Kiến thiết các công trình công cộng, nhà cửa

Một phần của tài liệu Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỷ XX (Trang 120 - 133)

Chương 3: HỒ GƯƠM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỜI PHÁP THUỘC

3.2. Kiến thiết các công trình công cộng, nhà cửa

Quá trình xây dựng khu phố Tây ở phía đông và phía nam hồ Gươm, từ hạt nhân Đồn Thủy (1874), bắt đầu là khu hành chính thương mại phía đông hồ Gươm bao gồm: Tòa Đốc lý, Sở Kho bạc, Sở Bưu điện, Phủ Thống sứ. Từ chỗ đó tiếp đến việc quy hoạch và xây dựng khu cƣ dân và công sở ở quãng

giữa Đồn Thủy và Tràng Tiền, có trường Cao đẳng Y Dược (1904), Trường Tiểu học Pháp. Đầu phía tây đường Gambetta (Trần Hưng Đạo) là nhà ga Hàng Cỏ, Trụ sở Công ty Hỏa xa Việt - Điền, Khu Đấu Xảo (1901). Đồng thời ở trên đất Phủ Doãn và Vương phủ cũ, xây dựng Nhà Thờ Thánh Jôdép (1894), hai trường học nam (trường Puginier) và nữ (Sainte) của Nhà Chung, và trường Kỹ nghệ thực hành của Nhà nước (1896). Dọc đường Tràng Thi, xây nhà Thƣ viện trung ƣơng (1918), Sở Sen đầm (1886), Bệnh viện Phủ Doãn và nhà Hộ sinh thành phố (1908); rồi đến Tòa án - Nhà ngục - Sở Mật thám Bắc kỳ ở góc phố Thợ Nhuộm và Trần Hƣng Đạo.

Mặt bằng quy hoạch tổng thể cụm công trình trung tâm theo các nguyên tắc quy hoạch thịnh hành thời bấy giờ ở Pháp. Đó là nguyên tắc đối xứng trong bố cục quy hoạch. Các trục chính giao nhau tạo nên một hệ thống các quảng trường lớn được bố cục dưới các dạng hình học khác nhau có trục đối xứng. Các công trình kiến trúc quan trọng đều đƣợc bố trí ở vị trí án ngữ các trục chính và tạo thành các điểm nhấn quan trọng trong tổng thể không gian khu phố. Trục vườn hoa Paul Bert (Bôn-Be) là trục chính, được đặt vuông góc với bờ hồ Gươm vừa để tạo sự thông thoáng nhờ hệ thống cây xanh, vừa để nối trung tâm liên hoàn với hệ thống không gian mở có cây xanh, đường dạo xung quanh hồ Gươm.

Khu công sở đầu não của thành phố ở phía đông hồ Gươm được quy hoạch là đất của mấy thôn Yên Trường, Hà Thanh, Bảo Linh, tức là ở trong phạm vi một bên là bờ hồ Gươm, một bên là con đê từ ô Đông An xuống đến cửa ô Tây Long. Chỗ đất đó đƣợc chia thành những hình chữ nhật có chiều rộng trên một trăm mét; chung quanh các ô chữ nhật đó là hai phố dọc Fr.

Garnier (nay là Đinh Tiên Hoàng) và Courbet (nay là Lý Thái Tổ) và mấy phố ngang là phố Banly (nay là Trần Nguyên Hãn), Dominé (nay là Lê Lai), Chavassieux (nay là Lê Thạch) và Fourès (nay là Đinh Lễ). Toà Đốc lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố) và Kho bạc (nay là Ngân hàng Công

thương) đặt ở phía bắc trục chính, được xây dựng trong khu vực là một ô chữ nhật ở giữa hai phố Banly và Dominé. Bưu điện và cụm công trình Phủ Thống sứ Bắc kỳ đặt ở vị trí đối xứng phía nam trục chính, đƣợc xây dựng trong khu vực là một ô chữ nhật ở giữa hai phố Chavassieux và Fourès. Công trình cuối cùng là Ngân hàng Đông Dương khép lại trục chính ở phía đông. Để có mặt bằng xây dựng khu công sở hành chính này thực dân Pháp phải tiến hành san lấp nhiều hồ ao, đầm lầy và ruộng lúa.

