Bảng thống kê các loại đất đai và ao hồ của các thôn, phường ven bờ phía bắc hồ Gươm qua tư liệu địa bạ Tên phường, thôn Đất dân cư và đất đền thờ, chùa Hồ, ao Đất khác Hương Mính (thôn) - Dân cư: 1.9.14.4.0.

- Đền thờ: 0.3.04.4.6.

+ Vĩnh Xuân: 1.6.12.2.4.

+ Kỳ Hương: 0.5.06.2.6.

+ Vinh Hoa: 0.1.00.0.0.

Nhiễm Thƣợng (thôn) - Dân cƣ: 1.3.11.3.6.

- Đền thờ: 0.0.10.4.0.

+ Xứ Nga My: 1.4.06.7.6.

Đông Yên (thôn) - Dân cƣ: 3.5.11.2.2.

- Đền thờ: 0.2.09.0.0.

+ Trường Yên:1.0.01.6.0.

+ Đông Yên:1.8.05.0.0.

+ Yên Thịnh:0.8.07.7.2.

+ Yên Lạc:0.1.05.9.0.

Đại Lợi (phường) - Dân cư: 3.1.11.5.0.

- Đền thờ: 0.0.13.3.0.

+ Xứ Đông Đào: 1.2.00.0.0.

+ Xứ Bắc Đình: 1.2.03.7.0.

+ Xứ Tây Khánh: 0.7.12.1.0.

+ Xứ Nam Vọng: 0.0.09.0.0.

Đồng Lạc (phường) - Dân cư: 3.2.09.6.0.

- Đền thờ: 0.2.06.7.0.

+ Xứ Trường Lạc: 1.5.04.1.0.

+ XứThái Lạc: 1.2.13.5.0.

+ Xứ Lạc Đạo: 0.1.10.4.0.

+ Xứ Hòa Lạc: 0.2.13.9.0.

+ Xứ Lạc Nghiệp: 0.1.01.2.0.

+ Xứ Dương Xuân: 0.0.10.4.0.

+ XứTây Môn: 0.0.07.8.0.

Gia Ngƣ (thôn) - Dân cƣ: 0.7.02.3.9.

- Đền thờ: 0.0.03.4.0.

+ Vinh Xương:0.1.14.6.2.

+ Gia Thịnh:0.5.06.1.7.

Trung Yên (thôn) - Dân cƣ: 0.7.10.9.6.

- Đền thờ: 0.0.05.3.3.

+ Xứ Thuận Yên: 0.8.21.0.9.

Tố Tịch (thôn) - Dân cƣ: 1.4.06.1.0.

- Đền thờ: 0.0.02.5.0.

+ Xứ Thuận Vũ: 1.1.01.6.0.

+ Xứ Mỹ Xuân: 0.3.07.0.0.

Dũng Thọ (thôn) - Dân cƣ: 9.7.10.9.5 - Đền thờ: 1.4.01.1.0

+ Trung Bình: 0.4.09.1.1 + Kim Ngân: 3.2.02.0.3 + Yên Lạc: 2.8.08.2.1 + Vân Hà: 1.0.01.5.7 + Dũng Yên: 0.6.14.5.3 + Đông Thành: 0.7.12.0.3 + Tây Thị: 1.3.05.9.1 + Thanh Lương: 0.8.03.6.6

Tƣ trì: 0.2.07.9.8

+Xứ Kim Ngân: ao chùa: 0.2.02.6.5 +Xứ Tây Thị: ao: 0.0.05.3.3

Nam Hoa (thôn) - Dân cƣ: 1.1.11.54.

- Đền thờ: 0.0.10.6.6.

+ Xứ Xuân Hoa: 1.2.07.2.0 Diên Hưng (phường) Dân cư: 2.2.03.4.1.

+ VinhHoa: 0.9.09.4.6.

+ HƣngThịnh: 0.6.13.1.7.

+ Hƣng Thái: 0.2.04.4.5.

+ Trường Xuân: 0.3.03.5.3.

+ Trong Làng: 0.0.02.8.0.

Hà Khẩu (phường) - Dân cư: 12.5.07.5.0.

