Khu vực hồ Gươm - trung tâm hoạt động chấn hưng văn hóa Thăng

Một phần của tài liệu Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỷ XX (Trang 89 - 106)

Chương 2: HỒ GƯƠM TRONG TỈNH THÀNH HÀ NỘI THỜI NGUYỄN ĐẾN NĂM 1888

2.3. Khu vực hồ Gươm - trung tâm giáo dục, văn hóa, tinh thần của tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn

2.3.2. Khu vực hồ Gươm - trung tâm hoạt động chấn hưng văn hóa Thăng

Với quyết định chọn Phú Xuân để đóng đô, các ông vua triều Nguyễn đã có những việc làm để hạ uy tín chính trị, thu nhỏ quy mô cũng nhƣ bạt bớt chiều cao chẳng những của thành Hà Nội mà của cả văn hóa Thăng Long.

Những việc làm đó của họ nhằm mục đích độc tôn vị thế Kinh đô Phú Xuân - Huế. Cho nên, thành Thăng Long trở nên tiêu điều, sa sút. Kinh thành từng điển hình về trật tự, kỷ cương thì nay:

Quanh thành trộm cướp nổi triền miên Một đêm năm lần cháy trong phố…

Những nét đẹp của văn hiến và thuần phong mỹ tục của Thăng Long cũng dần mất đi, tệ nạn xã hội ngày càng phát triển. Đất văn vật xƣa đƣợc coi là mực thước về nét thanh lịch, bây giờ lắm cảnh nhiễu nhương, thói xấu tràn lan. Những người đi học cốt chỉ lấy cái danh, cái lợi cho bản thân không vì hoài bão lớn giúp nước, giúp dân của bậc quân tử đại trượng phu. Người đi buôn làm giàu để khoe của, ăn mặc thì diêm dúa, lấy đánh bạc, uống rƣợu, ca hát làm trò vui:

Đi học cốt chỉ giật danh Nho Đi buôn chửa giàu đã khoe của Cư dân thường túm tụm ba hoa Bộ hành áo quần cực diêm dúa Sòng bạc tràn lan khắp gần xa Chiếu rượu, sạp ca thâu sớm tối Tâng bốc láng giềng, nịnh thân gia Không còn nửa phân lòng trung hậu…

Trước tình hình đó, các trí thức Nho học của Hà Nội như ông Nghè Tự Tháp Vũ Tông Phan, Phó bảng Nguyễn Văn Siêu, các ông Nghè Nguyễn Văn Lý và Lê Duy Trung, Tú tài Bùi Huy Tùng (tức Tú Lĩnh)… nặng lòng với đất Thăng Long cùng nỗi trăn trở trước thời cuộc, đã chủ trương chấn hƣng văn hóa Thăng Long, dựng “Cột trụ ngăn sóng lớn văn hóa giả” (Văn lan đề trụ). Họ đã gặp nhau trong những nghĩ suy về thời cuộc, về lẽ “hành - tàng” và mau chóng trở thành những người bạn tâm giao cùng chí hướng.

Họ luôn canh cánh trong lòng nỗi niềm làm sao cho ích nước lợi dân, gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc cũng nhƣ vai trò trung tâm văn hóa của mảnh đất Thăng Long. Khu vực hồ Gươm đã được họ chọn để thực hiện hoài bão của mình với tổ chức hội Hướng Thiện đền Ngọc Sơn. Đây là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dầy về truyền thống văn vật trên đất Thăng Long.

Trong Văn chỉ Thọ Xương có ghi: “... Huyện ta xưa gọi là Vĩnh Xương, từ Lý đến Lê là nơi văn vật nổi tiếng hơn nghìn năm chốn đô thành. Các vị tiên hiền được hun đúc bởi khí thiêng liêng, tắm gội trong nền phong tục giáo hóa tốt đẹp”[86, tr. 108].