Tòa Đốc lý là đầu não của chính quyền thành phố, xây hình chữ T, có phòng làm việc của Chánh Đốc lý (một viên quan cai trị cao cấp ngạch thuộc địa) và Phó Đốc lý (một người Pháp do Hội đồng Thành phố bầu ra ); có các bộ phận chuyên môn nhƣ Thuế vụ, Địa chính, Công chính, Hộ tịch, Y tế, Cảnh sát. Khu Sở Kho bạc có ngôi nhà lớn trong có phòng làm việc của nhiều bộ phận và một ngôi nhà góc là chỗ ở riêng của viên giám đốc.

Cụm công trình Phủ Thống sứ là đầu não của chính quyền bảo hộ Bắc kỳ, công chức Tây và ta đông kể hàng trăm người. Cụm công trình Phủ Thống sứ đƣợc xây dựng ở khu đất rộng khoảng 2 ha, trông ra ba mặt phố: mặt chính quay về hướng đông là đại lộ Henri Rivrère (phố Ngô Quyền), phía bắc dọc theo đại lộ Chavassieux (phố Lê Thạch), phía nam dọc theo phố Intendance (sau đổi tên là phố Fourès và nay là phố Đinh Lễ). Cụm công trình này gồm hai hạng mục chính: Phủ Thống sứ Bắc kỳ và Dinh Thống sứ Bắc kỳ. Phủ Thống sứ đƣợc xây dựng vào khoảng 1892, đầu tiên là cánh bên phải với ba tầng mái ngói, kiến trúc theo kiểu cũ. Năm 1897 xây tiếp phần giữa và cánh bên trái. Ba cánh nhà đều đối xứng, đều cao ba tầng và đều một phong cách kiến trúc. Ba phần nhà này nối với nhau ở hai đầu góc nối tiếp, có hai cầu thang chung, hình thành một khu nhà liền khối hình chữ U bao quanh sân vườn ở giữa. Dinh Thống sứ được xây dựng vào năm 1918 - 1919, sát cạnh Phủ Thống sứ. Công trình này đƣợc xây theo kiểu cũ, ba tầng mái lớp (một phần bằng đá đen) xây dựng kiên cố, kích thước rộng rãi, trang trí lộng lẫy, gờ

chỉ hoa lá cầu kỳ. Tầng hầm dành cho công việc phục vụ, tầng dưới dùng làm nơi tiếp khách và các buổi dạ hội, có phòng khách, phòng ăn lớn và phòng giải trí. Tầng gác là các phòng ngủ và khu vệ sinh với đầy đủ tiện nghi, phần trang trí bên trong các phòng rất đƣợc chú trọng.

Đối diện với Tòa Đốc lý và Phủ Thống sứ ở bên phía đông là nhà Ngân hàng Đông Dương, đầu não của giới tài phiệt ở xứ thuộc địa này. Khu vực Nhà Ngân hàng Đông Dương, ngoài ngôi nhà chính đồ sộ, dọc đường phố Leclanger (Lê Phụng Hiểu) và đoạn dưới Rue de la Chaux (phố Hàng Vôi, nay là Tông Đản) có nhiều villa, những ngôi nhà nhỏ hơn, xinh xắn ở giữa những vườn cây đẹp, đó là chỗ ở riêng của Chánh, Phó giám đốc Ngân hàng và nhân viên chuyên môn cao cấp của người Pháp.

Giữa Tòa Đốc lý - Kho bạc và khu Bưu điện - cụm công trình Phủ Thống sứ là vườn hoa Paul Bert (ngày nay là công viên Lý Thái Tổ). Đó là một vườn hoa vuông vắn trong trồng nhiều cây to, có những bồn cỏ quanh năm trồng các thứ hoa đẹp; vườn hoa trông ra hồ Gươm tô đẹp thêm cho phong cảnh ở đây.

