Chương 3: HỒ GƯƠM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỜI PHÁP THUỘC
3.1. Quy hoạch về đường phố, phương tiện giao thông
Khi mới chiếm đƣợc Hà Nội, đƣợc triều đình Huế cắt cho thực dân Pháp một khu vực sát bờ sông Hồng để làm Nhƣợng địa. Do bị phân tán hai nơi: khu vực Đồn Thủy là Nhƣợng địa và Thành cổ là nơi đóng quân nên thực dân Pháp nhanh chóng xây dựng một số tuyến đường giao thông nối liền hai khu vực này. Thực dân Pháp đã nhận ra tầm quan trọng chiến lƣợc của trục đường Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi, vì trục đường này chạy từ khu vực Đồn Thủy tới lũy bán nguyệt đông nam của thành Hà Nội. Cho nên trục Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi nằm trong danh sách “Mạng đường chiến lược ở Hà Nội do tướng Bouet thảo ra vào tháng 6 - 1883 để thay thế tuyến phòng thủ gồm các ụ đất nối với nhau bằng các chướng ngại vật tự nhiên như tường rào, đầm lầy, rào tre” [1, tr. 148] và trục trở thành con đường chiến lược của quân Pháp. Đầu năm 1885, thực dân Pháp đã biến
“con đường rộng chưa tới 3m đầy những hố nước hôi thối” trở thành “một con đường mới rất rộng... một phố được trải đá dăm khá tốt, rộng từ 16m đến 18m” [1, tr. 149-150] .
Các phố Tràng Tiền, Hàng Khay đã đƣợc chính quyền thực dân Pháp chú trọng đầu tƣ ngay từ những năm 1884 - 1886, mở đầu thời kỳ xây dựng khu phố Pháp ở Hà Nội và đã trở thành trung tâm thương nghiệp và dịch vụ của khu phố Tây. Ngày 20/11/1886, trục đường Tràng Tiền - Hàng Khay chính thức mang tên là phố Paul Bert (Bôn-Be). Sau sự kiện Bính Ngọ
(1786), con đường từ Tuyên Vũ môn trước Phủ chúa ra đến bờ sông Hồng (ngày nay chính là đường Tràng Tiền - Hàng Khay) trở thành con đường mòn, lầy lội về mùa mƣa, cỏ mọc làm che lấp dần thì đến năm 1891, “Phố Paul Bert trải ra, thẳng tắp và tràn ngập ánh nắng mặt trời, với đầy rẫy xe cộ và tấp nập người qua lại, làm thành phố trở nên vô cùng nhộn nhịp” [25, tr.
717]. Phố Paul Bert là xuất phát điểm của hệ thống giao thông kiểu phương Tây. Đó cũng là trục chính để mở rộng các hoạt động xây dựng trong nhiều năm tiếp theo. Đây là hệ thống đường phố đầu tiên ở Hà Nội được trang bị kỹ thuật hạ tầng, làm cơ sở cho sự phát triển khu trung tâm hành chính, thương mại Hà Nội thời thực dân ở phía đông hồ Gươm, đó là phía bắc của trục Hàng Khay - Tràng Tiền. Tiếp nối trục đường Tràng Tiền - Hàng Khay là Tràng Thi. Diện mạo đường Tràng Thi cũng có sự biến đổi khá rõ nét. Nếu trong những năm cuối thập niên tám mươi (thế kỷ XIX), con đường này là đường đất với ruộng lúa, rặng tre hai bên đường, thì sau năm 1890, đường Tràng Thi đã là một đường phố Tây với cái tên Borgnis Desbordes:“Đường phố thẳng tắp, mặt đường rộng, trải đá và có vỉa hè, hai bên trồng những cây bàng lớn soi bóng mát, tối có đèn thắp sáng” [84, tr. 784].