- Đền thờ: 0.9.11.9.0.

+ Trường Yên: 5.7.13.6.9.

+ Việt Đông: 3.7.04.8.4.

+ Hà Đông: 2.5.10.5.6.

+ Tân Xuân: 1.4.04.5.0.

Ngƣ Võng (thôn) - Dân cƣ: 2.0.02.8.5.

- Đền thờ: 0.1.08.3.3.

+ Xứ Xuân Hoa: 2.1.11.8.0.

-Tƣ trì: 0.6.05.0.0.

+Xứ Xuân Hoa: 0.6.05.0.0.

Đông Hà (phường) - Dân cư: 2.3.10.7.0.

- Đền thờ: 0.1.03.5.0.

+ Xứ Nam Khánh: 0.6.03.3.0.

+ Xứ Tây Từ: 0.7.14.9.0.

+ Xứ Đông Mỹ: 0.6.06.6.0.

+ Xứ Bắc Đào: 0.4.04.4.0.

Xuân Yên (thôn) - Dân cƣ: 2.7.10.2.0.

- Đền thờ: 0.1.04.5.0.

+ Xứ Dương Xuân: 1.4.11.6.0.

+ Xứ Yên Cảnh: 1.2.01.4.0.

+ Xứ Trường Xuân: 0.2.01.7.0.

Phía nam hồ Gươm bao gồm các thôn: thôn Vũ Thạch, phường Phục Cổ, thôn Hồi Mỹ (do hai thôn Hồi Thuần và Thuần Mỹ hợp thành), thôn Vọng Đức, thôn Hàm Khánh.

Về phía này là một khu dân cƣ đông đúc. Điển hình là phố Hàng Khảm (có chiều dài bằng phố Tràng Tiền, Hàng Khay và Tràng Thi cộng lại). Đến cuối thời Tự Đức nơi đây nửa là phố nửa là làng: đường đi thì hẹp và lầm lội, nhà tranh liên tiếp liền nhau, nhà bên phía bắc đường cái ra đến mép hồ.

William S.Logan đã miêu tả trục đường Tràng Tiền - Tràng Thi trong Hà Nội tiểu sử một đô thị vào thời điểm đầu những năm tám mươi của thế kỷ XIX:

“Trục tuyến này khi đó là một con đường ngoằn ngèo dài 1,5km, dựng liền sát với cổng thành nhưng chỉ với một cụm rải rác các ngôi nhà giữa những ruộng lúa về phía Tràng Thi. Ở phía hồ Hoàn Kiếm, sự phát triển của khu nhà ở liên tục hơn, nhưng ruộng lúa vẫn có đầy ở bên trong các khối phố”

[96, tr. 121-122]. Khu nhà của các thợ khảm ở phố Hàng Khay vào thời điểm 1874 đƣợc Bonnal miêu tả: “Phố đó chật hẹp và lầy lội, hai bên có những dãy nhà tranh do một đám dân chúng nghèo khổ ở, đó là nhà của những tiểu chủ người bản xứ và những phu phen” [48, tr. 595]. Theo những bài báo và sách vở của nhóm phóng viên báo chí phương Tây thường trú ở Hà Nội những năm 1880 - 1884 và của đám sỹ quan Pháp đến Hà Nội vào lúc quân đội của chúng tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai, quang cảnh chung quanh hồ Gươm là “Một khu phố rất buồn. Phố Thợ Khảm (con đường Tràng Tiền - Hàng Khay) có những vũng lầy bẩn thỉu. Hồ Hoàn Kiếm nước đục ngầu và hôi tanh, chỗ đổ những thứ rác rưởi của những nhà chen chúc bên ria hồ.