Năm công trình kiến trúc kết hợp với vườn hoa tạo thành một tổng thể trung tâm hành chính trọn vẹn, đƣợc thiết kế và xây dựng hoàn toàn theo phong cách quy hoạch và kiến trúc Pháp. Tất cả tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh bậc nhất khu vực thời bấy giờ, tượng trưng cho quyền lực của nước Pháp thực dân.

Tại ô đất hình tam giác giữa mấy phố Banly (Trần Nguyên Hãn), Rivière (Ngô Quyền), Courbet (Lý Thái Tổ) là khu của một cơ quan nhà nước - Sở Trước bạ văn tự. Nơi đây có ba ngôi nhà hai tầng ở mặt phố Banly là những phòng giấy làm việc, phía sau là ngôi nhà hai tầng của viên giám đốc cùng với nhiều nhà phụ thuộc.

Đặc điểm kiến trúc của những công trình hành chính đầu tiên ấy, về căn bản, vẫn là loại kiến trúc thuộc phong cách thực dân tiền kỳ dựa trên chủ

nghĩa công năng đơn giản, tuy đã có ít nhiều sửa đổi về quy mô, tỷ lệ khối và chi tiết trang trí. Những biến đổi mạnh mẽ về xây dựng ở Hà Nội vào những năm tiếp theo đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt kiến trúc khu vực trung tâm.

Ngày nay chỉ còn lại có hai trong năm công trình của tổng thể trung tâm ban đầu, đó là Tòa Đốc lý và Kho bạc. Ba công trình khác đã lần lƣợt bị phá đi để xây công trình mới có quy mô lớn hơn và phong cách kiến trúc hoàn toàn khác trước: Bưu điện xây lại năm 1892; Dinh Thống sứ nay là Nhà khách Chính phủ, khánh thành năm 1918 và nhà Ngân hàng Đông Dương nay là Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, hoàn thành năm 1930.

Song song với việc xây dựng khu công sở ở bờ phía đông hồ Gươm, phố Tràng Tiền cũng thêm một số nhà to nhƣ nhà hàng Gôđa (tức là hãng Lucia, chữ tắt của Tập đoàn Thương mại Đông Dương và Châu Phi), chiếm hẳn một góc hai mặt phố Tràng Tiền và Hàng Bài, một cửa hàng hiện đại và đầy đủ mọi thứ hàng sản xuất ở bên Tây. Giữa phố là trường Cao đẳng Đông Dương; nhà này trước đó là cửa hàng Debeaux có từ năm 1885 được sửa lại, bên trong có lớp học, có giảng đường, mặt sau là nhà nội trú thông sang phố Rollandes (Hai Bà Trƣng).

Trong giai đoạn 1888 - 1920, thực dân Pháp cũng mở rộng xây dựng ở khu vực phía nam hồ Gươm trở thành một khu phố Pháp thực sự với đầy đủ chức năng kiểu đô thị Châu Âu. Khởi đầu là tập trung xây dựng các công trình công cộng có quy mô lớn, rải rác ở những vị trí quan trọng, đƣợc nghiên cứu, chọn lựa kỹ với cách nhìn tổng thể. Đó là những vị trí án ngữ các trục đường lớn, có tầm nhìn đẹp và là điểm nhấn quan trọng trong không gian quy hoạch đô thị. Trong những thập niên chín mươi của thế kỷ XIX, những ngôi nhà gác bề thế của một số cơ quan nhà nước, bệnh viện và trường học chiếm dọc những đường phố Borgnis Desbordes (Tràng Thi), Jauréguiberry (Quang Trung), Rollandes (Hai Bà Trưng) và Carreau (Lý Thường Kiệt).