Năm 1884, Bonnal nhận chức Công sứ tại Hà Nội. Năm sau Bonnal vạch ngay một chương trình kiến thiết thành phố. Để sửa sang hồ Gươm thành nơi chơi mát của thành phố, Bonnal đã vạch một con đường rộng bao quanh bờ hồ. Nhƣ thế phải giải tỏa hết tất cả nhà tranh, nhà ngói thuộc các làng Báo Khánh, Tự Tháp, Phúc Tô, Yên Trung, Nghĩa Lâu, Yên Trường, di dời hoặc phá bỏ hầu hết những đình chùa đền miếu ở chỗ con đường cái sẽ qua. Trên tờ Tương lai Bắc Kì số 15/4/1885 đã thông báo bắt đầu san nền để thực hiện dự án. Việc thực hiện dự án đòi hỏi nhiều năm vì phải tiến hành nhiều vụ san lấp lớn và giải tỏa dân cƣ. Chính vì vậy, đến đầu năm 1893 con đường vòng quanh bờ hồ mới được khánh thành. Con đường này đi xuyên qua đền Bà Kiệu nên đã tách kiến trúc đền thành hai phần: phần tam quan
nằm sát bên hồ Gươm và đền chính tọa lạc song song cách đường phố Đinh Tiên Hoàng. Đồng thời, Bonnal “đã sử dụng tù nhân để cho san lấp các ao hồ, lát đá đường phố bằng các vật liệu thu được từ các nhà bị cháy. Ông bắt các chủ nhà phải xây vỉa hè bằng gạch và xây các cống rãnh ở lề đường”[9, tr. 47].
Các cấp chính quyền dân sự sợ rằng sức khỏe thể chất của những nhà thực dân và của dân chúng sẽ bị ảnh hưởng, nên đã cho khai quang bờ hồ Gươm, dỡ bỏ dãy nhà sàn kéo lê thê chung quanh hồ, chuyển việc đổ những rác thải gia đình vào những hố sâu có nắp đậy và sau đó là một hệ thống cống thải.
Người Pháp hoàn thiện hệ thống đường dạo, trồng cây xanh xung quanh hồ Gươm, kết hợp với việc khai thác mặt nước hồ cho mục đích đi thuyền du ngoạn, không gian xung quanh hồ đã trở thành không gian nghỉ ngơi, giải trí.
Không gian ấy kết hợp với vườn hoa Paul Bert (Bôn-Be)làm sống động khu trung tâm hành chính của Hà Nội. Chính vì vậy, vào thời điểm những năm chín mươi của thế kỷ XIX, hồ Gươm đã trở thành một nơi thú vị để đi dạo khi bóng mặt trời đã khuất. Chung quanh bờ hồ trở nên sạch sẽ phong quang, cây trồng đẹp mắt.
Khu phố Tây được quy hoạch sớm ngay sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội. Chỉ trong hơn hai thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các đầm ao cũ trong khu vực đƣợc thực dân Pháp quy hoạch để xây dựng khu hành chính và khu phố Tây đã được san lấp, để hình thành nên những đường phố rộng rãi, hiện đại.
Ở phía đông hồ Gươm, những khoảng đất, ao hồ, ruộng trũng ở dọc hai bên con đê cũ được san lấp dần, đường phố được quy hoạch; từ trên đi xuống có phố Courbet (nay là Lý Thái Tổ), phố Rivière (Ngô Quyền), phố Hàng Vôi kéo dài thêm một đoạn (nay là phố Lý Tông Đản); phố ngang từ tây sang đông, ngoài mấy phố có sẵn đƣợc kéo dài thêm đến bờ sông nhƣ phố Banly (nay là Trần Nguyên Hãn), phố Bonhour và Dominé (Lê Lai), thêm hai phố Leclanger (Lê Phụng Hiểu), phố Labrousse (Lý Đạo Thành).