Những ngôi nhà ấy hầu hết là nhà tranh vách đất. Muốn đến chỗ có nước phải len lỏi qua những ngõ hẻm bên cạnh các nhà, phải vòng đi vòng lại qua những chỗ bẩn thỉu, những đám nhà tranh chật chội trong đó chen chúc những gia đình nghèo khó, phải nhảy qua những vũng bùn lội…”[84, tr. 650]. Năm 1883, các nhà báo ngoại quốc phải trọ trong mấy chiếc nhà tranh ven hồ, cửa bức bàn, trời rét gió bấc lùa qua khe hở, mùa hè trời nóng nhƣ thiêu. “Tại phố Thợ Khảm, các nhà tranh lèn chật ních, các nhà tranh

đó che lấp tầm nhìn ra hồ Hoàn Kiếm” [1, tr. 142]. Vào thời điểm năm 1884, Hàng Khay là “một con đường nhỏ hai bên là những nhà tranh vách đất thấp thỏi và bẩn thỉu”[9, tr. 42]. Đến năm 1887, quanh cảnh phố Hàng Khay đƣợc Dumoutier miêu tả nhƣ sau: “Bờ hồ bên phía phố Hàng Khay do các đám thợ khảm ở, nhà gạch thấp và hẹp, lợp ngói và cắt đoạn các gian ngăn cách bởi những sân trong và những mái hiên kéo dài ra ngoài lòng đường, còn những gian nhà sau thì ngập ngay trên mặt nước hồ”[48, tr. 595].

Trong Hà Nội giai đoạn 1873 - 1888, phố Paul Bert (trục đường Tràng Tiền - Hàng Khay ngày nay) đƣợc miêu tả:“Mặt phố Paul Bert đoạn áp hồ toàn nhà thợ khảm. Các nhà này hẹp và thấp làm bằng gạch lợp ngói. Mặt trước nhà nào cũng có mái che lợp lá, gian dưới trông ra hồ. Giữa gian trông ra phố và gian trông ra hồ là sân. Đầu kia của hồ, chỗ bây giờ là phòng lễ hội của Hội hiếu nhạc (hiện nay là rạp múa rối Thăng Long) là khu phố chật cứng, rối mù và nồng nặc mùi da thuộc khó chịu, nhiều chỗ nhà dân bản xứ vươn ra hồ trên những chiếc cọc”[1, tr. 142].

Đi hết phố Hàng Khay là đến phố Tràng Thi, thuộc địa phận thôn Vũ Thạch, thôn Lưu Truyền và Yên Mỹ. Những năm cuối thập niên tám mươi thế kỷ XIX, đường Tràng Thi chưa phải là một đường phố. Vào thời điểm 1884:

“Khu vực giữa Hàng Bông và Tràng Thi, khu Phủ Doãn bây giờ, chỗ huyện lỵ Thọ Xương cũ, là những xóm cư dân nông thôn, nhà cửa lẫn trong bụi tre, chung quanh nhà là vườn cây, ao bèo, bên ngoài bụi tre là ruộng lúa”[84, tr.

419-420]. Chính vì vậy một sỹ quan Pháp đã tả lại trong hồi ký nhƣ sau : “Ra khỏi thành phố (tức là đi hết phố Hàng Khay) thì đến con đường đầy bóng râm mát, bên trái là đồng ruộng, bên phải là lũy tre dày trong tiếng sẻ chiếp chiếp.

Lề đường cành tre rậm và cao ngã xuống tận đầu người qua đường, bên trong lũy tre những cô gái nhìn khách nước ngoài vẻ tò mò. Phía trái con đường, giữa đám ruộng thấp có một khu nền đất chung quanh có tường xây bao bọc khá cao... Đó là Trường Thi. Lúc này thì cả khu bỏ hoang tàn và đổ nát, tường nhà vỡ, mái sụt, cỏ mọc khắp nơi...”[84, tr. 783].

Bảng thống kê các loại đất đai và ao hồ của các thôn, phường ven bờ phía nam hồ Gươm qua tư liệu địa bạ Tên phường,

thôn

Đất do nhà nước quản lý, đất của

dân cƣ và đất đền thờ, chùa Hồ, ao Đất khác

Vũ Thạch (thôn)

- Công thổ: 4.9.10.9.5.6.

+ Xứ Vũ Thạch: 4.9.10.9.5.6.

- Dân cƣ: 6.7.05.9.1.

- Đền thờ, chùa: 1.1.05.1.6.

+ Vũ Hạ: 7.8.02.5.3.

+ Vũ Tiểu: 1.5.14.9.2.

Quan hồ: 1.4.08.3.2.