Làng Tự Tháp lừng tiếng văn chương, một “hồ thôn” - thôn bên hồ, là nơi quy tụ văn nhân, thi sỹ, nhà làm sát bờ nước. Nhiều nhà có thuyền, để đêm trăng ra hồ ngâm vịnh[73, tr. 264-265]. Các thôn Tự Tháp, Báo Thiên ven hồ Gươm đã trở thành những xóm điển hình truyền thống về văn học. Các

thôn này vào khoảng năm 1850, học trò từ các tỉnh đến theo học đông, người ta lập “Quán anh đồ” làm nơi học trò trọ và hội họp, bàn luận[74, tr. 154].

Nỗi niềm trăn trở của các nhà Nho Hà thành trước thời cuộc được biểu hiện trong hoạt động sáng tác thơ văn của Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Siêu và đồng chí của hai ông. Những ngôi trường đại tập, tiểu tập được dựng lên xung quanh hồ Gươm trở thành nơi để Nho sỹ Bắc Hà tụ hội, sáng tác và đàm đạo thơ văn. Chủ đề nổi bật, khá nhất trí trong các sáng tác của họ là ngâm vịnh các di tích và danh thắng gắn liền với những truyền thống yêu nước và nền văn hiến Đại Việt, trước hết ở Thăng Long và đặc biệt ở khu vực hồ Gươm. Những bài thơ vịnh thắng tích Thăng Long chứa chất giọng hào hùng.

Giọng hào hùng ấy bộc lộ rõ ràng chủ định lấy gương người xưa và việc xưa để cổ vũ tinh thần cho người nay và việc đời nay.

Họ sáng tác hàng loạt bài thơ về các di sản ven hồ Gươm của hai triều đại anh hùng Trần - Lê trong lịch sử Đại Việt, để minh chứng cho bề dầy văn hóa của chốn địa linh này. Riêng Vũ Tông Phan đã viết cả một chùm Kiếm Hồ thập vịnh, Thăng Long hoài cổ và ngót chục bài thơ riêng lẻ nữa về hồ Gươm cùng thanh gươm thiêng cứu quốc của Lê Lợi.Trong đó cũng cần nói đến bài Kiếm Hồ hoài cổ:

Bảo khí đương niên táng Đẩu Ngưu Điếu đài di chỉ bạn ngư chu

Lý Trần thiên tải phồn hoa địa Tỉnh tác hồ sơn nhất dạ thu.

(Dịch thơ:

Khí thiêng gươm báu núp ngang trời Nền cũ đài câu bạn lưới chài

Đây đất phồn hoa Trần, Lý trước Bên hồ nhuốm cả sắc thu rồi!)

Bài thơ đã thể hiện nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ về những thời đại thịnh trị, phồn hoa của dân tộc, gắn liền với thắng tích hồ Gươm linh thiêng.

Cảnh cũ còn đó nhƣng lại chứa đựng nỗi buồn man mác của mùa thu - mùa thu của sự biến đổi bể dâu, hoang phế điêu tàn của di tích văn hiến.

Không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc sáng tác thơ văn để bàn luận, suy ngẫm về thời cuộc mà các bậc Nho sỹ Hà thành còn có nhiều hoạt động xã hội tích cực để góp phần vào việc chấn chỉnh, khôi phục văn hiến Thăng Long xƣa.

Để tiến hành hoạt động, các bậc sỹ phu Hà thành ban đầu sáng lập Văn hội Thọ Xương (1832). Nhờ sự tài trợ về đất đai, tiền bạc của thương nhân Bùi Huy Tùng, ngay bốn năm sau hội đã xây dựng đƣợc Văn chỉ ở Bạch Mai.