Đoạn giữa phố Tràng Thi, mặt đường phía nam là những cơ quan Nhà nước liên tiếp suốt dọc phố (Thư viện, Lưu trữ, Sở Sen đầm, nhà Hộ sinh

thành phố, viện Quang tuyến). Trên phố Gia Long có đặt nhiều văn phòng của luật sƣ, phòng khám của bác sỹ, trụ sở của mấy tòa báo lớn. Những cơ quan Nhà nước đặt ở Hàng Bài là: Trường Nữ học Hàng Bài, Trại lính khố xanh.

Mỗi cơ quan chiếm gần trọn một đoạn phố dài ở giữa hai ngã tƣ.

Tháng 12 năm 1898 bắt đầu xây dựng trường Viễn Đông của Pháp trên phố Lý Thường Kiệt (nay là Viện Khoa học xã hội), nghiên cứu các vấn đề khảo cổ, ngôn ngữ và dân tộc học. Năm 1900, giám mục Puginier (Puy-gi- nhi-ê) đã lấy gạch phá thành Hà Nội để xây dựng nhà Dòng đào tạo giáo sỹ (nay là trường phổ thông trung học Việt - Đức và Lý Thường Kiệt). Trong những năm đầu thế kỷ XX còn xây một số công trình quan trọng khác nhƣ:

Ấu trĩ viên, nhà thờ Tin lành, câu lạc bộ Cựu chiến binh (nay là câu lạc bộ Đoàn Kết), nhà thương Bảo hộ (1904, nay là Bệnh viện Việt - Đức). Tại khu hồ Gươm có những ngôi nhà đồ sộ được xây dựng về sau, trong thập niên hai mươi của thế kỷ XX, như mấy nhà Ngân hàng Đông Dương, Ngân hàng Pháp Hoa, Ngân hàng Công thương, Đĩa Ốc Ngân hàng, Công ty Bảo hiểm và Tiết kiệm, một số xí nghiệp sửa chữa ô tô ở phố Rollandes (Hai Bà Trƣng), Carreau (Lý Thường Kiệt), Henri Rivière (Ngô Quyền).

Khi đọc qua lịch sử chiếm đóng của các nước thực dân, chúng ta nhận thấy rằng “khi đổ bộ xuống một xứ sở mới, người Tây Ban Nha thường xây dựng một tu viện, người Ý một nhà thờ, người Anh một ngân hàng và người Pháp một rạp hát” [9, tr. 19]. Chính vì vậy, kết thúc của trục đường Hàng Khay - Tràng Tiền thực dân Pháp đã xây dựng công trình Nhà Hát Lớn thành phố. Nhà Hát Lớn đƣợc xây dựng trên địa điểm một cái ao cũ. Công trình chế ngự vị trí trên trục đường quan trọng nhất lúc bấy giờ, mặt chính nhìn về phía hồ Gươm, lưng quay về phía sông Hồng (khu đất Nhượng địa), thuộc cửa ô Tây Long cũ, cạnh Đồn Thủy. Công trình khởi công năm 1901 và xây dựng mất 10 năm mới hoàn thành theo dự án thiết kế của kiến trúc sƣ Broger và Harloy. Nhà Hát Lớn mang đặc trƣng Pháp về cả hai mặt kiến trúc và cảnh

quan. Nhà Hát Lớn đƣợc thiết kế theo kiểu Grand Opéra, do đó nhìn tổng thể gần nhƣ bản sao thu nhỏ của nhà hát Opéra ở Paris, kiểu gô tích cổ điển, dáng bề thế khang trang, mặt trước có nhiều bậc trông ra một quảng trường rộng.

