Chương 3: HỒ GƯƠM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỜI PHÁP THUỘC
3.4. Đời sống sinh hoạt
Hồ Gươm được thực dân Pháp khám phá, chỉnh trang và đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu giải trí sinh hoạt của họ. Từ 1888 đến 1920, người Pháp hoàn thiện hệ thống đường dạo, trồng cây xanh xung quanh hồ Gươm, kết hợp với việc khai thác mặt nước hồ cho mục đích đi thuyền du ngoạn, không gian xung quanh hồ đã trở thành không gian nghỉ ngơi, giải trí. “Năm 1883, cao ủy Harmand khai trương việc đua thuyền trên hồ Gươm bằng một chiếc thuyền độc mộc mười người chèo có chỗ ngồi thỏa mái che bằng mái nhẹ. Mỗi năm vào ngày 14 - 7, người ta tổ chức thi thuyền độc mộc và thuyền thúng cho dân bản xứ, mỗi đội có màu áo riêng. Điểm xuất phát là đảo Ngọc Sơn. Mỗi thuyền, ngoài các tay chèo và người bẻ lái còn có một người đánh trống”[51, tr. 206].
Hàng năm thực dân Pháp tổ chức hội hè trước vườn hoa Paul Bert (Bôn-Be) có diễu binh, có trò vui liếm chảo, đập nồi, leo cột mỡ trên bờ, bơi trải ở dưới hồ cho Tây Đầm xem, dân bản xứ đứng ở xa, có cảnh sát cầm roi mây giữ trật tự.
Lối sống hưởng thụ theo kiểu phương Tây cũng bắt đầu hình thành với sự xuất hiện của các quán cà phê và khách sạn. Cơ sở tƣ nhân đầu tiên của người Pháp là các quán cà phê Pari. Tất cả đều nằm trên đường Hàng Khay với khách hàng là binh sỹ. Từ năm 1884 tới năm 1885, số hiệu cà phê tăng lên rất nhiều, chỉ riêng phố Hàng Khảm có các hiệu “café du Commerce, phố Hàng Khảm, đối diện Trường Thi, nơi hội tụ của các quý ông thương gia”, “café de Paris, phố Hàng Khảm gần khu Nhượng Địa”, café Albin, café de la Place, café Block. Nhưng sớm nhất và nổi tiếng nhất là
“Café de Beira, nơi hội tụ của quý ngài sĩ quan”[1, tr. 151].
Khách sạn đầu tiên bằng gạch cho người Châu Âu khai trương vào tháng 11/1885 ở phố Hàng Thêu (nay là Hàng Trống), cạnh toà báo Tương lai Bắc Kỳ. Khách sạn này có tên là Đại Khách sạn (Grand Hôtel), nó có “một phòng ăn năm mươi người, phòng bi-a được nhập đầu tiên vào Hà Nội, tất cả được lắp kính và ban đêm sáng choang”. Cuối cùng cực kỳ tinh tế, “một phòng liệu pháp nước, ở đó vào ban ngày khách hàng có thể tắm bằng vòi hoa sen bất cứ lúc nào”. Chen giữa phố Hàng Thêu và hồ, Đại Khách sạn bố trí “một cái chòi quê rất đẹp”. Trên hồ, “hai chiếc canô duyên dáng cho phép khách quen dạo chơi hoặc luyện tập sức khỏe”[1, tr. 154].
Ngày 8 tháng giêng năm 1888, khánh thành khách sạn Thương mại, với những hành lang, bao lơn và vòm cửa. Đó là nơi sang trọng nhất, 50 phòng ngủ, một phòng ăn và một phòng cà phê với mặt bàn bằng đá, ghế quầy rƣợu và mắc áo “như ở Pháp”.
Trên phố Tràng Tiền, “rặt những Tây già Đầm trẻ, họ đến các cửa hàng mua sắm đồ dùng hàng ngày. Trưa và tối thì các tiệm ăn, quán cà phê đông khách uống rượu, dùng bữa, toàn Tây Đầm và các sỹ quan. Bồi bếp quần áo trắng tinh là phẳng, lăng xăng hầu hạ. Khách uống rượu ngồi dàn cả ra hè phố, vừa giải khát, vừa hóng gió hồ. Ăn xong có rạp giải trí xi nê Palace”[84, tr. 668].Cũng trên phố này, “về giải trí có một rạp Chiếu bóng
lớn hạng sang (Cinéma Palace số 50) và bốn khách sạn: Khách sạn Hà Nội (số 23) - Khách sạn Hòa Bình (số 33) - Khách sạn Gà Vàng (oq d’ Or số 38) - Khách sạn Cuối phố (Hotel Terminus số 66 - 68); khách sạn này sau mở rộng với cái tên mới là Tiệm rượu Taverne Royal” [84, tr. 665]. Lớn hơn cả là Khách sạn Métropole, xây dựng năm 1901. Métropole là một khách sạn vào loại hiện đại thời bấy giờ, xây vào những năm đầu thế kỷ XX. Khách sạn chiếm một khu đất khá rộng trông ra ba mặt phố Riviève (Ngô Quyền) - Courbet (Lý Thái Tổ) và vườn hoa Con Cóc.