Trong Thọ Xương tiền hiền từ vũ bi ký (Bài ký trên bia đền thờ tiên hiền huyện Thọ Xương) có nêu lên tôn chỉ hoạt động của hội: “Trên thì noi theo phong độ và ý chí của tiên hiền, dưới thì khuyến khích thế hệ mai sau trau giồi tiến tới... Trong phạm vi hẹp, thì trở thành các bậc quân tử trong làng, các vị thày dạy trong xã. Mở rộng ra, sẽ là tôn chúa, giúp dân”[86, tr. 109].

Văn hội Thọ Xương cũng có những hành động thể hiện tinh thần chống Pháp.

Mồng 1/4/1873 (Quý Dậu) vào lúc bọn thực dân Pháp chuẩn bị đánh chiếm Hà Nội, Nguyễn Tƣ Giản, lúc ấy đã là quyền Thƣợng thƣ bộ Lại, một vị quan đầu triều thuộc phái chủ chiến, cương quyết chống Pháp. Ông đã họp đồng môn Hồ Đình tại từ đường thờ Vũ Tông Phan mà họ đã xây trên nền giảng đường cũ, bên hồ Gươm làm lễ khánh thành bia đá ghi tạc ân đức của thầy.

Nhân dịp này họ họp nhau tại từ đường bàn kế đánh giặc. Ngay sau đó họ phối hợp cùng Văn hội Thọ Xương lập một nghĩa đoàn đến 300 người tham gia đánh trả bọn lái buôn Jean Dupuis đã do thám thành lũy lại láo xƣợc đánh Hoàng giáp Lê Đình Diên - nguyên Đốc học Hà Nội, cũng là một học trò cũ của Vũ Tông Phan. Hành động này góp phần cổ vũ lòng ái quốc của sỹ dân trước họa xâm lăng.

Thành phần của Văn hội Thọ Xương là đội ngũ “Nho sỹ bình dân”, gồm những người thường trú tại địa phương, có khoa danh từ tú tài trở lên.

Do tính chất là một hội tư văn nên theo quy chế chung của nhà nước phong kiến, Văn hội Thọ Xương chỉ được phép hoạt động trong một khuôn khổ bó hẹp, với nhiệm vụ chủ yếu xuân thu nhị kỳ cúng tế Khổng Tử cùng chƣ vị tiên hiền, chúc hạ đỗ đạt, khao vọng chức tước. Chính sự hạn chế đó đã thúc đẩy những người sáng lập Văn hội Thọ Xương nghĩ đến một tổ chức có tính chất rộng rãi hơn về thành phần, bao quát hơn về địa bàn và phóng khoáng hơn trong hoạt động. Cho nên hội Hướng Thiện đã được thành lập, Vũ Tông Phan được bầu làm Hội trưởng. Hội đã có những hoạt động đáng chú ý về mặt văn hóa nhƣ phục dựng hàng loạt di tích lịch sử - văn hóa đã trở nên hoang tàn sau ba chục năm chiến tranh liên miên (1771 - 1802), lập đàn giảng kinh khuyến thiện, in những sách về đạo lý và là nơi bảo quản, lưu giữ các ván khắc nhiều sách có giá trị, biến đền Ngọc Sơn thành một cơ sở khắc in sách lớn nhất Hà Nội hồi nửa đầu thế kỷ XIX.

Khi sáng lập hội Hướng Thiện với thành phần rộng rãi hơn nhiều so với các hội tƣ văn chính thống, Vũ Tông Phan cùng các đồng chí đã nhằm tới những hoạt động văn hoá - xã hội rộng lớn ở bên ngoài phạm vi các ngôi trường thục xá. Đây lại là một điểm mới nữa, chưa từng có trong lịch sử sĩ phu nước ta trước đó.

