Chương 2: HỒ GƯƠM TRONG TỈNH THÀNH HÀ NỘI THỜI NGUYỄN ĐẾN NĂM 1888
2.3. Khu vực hồ Gươm - trung tâm giáo dục, văn hóa, tinh thần của tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn
2.3.1. Khu vực hồ Gươm - trung tâm giáo dục của Hà Nội thế kỷ XIX
Năm 1821, vua Minh Mạng ra lệnh phải hạ biển Thái học môn, thay bằng Văn miếu môn, theo quy chế nơi đây chỉ còn là chốn xuân thu nhị kỳ trấn Bắc thành cúng tế Khổng Tử và các vị tiên hiền của Nho giáo. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là niềm tự hào hơn bảy trăm năm của đất Thăng Long với tƣ cách là trung tâm đại học của đất nước đã bị triều Nguyễn bỏ mặc, trở nên đổ nát hoang tàn, giảng đường Xiển Do trơ vơ vắng ngắt. Năm 1831, Vũ Tông Phan từ Huế về thăm Hà Nội đã tả cảnh hoang tàn này trong bài Thăm Quốc Tử Giám cũ:
“Trăm vua hình bóng tàn cây cỏ Muôn thuở phong văn nát đá bia Trở lại thiếu thời nơi trọ học Xiển Do cô tịch bóng chiều đi”.
Do triều Minh Mạng chủ trương bỏ hoang phế khu vực Quốc Tử Giám - Văn Miếu cũ, tình trạng học phong bị suy đồi - “Đi học cốt chỉ giật danh Nho”. Cho nên các bậc Nho sỹ Hà thành đã cùng nhau xây dựng khu vực hồ Gươm thành một trung tâm văn hóa giáo dục mới của Thăng Long. Các nhà khoa bảng thời này không ra làm quan hoặc ra làm quan lấy lệ vài năm rồi về mở trường dạy học, lấy việc giảng nghĩa lý, dạy học trò làm cao quý nhất. Nơi đây đã quy tụ nhiều trường học nổi tiếng. Trước hết, phải kể đến trường của Hoa Đường Phạm Quý Thích (1760 - 1825), đây là ngôi trường đã đào tạo được nhiều danh sỹ đương thời. Phạm Quý Thích quê ở làng Hoa Đường, sau là làng Lương Ngọc, tỉnh Hải Dương, ngụ ở phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương, thành Thăng Long. Ông đỗ tiến sỹ thời Lê, năm 1802, khi Gia Long
lên ngôi, ông bị bắt buộc phải ra làm quan cho nhà Nguyễn. Sau đó ông cáo bệnh về dạy học ở phường Báo Thiên. Năm 1825, ở thôn Tự Tháp đầu Hàng Trống bên hồ Gươm, trường Dưỡng Am của Cử nhân Phạm Hội (1791 - 1854) được mở. Trường Dưỡng Am hàng ngày có đến vài trăm học trò lui tới. Thầy dạy trọng đạo đức, nghĩa lý, văn phong phải hồn hậu, chữ viết phải ngay thẳng. Cuộc đời thanh bạch, trung thực của thầy là tấm gương cho học trò noi theo. Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, ở Hà Nội có nhiều trường tư, nhiều quán trọ đƣợc mở ra, đón học trò và kẻ sĩ khắp nơi về trọ học và đi thi. Một trong những ngôi trường nổi tiếng nhất ở Hà Nội ngày ấy là trường Tự Tháp của ông Nghè Lỗ Am Vũ Tông Phan (1800 - 1851) hay còn gọi là trường Hồ Đình. Hồ Đình là trường có đông sỹ tử theo học nhất thời bấy giờ. Thầy dạy có tài văn, lại cương trực, trường có nền nếp vững nên có nhiều học trò đỗ cao và làm quan to trong triều nhƣ Nguyễn Tƣ Giản, Lê Đình Diên, Nguyễn Huy Đức, Ngô Văn Dạng, Vũ Duy Ninh... Chính vì vậy, vua Tự Đức (1848 - 1883) đã ban cho Vũ Tông Phan bốn chữ “Đào thục hậu tiến” (có công đào tạo rèn luyện cho lớp hậu sinh tiến lên). Ngay sau khi Vũ Tông Phan từ quan, năm 1833 - 1834, mở trường đại tập lớn ở Hà Nội - một “giang quán” (theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, “quán” cũng có nghĩa là nhà dạy học), trên bờ Nhị Hà, sau chuyển về trong khuôn viên gia cƣ ở thôn Tự Tháp ven hồ Gươm. Theo mô tả trong gia phả họ Vũ, khi đó trường học là một ngôi nhà năm gian dựng sát phía Tây hồ Gươm, tương ứng với các số nhà 14 và 16 phố Lê Thái Tổ. Một trường khá nổi tiếng nữa là trường Phương Đình của danh sĩ Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), ở phía đông cách hồ không xa, dấu tích còn lại ở nhà số 12 - 14 phố mang tên ông, đó là đất giáp Giang Nguyên, thôn Cổ Lương, tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương cũ. Đây là khu nhà cũ của Thần Siêu, nơi đó ông đã mở trường dạy học. Hiện nay, số nhà 20 phố Nguyễn Văn Siêu chính là đình cũ của giáp Giang Nguyên, vẫn có kê bàn thờ ông. Và đình của thôn Cổ Lương, ở trong ngõ số nhà 28, từng là nơi mà học trò tứ trấn
thường xin ở đậu, ngủ nhờ trong thời gian về Hà Nội, nghe thầy Phương Đình giảng bài. Thầy sớm nổi tiếng văn chương, được người đời suy tôn là “Thần Siêu”, lại có đức độ nên học trò đến xin học rất đông, trọ kín cả các đình chùa trong phường Thanh Hà. Hai trường Hồ Đình và Phương Đình nổi tiếng thời bấy giờ, đƣợc ghi trong sách Khoa bảng lục, với thành tích đào tạo đƣợc nhiều học trò thành đạt. Ngoài ra, còn có các trường đáng kể nữa như: ở số nhà 7 phố Tràng Thi là đất trường Vũ Thạch cũ (đầu phố Bà Triệu) có trường của ông cử Nguyễn Huy Đức (1824 - 1898) là một nhà Nho yêu nước; ông Đốc Mọc Lê Đình Diên là học trò trường Hồ Đình làm Đốc học Hà Nội nhưng đã từ chức giáo quan về mở trường Cúc Hiên ở Ô Nghĩa Dũng (số nhà 39 Hàng Đậu); ông cử Ngô Văn Dạng người Tả Thanh Oai mở trường Tiến Song ở phường Kim Cổ phố Hàng Hài (đầu phố Hàng Gai). Các ngôi trường của họ tập trung vùng ven bờ phía tây, phía bắc và phía nam hồ Gươm, theo địa danh ngày nay là các phố Nguyễn Văn Siêu, Hàng Đào, Hàng Gai, Tố Tịch, Lê Thái Tổ, Hàng Trống, Tràng Thi - đầu Bà Triệu… tạo thành hình vòng cung ôm lấy hồ Gươm.