Khu vực phía nam hồ Gươm, nhiều đường phố dọc từ bắc xuống nam là những phố: đường Rialan (nay là phố Phan Chu Trinh), đường Henri Rivière kéo dài (nay là phố Ngô Quyền), đại lộ Đồng Khánh (nay là Hàng Bài), đại lộ Gia Long (nay là Bà Triệu), đại lộ Jauréguiberry (nay là Quang Trung), đường Richaud (nay là phố Quán Sứ), đường Colomb (nay là Phan Bội Châu) đều được nắn thẳng và mở rộng theo con đường cái cũ có sẵn; các con đường phố ngang từ đông sang tây: đại lộ Rollandes (nay là phố Hai Bà Trưng), đại lộ Carreau (nay là phố Lý Thường Kiệt), đại lộ Gambetta (nay là phố Trần Hưng Đạo) là những đường mới vạch thẳng tắp, cắt nhau ngay ngắn vuông vắn và cách đều nhau như đường vẽ trên bàn cờ với các đường phố dọc từ bắc xuống nam. Những đường phố này được quy hoạch vào năm 1892. Phố nào lòng đường cũng rộng đúng với tên gọi là “đại lộ”. Thời kỳ đầu chưa có nhựa đường, các phố được trải bằng đá dăm bằng phẳng nhẵn nhụi, hai bên có hè phố rộng bốn năm mét, xây vỉa hè và lát gạch xi măng ở giữa, hai bên đường trồng toàn những cây phượng, cây sao, cây sấu, những ngày hè đi trên các con đường này vẫn thấy mát dịu. Jules Boissière đã viết trong bài ký sự của mình về Hà Nội vào thời điểm năm 1891: “... một khu phố dễ chịu nhờ những đại lộ rộng, những con đường thẳng tắp và tốt, đã gợi nhớ đến những thành phố của nước Pháp”[25, tr. 719].
Hệ thống đường phố trong khu phố Pháp ở phía nam hồ Gươm STT Tên gọi thời thuộc Pháp Tên gọi ngày nay Chiều dài phố Chiều rộng
lòng đường
Chiều rộng vỉa hè
Chiểu rộng tổng cộng cuối cùng 1 Boulevard
(đại lộ) Gambetta
Phố Trần Hƣng Đạo 1810 15 7,5 30
2 Boulevard Rollandes Phố Hai Bà Trƣng 800 15 7,5 30
3 Boulevard Carreau Phố Lý Thường Kiệt - - - -
4 Rue (đường) Paul Bert + Borgnis-Desbordes
Phố Tràng Tiền + Hàng Khay + Tràng Thi
-Tràng Tiền: 550 - Tràng Thi: 800
-Tràng Tiền: 10 -Tràng Thi: 10
-Tràng Tiền: 5 -Tràng Thi: 5
-Tràng Tiền:20 -Tràng Thi: 20
5 Boulevard Gia Long Phố Bà Triệu 480 15 7,5 30
6 Boulevard Đồng Khánh Phố Hàng Bài 650 13 6,5 26
7 Boulevard Jauréguiberry (Giô-rê-ghi-be-ri)
Phố Quang Trung 475 15 7,5 30
8 Rue Rialan Phan Chu Trinh - - - -
9 Rue Henrin Rivière Ngô Quyền 185 15 7,5 30
10 Rue Colomb Phan Bội Châu - - - -
11 Rue Richaud Quán Sứ - - - -
(Chiều dài phố, chiều rộng lòng đường, chiều rộng vỉa hè theo Nghị định đăng trong Công báo ngày 21 - 4 - 1890, đơn vị tính (m))
Những đường phố dọc tính từ bắc xuống nam trong khu phố Tây thường bị cắt thành những đoạn ngắn độ trên dưới một trăm mét. Những phố dọc đó chỉ dài chừng năm sáu trăm mét, còn những phố ngang lại đi dọc suốt từ đông sang tây hết chiều dài của khu vực phố Tây, phố nào cũng dài ít ra cũng trên dưới một nghìn mét, và dài nhất là gần hai nghìn mét. Những phố ngang quá dài đó đi qua nhiều khu vực mang tính chất khác nhau, nên nhiều đoạn không có cùng tính chất chung của một phố mà lại mang tính chất của khu vực mà đoạn phố đó nằm ở trong, chung với những đoạn của đường phố khác cùng khu vực. Đường phố được thiết kế đường đôi; đoạn phố từ Bà Kiệu đến ngã tƣ Tràng Tiền, giữa hai lối đi là những luống hoa; đoạn phố từ ngã tƣ Hàng Khay đến trụ sở của Hội Khai Trí Tiến Đức (từ đình Nam Hương đến ngã ba Hàng Trống), giữa xây vỉa hè cao trồng cây bóng mát.