Hội Hướng Thiện tên gọi có chủ đích “hướng về điều lành”, chú trọng việc tu dƣỡng bản thân, đồng thời góp phần chấn hƣng phong hóa cộng đồng. Các nhà Nho có danh vọng và đầy tâm huyết trong hội Hướng Thiện đền Ngọc Sơn bắt đầu công cuộc chấn hưng văn hóa từ việc hướng dẫn cho mọi người tu dưỡng chính bản thân mình, dựng “cột trụ ngăn sóng lớn văn hóa giả” trước hết ngay trong tâm tính của mình, chính tâm (tức ngay thẳng tâm tính) bằng cái Thiện, hiểu theo ý rộng là “cố gắng làm những việc đem lại lợi ích cho người” [86, tr. 69]. Hội tin ở Văn Xương Đế

Quân, nhưng không quên nhắc nhở những người đến lễ: muốn được thần giúp, đầu tiên phải tự mình “hướng thiện”, làm điều lành, không chỉ học giỏi, mà đồng thời trau dồi đạo đức. Bài văn bia Trùng tu miếu Văn Xương, khắc năm 1865 của Án sát Đặng Lương Hiên, tức Đặng Huy Tá (1817 - 1873) có ghi rằng: “... miếu thờ đức Văn Xương ở khắp cả thiên hạ, để dạy mọi người làm điều thiện mà thôi. Nhưng người ta làm điều thiện, không gì quan trọng bằng ngăn lòng dục của người mà bảo tồn lẽ phải của trời, chẳng cầu phúc mà tự nhiên được phúc. Đạo nhà Nho ta sáng chói trong kinh sách, không có thứ nào hơn”[86, tr. 71].

Để có trụ sở hoạt động, hội Hướng Thiện đã mua lại ngôi chùa tư gia của các con ông Tín Trai, dùng quỹ hội và tiền thập phương quyên góp (phần rất đáng kể là của các thương nhân và các cửa hiệu), xây dựng và cải tạo đền Ngọc Sơn. Trong bài Ngọc Sơn Đế quân từ ký có ghi rằng: “Từ nay thờ thần đã có nơi, kẻ sỹ phu kết bạn với nhau yêu cảnh này, vì mến tên hồ này mà việc tu dưỡng du ngoạn nghỉ ngơi đều có nơi chốn. Hứng vui ngắm trăng dưới nước, hóng gió trên non có thể giúp nhiều cho điều thiện đâu chỉ riêng mình được hưởng”[86, tr. 69]. Đền Ngọc Sơn bắt đầu đƣợc xây dựng vào các năm 1841, 1842 dưới thời vua Thiệu Trị (1841 - 1847). Vào hai năm 1864 - 1865, danh sỹ Bắc Hà Nguyễn Văn Siêu cùng hội Hướng Thiện đã đứng ra trùng tu lại đền và tạo dựng thêm một số công trình văn hóa mới nhƣ bắc cầu Thê Húc nối bờ phía đông hồ với đền Ngọc Sơn, dựng Đài Nghiên và Tháp Bút đề cao đạo học và dựng đình Trấn Ba với ngụ ý là cột chắn làn sóng văn hóa giả trong bối cảnh nhiễu nhương của thời cuộc. Tháp Bút được dựng trên núi Độc Tôn có ý nghĩa lớn: “Trên đỉnh núi Độc Tôn, có dựng Tháp Bút năm tầng.

Tháp nhờ núi mà cao, núi nhờ tháp mà được nổi tiếng... Núi này tượng trưng cho vũ công, còn tháp thì tượng trưng cho văn vật, hai cái đó vì những nguyên nhân tương hợp mà cùng được truyền tụng. Những cái đó có thể bất hủ, bởi bên trong nó vẫn giữ được cái bất hủ vậy!”[66, tr. 25-26]. Có hàng