STT Tên trường Địa điểm ngày nay 1 Giảng đường Hoa Đường Phạm Quý
Thích ở thôn Tự Tháp
Đầu Hàng Trống
2 Trường Dưỡng Am của Cử nhân Phạm Hội ở thôn Tự Tháp
Số 3, Hàng Trống
3 Trường của Lê Duy Trung ở phường Hà Khẩu
Hàng Buồm
4 Trường Hồ Đình (của ông Nghè Tự Tháp Vũ Tông Phan) ở thôn Tự Tháp
Trụ sở Báo Nhân dân (Hàng Trống)
5 Trường Phương Đình (của Phó bảng Nguyễn Văn Siêu) ở phường Dũng Thọ
Số nhà 12 - 14, phố Nguyễn Văn Siêu
6 Học quán của Cử nhân Trần Văn Vi đối diện với trường Phương Đình ở bên kia bờ sông Tô
7 Trường Liên Đình của Cử nhân Nguyễn Huy Đức ở thôn Vũ Thạch
Số nhà 7, phố Tràng Thi
8 Trường Cúc Hiên (của Đốc Mọc Lê Đình Diên)
Số nhà 39, phố Hàng Đậu
9 Trường Tiến Song (của Cử nhân Ngô Văn Dạng) ở phường Kim Cổ
Số nhà 12, phố Hàng Gai
10 Trường của Cử nhân Vũ Đức Quang ở phường Đồng Lạc
Hàng Đào
11 Trường Chí Đình của Nguyễn Văn Lý ở phường Đông Tác
Các trường ở khu vực xung quanh hồ Gươm và vùng lận cận thế kỷ XIX
Ở các thế kỷ trước việc học gắn liền với trung tâm là Quốc Tử Giám, chủ yếu giành cho con cháu quan lại trong triều, các sách giảng dạy cũng có bản Quan hành, có thể gọi đó là “việc học ở quan phủ”. Sang thế kỷ này, trung tâm giáo dục chuyển sang khu vực ven hồ Gươm, việc học có khác. Qua diện mạo vùng ven hồ Gươm thời kỳ này có thể thấy nó mang dáng dấp của một vùng nông thôn nghèo, với một số lượng khá lớn các trường đại tập, tiểu tập được mở ra đã thu hút được các Nho sỹ bình dân ở nhiều địa phương khác nhau tới theo học. Có thể gọi đây chính là “việc học ở thứ dân”. Tầng lớp Nho sỹ bình dân sống giữa những người dân lao động nghèo nên họ dễ dàng hiểu và đồng cảm với cuộc sống khổ cực của người dân.
Lớp Nho sinh Hà Nội được học tập các trường nói trên, đã có rất nhiều người đỗ đạt, là các quan đại thần, nhưng phần lớn vẫn tỏ lòng kính trọng và biết ơn của mình đối với người thầy cũ, như trường hợp của Lại bộ Thượng thư Nguyễn Tư Giản, Khâm sai Vũ Duy Ninh đối với người thầy đáng kính ông Nghè Tự Tháp Vũ Tông Phan. Năm 1855, ngay sau khi mãn tang, môn sinh dựng nhà thờ Vũ Tông Phan trên nền trường Hồ Đình cũ và hàng năm vào ngày kỵ 26 - 6 họ từ khắp nơi kéo về thôn Tự Tháp, bên hồ Gươm làm giỗ thày.
Việc mở trường dạy học của các bậc Nho sỹ Hà thành thời kỳ này không phải theo thói thường “tiến vi quan, thoái vi sư”. Mà việc mở trường của họ là một hành động nhất loạt, chứng tỏ sự đồng tâm nhất trí, nhằm mục đích là giáo hóa sỹ tử và dân chúng, khôi phục lại đạo “chính học”, học để làm người chính nhân quân tử chứ không phải “chỉ cốt giật danh Nho” -
“mong trở thành người hiền là chuẩn đích của sự học” [86, tr. 108]. Họ hiểu rằng đạo lý làm người chỉ có thể chấn chỉnh cùng với việc cải thiện môi trường xã hội, chấn hưng văn hoá. Sự nghiệp này từng cá nhân riêng lẻ, từng ngôi trường biệt lập không thể làm được. Đó là nguyên do thúc đẩy họ phải tập hợp nhau cùng hành động. Các trường được mở ra còn là nơi các ông đồ hội họp nhau lại để bàn luận thơ văn, kinh điển, nghĩa lý đạo Nho.