Công trình có quy mô bề thế đồ sộ, với phòng khán giả gần 900 chỗ ngồi cùng với một hệ thống các không gian phụ rất phong phú theo kiểu các nhà hát Châu Âu đương thời. Diện tích tổng thể của Nhà Hát Lớn là 2.600m2, chiều dài trung bình là 87m, chiều rộng trung bình là 30m, điểm cao nhất so với mặt đường là 34m. Cầu thang chính lên tầng hai là sảnh chính rộng, chiều cao phần sảnh trống khá lớn; còn cầu thang phụ, hành lang hai bên. Phía sau Nhà Hát Lớn là phòng quản trị, mười tám buồng cho diễn viên hóa trang, hai phòng tập hát, phòng gương, thư viện và phòng họp. Kết cấu kiến trúc chủ yếu của Nhà Hát là kiểu mái hai mảng, lợp ngói đá hoặc ngói Ardoise, các họa tiết trang trí trên vòm trần, các vòng nguyệt quế và huy chương trên tường. Đây là kiến trúc phổ biến của Pháp ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Nhà Hát Lớn bao gồm một số phòng lớn và các sảnh, hành lang cũng có kích thước khá lớn, sân khấu có kích thước 24m x 24m. Thực dân Pháp xây dựng Nhà Hát Lớn với mục đích truyền bá văn hóa phương Tây, là nơi nghỉ ngơi giải trí của tầng lớp quan chức thực dân và thượng lưu bản xứ. Ban đầu, Nhà Hát Lớn chỉ dành cho những gánh hát hàng năm ở Châu Âu sang, diễn cho người Châu Âu xem. Giới thượng lưu Việt Nam cũng được tham dự nhưng vào Nhà Hát phải mặc lễ phục và trả giá vé đắt.

Hà Nội là một thành phố thuộc địa của thực dân Pháp nên không thể thiếu được một trong những hình ảnh tiêu biểu của một thành phố phương Tây là ngôi nhà thờ với các gác chuông cao lêu đêu. Năm 1873, Giáo hội Thiên Chúa mà người đứng đầu là giám mục Puginier (Puy-gi-nhi-ê) theo chân thực dân Pháp chiếm đất ở đầu thôn Báo Thiên dựng một ngôi nhà thờ nhỏ bằng gỗ, danh nghĩa là để làm nơi cầu nguyện cho lính Pháp và giáo dân nhƣng thực chất là nơi liên lạc của quân đội Pháp. Sau đó ngôi nhà thờ nhỏ

này đã bị quân Cờ Đen đốt phá (15/5/1883), giám mục Puginier đã quyết định thay thế ngôi nhà thờ nhỏ này bằng một nhà thờ lớn hơn. Nhà Thờ Lớn đƣợc xây dựng trên một khu đất cao, nguyên là nền của Tháp Báo Thiên thuộc ngôi chùa Báo Thiên nổi tiếng đƣợc xây dựng vào thời Lý năm 1056. Nhà Thờ Lớn Hà Nội là một công trình tiêu biểu của phong cách kiến trúc phi cổ điển ở Hà Nội thời thuộc Pháp, kiểu Gô - tích nhiều màu sắc. Nhà Thờ Lớn với kết cấu kiến trúc đồ sộ nhƣ hiện nay đƣợc xây dựng từ năm 1884 và khánh thành vào đúng đêm Noen 24/12/1888. Giám mục Puginier là người chủ trì xây dựng công trình. Khi mới xây dựng nhà thờ mang tên là một vị thánh tử vì đạo Cơ Đốc, sau mới đổi là Nhà Thờ Lớn. Nhà Thờ Lớn có kết cấu mái vòm cao, các đường nét trang trí mềm mại tạo cảm giác thâm nghiêm tĩnh lặng của một kiểu kiến trúc tôn giáo.