chục câu đối đề trên cột từ cổng ngoài đến đình Trấn Ba đã ca ngợi phong cảnh đặc sắc của hồ Gươm và nói lên tinh thần đạo đức nhà Nho. Do đền thờ Văn Xương Đế Quân vị thần trông coi việc văn chương thi cử, nên quanh năm, nhất là năm có khoa thi, ban ngày lúc nào cũng có các thầy nho, thầy khóa tới lễ bái cầu xin thần phù hộ cho thi đỗ và ban đêm cũng có rất đông các sỹ tử tới nằm tại đền chờ thần báo mộng cho biết trước kết quả kỳ thi tới của mình[52, tr. 126]. Sự kết hợp giữa hồ Gươm và đền Ngọc Sơn đã tạo nên một tổng thể thiên - nhân hợp nhất, góp phần quan trọng tô điểm cho cảnh quan kiến trúc nơi đây. Đồng thời quần thể kiến trúc này cũng là công trình tâm huyết của các bậc túc Nho Hà Nội mà công đầu thuộc về Nguyễn Văn Siêu và Vũ Tông Phan, góp phần phục hƣng và khẳng định truyền thống văn vật của đất Thăng Long trong bối cảnh bấy giờ. Chính vì vậy mà nhà nghiên cứu Hoàng Đạo Thúy đã gọi đền Ngọc Sơn là “ngôi đền văn hóa”.

Để chấn hưng văn hóa theo phương châm trên, hội Hướng Thiện đã biến đền Ngọc Sơn thành một giảng đàn: đều đặn vào các ngày 2 và 16 âm lịch hàng tháng hội tổ chức những buổi giảng Thiện, mới đầu là các bản Thiện kinh truyền thống đƣợc diễn Nôm, về sau là kinh “giáng bút” của chƣ vị thần thánh dân tộc nhƣ Trần Hƣng Đạo, Chu Văn An, Phùng Khắc Khoan, Liễu Hạnh… Mục đích của các buổi giảng thiện là răn dạy người đời tu thân theo đạo hiếu, gìn giữ thuần phong mỹ tục, bài trừ mê tín dị đoan, ngăn ngừa trong lòng người các thói dâm dục, tham lam, độc ác, dối trá, kính trọng người trên, thương người nghèo khó cô quả, chuyên cần học tập, chăm chỉ làm ăn…

Chẳng hạn, Kinh về lòng hiếu thảo (Văn Xương hiếu kính) viết:

Vạn ác dâm vi thủ Bách hạnh hiếu tác tiên

Nghĩa là: “trong vạn tội ác, dâm đi trước; trong trăm đức tốt, hiếu đứng đầu”. Không phải chữ “trung” trong đạo lý “trung quân, ái quốc” của

Nho gia mà chữ “hiếu” làm nền tảng cho tất cả các hoạt động của con người trong xã hội:

Hiếu trị nhất thân, nhất thân tư lập Hiếu trị nhất gia, nhất gia tư thuận Hiếu trị nhất quốc, nhất quốc tư nhân Hiếu trị thiên hạ, thiên hạ tư bình

Hiếu sự thiên địa, thiên địa tư thành thông Ư thiên hạ vô phân quý tiện.

(Lấy “hiếu” răn thân, thì thân lập đƣợc; lấy “hiếu” tề gia, thì nhà thuận hoà; lấy “hiếu” trị nước, thì nước nhân nghĩa; lấy “hiếu” trị thiên hạ, thì thiên hạ thái bình; lấy “hiếu” phụng thờ Trời Đất, thì Trời Đất hoà hợp nơi thiên hạ không còn phân biệt sang hèn).