- Xứ Vũ Thạch: 1.4.08.3.2.

- Mộ địa:

+ Xứ Vũ Hạ:0.6.01.1.2.

+ Xứ Vũ Tiểu:0.4.01.3.2.

- Đồn Hà Thanh:6.8.03.3.0.

Phục Cổ (phường)

- Công thổ: 13.0.00.2.3.8.

+ Xứ Đồn Lạc Nghiệp: 13.0.00.2.3.8.

- Dân cƣ: 5.8.08.4.9.

- Đền thờ, chùa: 1.0.04.6.6.

+ Xứ Đông Viên: 1.7.04.0.3.

+ Xứ Tây Viên: 4.0.10.8.9.

+ Xứ Yên Lạc: 1.6.08.0.1.

+ Xứ Đào Viên: 4.5.13.6.4.

Quan hồ: 7.2.02.7.6.

- Xứ Tây Viên: 0.3.02.5.0.

+ Hồ Hàng Gà: 0.2.00.0.0.

+ Hồ tại nội đồn: 0.5.08.7.0.

- Một khẩu hồ Trường Lạc tại xứ Yên Lạc: 2.7.00.0.0.

- Xứ đồn Lạc Nghiệp: 3.5.06.5.6.

- Mộ địa: 2.4.02.4.6.

+ Xứ Yên Lạc: 1.6.14.6.6.

+ Xứ Đào Viên: 0.7.02.8.0.

- Thổ phụ: 0.1.06.0.0.

+ Xứ Đào Viên: 0.1.06.0.0.

Hỗi Mỹ (thôn)

- Công thổ: 6.9.04.8.5.4 + Xứ Tả Thắng: 4.7.06.2.9.4.

+ Xứ Tiền Tiệp: 2.1.13.5.6.

Quan hồ: 1.2.02.5.3.

- Xứ Tả Thắng: 0.9.01.5.3.

+ Hồ: 0.2.09.3.0.

Mộ địa: 2.2.06.2.0.

- Xứ Tây Viên:1.4.03.5.4.

- Xứ Đông Viên: 0.8.02.6.6.

- Dân cƣ: 5.8.04.9.1.

- Đền thờ: 1.0.03.0.9.

+ Xứ Đông Viên Thƣợng: 2.7.10.3.4.

+ Xứ Đông Viên Hạ: 3.4.11.2.6.

+ Xứ Tây Viên: 2.0.07.4.0.

+ Hồ: 0.6.07.6.0.

+ Hồ: 0.0.08.0.0.

- Xứ Đông Viên Hạ: 0.3.01.0.0.

Vọng Đức (thôn)

- Dân cƣ: 5.7.08.1.2.

- Đền thờ, chùa: 1.1.07.3.3.

+ Xứ Thịnh Đức: 7.0.04.9.9.

+ Xứ Đông Hồ: 2.8.05.9.1.

+ Xứ Vọng Hồ: 13.0.00.4.6.

+ Xứ Tây Hồ: 6.8.07.0.7.

+ Xứ Nhân Chiêu: 4.1.07.1.7

Quan hồ: 2.4.03.9.4.

- Xứ Tây Hồ:

+ Hồ quân phòng Trạch Hầu cũ:

0.1.07.5.0.

- Xứ Nhân Chiêu:

+ Hồ sau dinh quan Tạo Tôn cũ:

0.3.09.5.0.

+ Hồ Hậu Thuyền Vệ Hữu cũ:

0.2.10.0.0.

+ Hồ Tương Tiểu quân phòng cũ:

0.5.07.9.9.

+ Hồ Hậu Thuyền Vệ Hữu cũ:

0.8.00.3.7.

+ Hồ Trung Dũng Thuyền cũ:

- Mộ địa: 4.2.12.6.0.

+ Xứ Nhân Chiêu: 0.2.10.3.3.

+ Xứ Tây Hồ: 1.1.08.0.8.

+ Xứ Đông Hồ: 2.8.09.1.9.

- Thổ phụ: 0.0.13.3.3.

+ Xứ Nhân Chiêu: 0.0.13.3.3.

Một phần của tài liệu Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỷ XX (Trang 43 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(281 trang)