Kiến trúc các công trình công cộng cũng đƣợc nghiên cứu sâu để thoát khỏi chủ nghĩa công năng đơn giản của kiến trúc thực dân tiền kỳ vào những năm 80 của thế kỷ XIX. Phong cách kiến trúc tân - cổ điển đƣợc dùng phổ biến trong các công trình công cộng của nền hành chính thực dân với việc ƣa sử dụng hình khối nặng và trang trí phong phú. Đặc điểm chung của các công trình này xây dựng vững chắc “kiểu vĩnh cửu”, tường dầy chống nhiệt với mái vòm hoặc hình tháp lợp đá đen. Phong cách kiến trúc tân - cổ điển với đặc điểm bố cục đối xứng truyền thống đƣợc khai thác để thể hiện tính bề thế và hoành tráng qua các mặt chính của công trình, đồng thời đƣợc đặt ở vị trí là điểm nhấn trong tổng thể không gian quy hoạch. Người Pháp muốn thông qua kiến trúc của các công trình này để thể hiện sức mạnh áp đảo của thực dân, đồng thời gây ảnh hưởng của văn hóa Pháp ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.

Dọc những phố trong khu phố của người Pháp liên tiếp được xây cất những ngôi nhà villa xinh xắn, đó là những trụ sở hãng buôn lớn, phòng khám bệnh của các bác sĩ tư, văn phòng luật sư, tòa soạn mấy tờ báo của người Pháp

vừa kinh doanh vừa làm chính trị, có thế lực ở thuộc địa; một số villa là nhà riêng của những giám đốc công ty, quan cai trị cao cấp của ngành thuộc địa.

Ở khu vực phía đông hồ Gươm, để cho nhân viên của họ có tiêu chuẩn nhà ở nhà nước và các công ty kinh doanh và xí nghiệp lớn đều xây nhiều nhà kiểu villa. Chỗ dọc con đê cũ - nay là đường phố Lý Thái Tổ - trước kia có nhiều hồ ao, đầm ruộng trũng sau được san lấp đồng thời với việc mở mang xây dựng khu vực công sở này. Đồng thời khu vực này còn được quy hoạch thành khu cư dân, những công chức cao cấp người Pháp, những chánh phó giám đốc các xí nghiệp, công ty lớn trong thành phố đều có tiêu chuẩn nhà ở. “Nói chung những nhà tư nhân trong khu vực phía đông hồ Gươm này nhà nào cũng to đẹp, rộng rãi khang trang. Ở mỗi đoạn phố dăm sáu chục mét bên mặt đường chỉ có một hai, cùng lắm là ba ngôi nhà, chung quanh có vườn rộng cây to, sân trước, sân sau, vườn hoa cây cảnh. Người đi chơi lạc vào mấy phố bấy giờ mang tên Ngô Quyền, Lý Thái Tổ, Lê Lai, Tông Đản, Lê Phụng Hiểu, Lý Đạo Thành, Cổ Tân thấy vắng vẻ tĩnh mịch, sạch sẽ, những khu nhà ở mát mẻ, rợp bóng cây xanh”[84, tr. 679].

Ở khu vực phía nam hồ Gươm, diện mạo nhà cửa cũng có sự biến đổi rõ rệt. Vào những thập niên tám mươi của thế kỷ XIX, một loạt các nghị định quy chế của các cấp chính quyền về việc cấm xây dựng nhà lá, buộc phải xây nhà gạch và các điều kiện và điều lệ kỹ thuật xây nhà mới. Ngày 26/12/1886, Tổng Trú sứ Trung - Bắc Kỳ Paul Bert (Bôn-Be) đã ký một nghị định ra hạn đến ngày 1/1/1888 phải dỡ bỏ tất cả các nhà bằng tranh ở phố Paul Bert. Trên sát mái nhà số 3 Hàng Khay, nhìn sang hồ Gươm đến nay vẫn ghi niên đại xây dựng là năm 1886. Vào tháng giêng năm 1887, viên Thống sứ ban một sắc lệnh ra lệnh cho mọi căn nhà tranh ở các phố Paul Bert (Tràng Tiền - Hàng Khay), Jules Ferry (Hàng Trống) và nhiều những phố phụ cận khác phải đƣợc thay thế trong vòng 12 tháng bằng những nhà gạch lợp ngói. Năm 1888,

Một phần của tài liệu Hồ Gươm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỷ XX (Trang 120 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(281 trang)