Chính tâm, khuyến Thiện, nhƣ Vũ Tông Phan viết trong văn bia Ngọc Sơn đế quân từ ký, chỉ là những việc hội Hướng Thiện phải làm trong “buổi đầu”. Còn “sau đó”, tức sau khi đã lấy Thiện chính tâm phải làm gì tuy ông Nghè Tự Tháp không nói ra, nhưng các nhà Nho đương thời hiểu ngầm qua những chữ ông mƣợn trong sách kinh điển của Nho giáo: “tàng”, tức “Quân tử tàng khí ư thân, đãi thì như động” (Người quân tử ẩn chí khí nơi mình, chờ thời mà hành động - Kinh Dịch); độc đắc chi Thiện giả, tức “Cùng tắc độc Thiện kỳ thân, đạt tắc kiêm Thiện thiên hạ” (Khi cùng khốn thì lấy Thiện mà tu dƣỡng riêng thân mình, khi không đạt thì lấy Thiện để giáo hóa cả mọi người - Sách Mạnh Tử). Nhóm sĩ phu này ưa dùng cặp “hành - tàng” (hành động, hoặc ẩn đi, nuôi chí khí để chờ thời cơ) hơn “xuất - xử” (xuất chính, tức ra làm quan, hoặc ở nhà). Dùng chữ “tàng” họ đương nhiên ngầm nhắc nhở nhau câu trong Kinh dịch: “Quân tử tàng khí ư thân đãi thì nhi động”

(người quân tử ẩn giấu chí khí nơi mình, chờ thời mà hành động). Chẳng phải ngẫu nhiên sau khi họ sáng lập hội Hướng Thiện, vị Hội trưởng đầu tiên đã cho khắc trên tấm bia nêu tôn chỉ của hội trong hai câu thơ:

Gươm báu mới mài ngời ánh sáng Hành hay tàng vẫn rạng muôn phương.

Trước sự chuyên chế của chính quyền nhà Nguyễn, các bậc sỹ phu Bắc Hà không muốn ra làm quan. Với họ làm quan trong thời cuộc bấy giờ là một sự bắt buộc mà Vũ Tông Phan gọi đó là “cái nợ quan trường”. Đồng thời, họ cũng hiểu được nỗi thống khổ của nhân dân, khó khăn của đất nước trước sự thống trị vừa bảo thủ, vừa hà khắc của nhà Nguyễn. Với chí khí của người chính nhân quân tử, các bậc sỹ phu Bắc Hà không muốn cáo quan về ở ẩn “an phận thủ thường” mà họ vẫn muốn được giúp đời, giúp người. Vì thế họ đã đưa ra quan niệm về “hành - tàng”, coi đó là một đối sách hiệu quả trước sự ràng buộc của triều đình nhà Nguyễn. Có thể hiểu quan niệm “hành - tàng”

của các bậc Nho sỹ trong hoàn cảnh thời cuộc lúc bấy giờ là dũng cảm rút lui khỏi chốn quan trường, để “tàng” trước cường quyền và “hành” trong lĩnh vực văn hoá - xã hội. Họ đã phải ứng xử như vậy để giữ vững chí hướng

“trung chính” của Nho gia và thực hiện đƣợc phần nào đạo “nhân nghĩa”.

Hội Hướng Thiện được thành lập là điều mới mẻ và căn bản nhất trong quan niệm “hành - tàng” của nhóm sĩ phu Hà thành đầu triều Nguyễn.

Qua đó ta thấy họ không hoạt động một cách đơn lẻ mà tập hợp nhau lại trong một tổ chức văn hoá - xã hội, có tôn chỉ và mục đích hoạt động cụ thể rõ ràng. Điều này chƣa từng có trong lịch sử của tầng lớp sĩ phu Việt Nam các đời trước.

Với tôn chỉ và mục đích hoạt động của mình, hội Hướng Thiện đền Ngọc Sơn tổ chức giảng kinh Khuyến Thiện của Thánh Văn Xương không phải theo tinh thần “xuất thế”, xa rời cuộc đời trần tục, mà ngƣợc lại, với một tinh thần “nhập thế” rất tích cực. Khi kinh Khuyến Thiện của Văn Xương Đế Quân không đáp ứng nữa, họ đã vận dụng thủ pháp “Thác cổ thuật nhi bất tác” (mượn lời người xưa thuật lại chứ không sáng tác), nhờ cậy Bà Chúa Liễu Hạnh “giáng bút” kinh Đạo Nam mà riêng các đầu đề

Một phần của tài liệu Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỷ XX (Trang 89 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(281 trang)