Vua chúa nhà Nguyễn tuy đã phá hoại nhiều công trình xây dựng ở Thăng Long, nhƣng đối với một số công trình có liên quan đến tinh thần hiếu học của dân tộc như Trường Thi, nhà Văn Miếu... họ vẫn không dám phá bỏ vì sợ mất lòng dân Bắc Hà, sẽ dẫn đến những bất lợi về mặt chính trị.
Trái lại họ còn tu sửa thêm. Trường thi hương, từ thế kỷ XVIII trở về trước, đặt ở Quảng Bá, gần hồ Tây, đến thời Nguyễn thì đƣa về khu vực phố Tràng Thi ngày nay, ở gần hồ Gươm. Đại Nam nhất thống chí có ghi về trường thi Hà Nội: “ở phía tây nam tỉnh thành, xung quanh xây tường gạch, chu vi 182 trượng 1 thước, bên trong gồm 21 tòa đường viện, dựng năm Thiệu Trị thứ năm” [60, tr. 177]. Trường Thi được mô tả trong Hà Nội giai đoạn 1873 - 1888: “Trường Thi có kích thước khoảng 150 x 200m... Giống như mọi trường thi khác ở An Nam, Trường Thi Hà Nội được phân thành hai khu chính một khu hoàn toàn tự do, trừ một ngôi nhà nhỏ ở trung tâm gọi là Thập Đạo, dành cho các thí sinh, một khu khác gồm các tòa nhà cho giám khảo. Khu giám khảo lại chia thành ba khu nhỏ, mỗi khu nhỏ dành cho giám khảo của một trong ba kỳ thi...Trong khi khu thí sinh thông với bên ngoài bằng chín chiếc cửa thì khu giám khảo ba mặt bị đóng kín một cách nghiêm ngặt vì chỉ có một cửa thông sang khu thí sinh. Trong suốt 35 ngày diễn ra cuộc thi, các giám khảo không được ra ngoài khu của mình dưới bất kỳ lý do nào, thậm chí người trong ban chấm kỳ này cũng không được gặp người trong ban chấm kỳ khác vì lúc nào cũng có hai người lính gác trước các cửa thông các khu với nhau. Ngược lại, các thí sinh có thể gặp nhau. Tất cả có ba kỳ thi và đều là thi viết. Mỗi kỳ diễn ra đúng một ngày và kỳ sau cách kỳ trước 10 ngày”[1, tr. 125].
Đến thế kỷ XIX, trung tâm đại học của Kinh đô Thăng Long xƣa không phải là khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám nữa mà chính là khu vực ven hồ Gươm. Các trường ở khu vực xung quanh hồ Gươm và học trò thường trọ học đã tạo ra một cảnh sinh hoạt rất riêng ở khu vực này. Những kỳ giảng và bình
văn, nhiều người xứ Bắc, xứ Đông, xứ Đoài về dự. Bóng dáng hàng ngàn Nho sinh áo the khăn xếp, ngày ngày cắp sách lui tới các ngôi trường tiểu tập, đại tập nổi tiếng ven hồ, tiếng các thầy đồ sang sảng giảng sách bình văn sớm hôm, tiếng sĩ tử các trường thi tấu thơ ca trong sân đền Ngọc Sơn những đêm trăng thanh. Sau những kỳ thi Hương, thi Hội các môn sinh đỗ đạt bỏ võng lọng ngoài cổng làng, đi bộ tự tay bƣng khay lễ đến tạ ơn dạy dỗ của thầy, và cả những buổi tế lễ thầy học trò đông đảo mà trang nghiêm - tất cả tạo nên một bản sắc văn hoá riêng - Văn hoá Hồ Gươm, chƣa từng có ở nơi này trong các đời trước và cũng là độc nhất vô nhị ở Hà thành nửa đầu thế kỷ XIX. Các trường ở khu vực ven hồ Gươm thời này đã “tập họp tinh hoa của đất Thăng Long cũ, giữ vững thanh danh của một nền học vấn tốt đẹp” [75, tr. 29].