Mạng lưới đường phố trong khu phố Tây đã góp phần “cấu trúc nên”
một không gian đô thị khác hẳn không gian đô thị ở khu vực “36 phố phường”. Bản thân những đại lộ như Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... có một không gian rộng gồm chiều rộng lòng đường và vỉa hè trên dưới 30m, được cấu tạo bởi một hệ thống đồng bộ các yếu tố của không gian lưu thông trong đô thị như: mặt đường cho xe chạy, vỉa hè cho người đi bộ, dải đất trồng cây bóng mát, hệ thống đèn chiếu sáng... Tất cả đã tạo nên ấn tƣợng về sự khoáng đạt của đô thị, đồng thời thoả mãn nhu cầu đi lại của tuyến giao thông hiện đại mà trải qua gần một thế kỷ sử dụng vẫn chƣa bị rơi vào tình trạng lạc hậu. Năm 1891, Jules Boissière đã mô tả: “Tất nhiên là không thể nhận ra sự tiến bộ to lớn này nếu chúng tôi không đột nhiên xuất hiện trên đại lộ Đồng Khánh và đại lộ Gia Long, và sau khi đã đi khắp tận cuối đại lộ chúng tôi gặp đại lộ Gambétta, rất hoàn hảo, rất cân đối, rất rộng...” [25, tr. 720]. Mạng lưới đường phố được áp dụng để phát triển về phía nam hồ Gươm, được hoạch định trước với những tuyến thẳng kẻ ô, với nhiều đường song song và vuông góc nhau, tạo thành những khu đất xây dựng tương đối vuông vắn.
Bản đồ Hà Nội năm 1902
Một hệ thống không gian mở gồm các quảng trường, các vườn cây, hồ nước liên hoàn với hệ thống không gian lưu thông (các đại lộ) có ý nghĩa đáng kể trong việc tạo nên cảnh quan đô thị có tầm nhìn rộng, đồng thời tăng thêm khả năng thông thoáng cho môi trường đô thị. Các không gian mở này được xuất phát từ thắng cảnh hồ Gươm, mở thông ra phía đông (qua vườn hoa Găng Đi, khi đó là vườn hoa Chí Linh) tới quảng trường nhà Ngân hàng và vườn hoa Con Cóc về phía nam qua các trục đường lớn Hàng Bài (Đồng Khánh cũ), Bà Triệu (Gia Long cũ) và về phía tây, qua đường Tràng Thi, Nguyễn Thái Học, Điện Biên Phủ để thông với quảng trường Ba Đình và vườn Bách Thảo.
Tiếp đến thực dân Pháp cũng có những can thiệp chỉnh trang đường xá trong khu phố cổ. Họ tiến hành phá bỏ các cổng ngăn giữa các phường trong phố, cùng những lều, quán trước nhà; những phiến đá đặt giữa mặt đường bị dỡ bỏ; mở rộng, nắn thẳng và trải đá mặt đường đồng thời tạo vỉa hè lát gạch cùng hệ thống cống rãnh thoát nước. Những người dân cư trú bắt buộc phải làm theo lệnh cho phù hợp với việc nắn thẳng hàng những đường phố mới:
“Mỗi chủ nhà được yêu cầu... đặt dưới chân tường mặt tiền nhà mình một rãnh thoát nước và làm một vỉa hè lát gạch”[25, tr. 718]. Những can thiệp về chỉnh trang giao thông của người Pháp đã làm thay đổi bộ mặt không gian đường phố của Hà Nội xưa. Phố xưa là một không gian thuần nhất với nhà cửa hai bên, giữa là mặt đường bằng đất có lát gạch ở giữa, có cổng ngăn cách biên giới của mỗi phường trên suốt chiều ngang của phố, cổng mở thông ban ngày và đóng kín ban đêm. Với sự can thiệp chỉnh trang của thực dân Pháp đã tạo nên những đường phố rộng liên hoàn trong một mạng lưới liên tục thuận tiện cho các hoạt động giao thương. Phường thủ công - buôn bán xưa mất đi tính khép kín vốn có của nó trong cấu trúc không gian xã hội - kinh tế, bắt đầu hòa nhập vào cấu trúc chung của khu phố và tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài về không gian kiến trúc và kinh tế - xã hội.
Khi các đường phố có thể cho xe đi lại được, đầu năm 1884 trú sứ Bonnal cho nhập từ Nhật hai chiếc Djinn rickshas (xe tay kéo). Những chiếc xe đầu tiên này làm cho dân chúng vô vùng kinh ngạc “đám đông không biết phải làm gì khi thấy chiếc xe đi tới. Mọi người bỏ chạy trong khi chỉ cần tránh một bước” [1, tr. 155]. Ngay sau đó, phương tiện giao thông này đã hấp dẫn người bản xứ, người ta bắt đầu sản xuất loại xe tay kéo tại chỗ. Mặc dù loại xe này sản xuất tại Hà Nội không có đƣợc sự sang trọng và hoàn chỉnh nhƣ những chiếc xe mang từ Nhật về nhƣng nó lại có lợi thế về giá rẻ hơn và chắc chắn hơn, phù hợp với địa hình và điều kiện của Việt Nam.
Đối với Hà Nội nói riêng và Bắc kỳ nói chung vào thời điểm này thì đây là
“một ngành kỹ nghệ mới và không phải là kém phần thịnh vượng” [25, tr.
550]. Theo ký ức của Jules Boissière vào thời điểm năm 1891, “...nhìn về thềm mái hiên một quán cà phê một dãy vô số những xe cộ, rất đa dạng từ xe hai chỗ đến xe bốn chỗ và xe mui trần được kéo bằng hai người An Nam ăn mặc đỏm dáng cho đến xe tay kéo lịch sự, được sơn, bọc đồng, được thếp vàng mà tất cả các viên chức hoặc nhân viên văn phòng xứng với danh hiệu của mình đều có. Khi tôi nhìn thấy, tất cả đám đông này hòa lẫn vào nhau giữa nơi thật khó tin về lượng xe tay kéo thuê, khi tất cả chạy trên đường và nối đuôi nhau, không tiếng ồn, gần như không có sự va chạm, trên con đường duy nhất” [25, tr. 719].
Trong Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX của Nguyễn Văn Uẩn đã mô tả lại sự tập nập của xe cộ đi lại trong khu công sở ở phía đông hồ Gươm khi đến giờ làm việc: “chỉ đến giờ làm việc mới tấp nập: các quan Tây đi xe ô tô, các tham phán đi xe tay nhà, xe đạp đến bàn giấy”[84, tr. 676].
Thực dân Pháp đã có ý định xây dựng Hà Nội trở thành Thủ phủ của Việt Nam và cả Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Chính vì vậy, sau khi hình thành những trục đường phố xuyên tâm mở rộng Hà Nội, người Pháp bắt đầu mở những tuyến đường sắt nội đô. Để phục vụ cho nhu cầu đi lại của giới công chức và binh lính Pháp, “Tháng 8 năm 1885, chính quyền quân sự đã cho làm tuyến đường xe điện nối khu Nhượng địa với Thành cổ; tàu điện này do ba con la cái kéo, chỉ dành riêng cho nhà binh và công chức dân sự...
Đường tàu đi từ khu Nhượng địa và dọc theo phố Pháp Quốc, phố Thợ Nhuộm, phố Tràng Thi, phố Nhà Chung và nhiều phố người Nam khác để đi tới Thành cổ ở phía Đông” [9, tr. 47]. Đến năm 1889, Công ty Điền địa Đông Dương được phép thành lập công ty khai thác xe điện Bắc kỳ. Công ty này đã cho xây dựng các tuyến đường xe điện mà hồ Gươm được xác định là điểm quy tụ những con đường toả đi các hướng. Đó là các tuyến tầu điện Bờ Hồ - Chợ Bưởi dài 5439,6m; Bờ Hồ - Thái Hà ấp dài 4131,9m.