Do nhu cầu sinh hoạt của người Pháp ở Hà Nội, nhà máy Đèn Bờ Hồ (nay là trụ sở Điện lực Hà Nội, trên đường Đinh Tiên Hoàng) có rất sớm, từ năm 1895, do hai người Pháp Hermentier và Planté bỏ vốn (năm 1903 đổi làm Công ty Điện khí Đông Dương). Ban đầu nhà máy này quá nhỏ với công suất 500kw, điện sản xuất chỉ mới đủ cung cấp cho những cơ quan và gia đình ở phố Tây quanh hồ Gươm, dây điện mắc chằng chịt qua cả đền Ngọc Sơn sang phía bên kia hồ. Còn khu phố người Việt vẫn dùng đèn dầu hỏa.
Hệ thống đèn đường cũng được chú ý lắp đặt. Việc đặt những cột đèn công cộng đầu tiên là đèn dầu. Năm 1913, nhà máy Đèn nâng công suất lên 800kw, các cột đèn dầu công cộng dần đƣợc thay thế bằng đèn điện. Sau năm 1918, mới có điện cho khu phố người Việt. Nhờ có điện mà đời sống của người dân được thay đổi, điều kiện sinh hoạt có nhiều tiện nghi. Điện thay thế cho đèn dầu trong đời sống sinh hoạt, thắp sáng trong các gia đình, các cửa hiệu, đường phố khiến cho quang cảnh nơi đây khác trước.
Người Việt Nam được làm quen với một số tập quán phương Tây, chơi hoa và dùng hoa trong xã giao. Trên đường Lê Thái Tổ, ở phía tây hồ Gươm
“có một cửa hàng hoa nhỏ nhưng được nhiều người chú ý là nhà hàng Marguerite (số 50). Nhà này chuyên bán hoa mừng cưới, hoa tặng; đám cưới nào sang không thể thiếu hoa của nhà Marguerite: lay ơn Đà Lạt, hoa hồng, hoa bằng mút, hoa lụa...”[84, tr. 689].
Với sự xuất hiện của một tôn giáo mới từ những thế kỷ trước thì lối sống và tín ngƣỡng của một bộ phận công giáo cũng du nhập, đan xen với cuộc sống của cư dân vùng ven hồ Gươm. Sau năm 1883, những người công giáo Hà Nội “ở trong một khu vực rộng lớn đối diện với Trường Thi, gần cửa Đông Nam thành Hà Nội. Khu phố được một hàng rào bằng tre kiên cố bao quanh. Đó là những ngôi làng thực sự, có sắc thái hoàn toàn đặc biệt, náo nhiệt bởi sự có mặt của số người bản xứ theo đạo Cơ đốc đông đảo, các thày tu, các thày giảng đạo lý, chủng sinh, trẻ em mồ côi”[1, tr. 151] - phố Hội Truyền giáo. Phố này ở khu vực phía tây hồ Gươm, với lối sống của đồng bào công giáo. Nhà Thờ Lớn Hà Nội là công trình Kitô giáo lớn nhất Hà Nội.
Hàng năm vào những ngày lễ lớn nhƣ lễ Phục Sinh, lễ Hội Chúa Fête de Dieu, lễ Giáng sinh Nôel... Nhà Thờ Lớn tấp nập khác thường. Lễ rước Mình Thánh hàng năm là ngày hội lớn làm náo nhiệt tất cả các phố chung quanh lương cũng như giáo. Đông đảo các con chiên và người ngoại đạo thường đến chiêm bái và tham dự một nghi lễ trọng thể của đạo Cơ Đốc. Nhà Thờ Lớn là nơi thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng của những người công giáo và là một địa điểm tham quan mang tính thẩm mỹ cao của mọi người. Người Hà Nội, các cụ ông, cụ bà và những giáo dân sùng đạo năng ra vào Nhà Thờ làm chỗ kính Chúa và trai thanh gái lịch lấy Nhà Thờ làm nơi chƣng diện quần áo đúng mốt, nơi được ngắm người đẹp. Thời ấy con gái nhà lành đi ra ngoài bao giờ cũng có bố mẹ hoặc anh chị đi kèm, không có việc hẹn hò tự do gì cả. Lắm người ngoại đạo cứ đến chủ nhật hoặc ngày lễ lớn cũng đến đây; việc đi Nhà Thờ thành một cái mốt của người Hà Nội ra vẻ ta Âu hóa - nghĩa là văn minh lịch sự - con người mới, sống như Tây.
Như vậy, ảnh hưởng của văn hóa Pháp lên đời sống sinh hoạt của cư dân nới đây chính là sự tiếp thu từ người Pháp ở lối sống vật chất mà hình mẫu là cảnh sinh hoạt của khu phố Tây, tại đó có những cửa hàng cà phê, tiệm ăn, cửa hàng bách hóa, hàng mốt mới xa xỉ phẩm, hiệu bán sách báo nước
ngoài, rạp xi nê. Một số công chức người Việt làm việc cho chính quyền thực dân Pháp, do có sự tiếp xúc với lối sống và phong cách làm việc của người Châu Âu nên cũng có nhiều ảnh hưởng: họ thay đổi cách ăn mặc, cách trang trí nhà cửa, cách giải trí và bắt chước lối xã giao phương Tây.Thanh niên mặc đồ Tây, đeo kính, tay cầm vài tờ tạp chí từ bên Pháp mới gửi sang, ở cửa hiệu Taupin, thì thực là “con người đầy vẻ trí thức thời thượng” [84, tr. 668].
Đồng thời, cùng quá trình quy hoạch của thực dân Pháp đã mang lại một số điều kiện sinh hoạt, nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đó chính là tiện ích của điện và nước sinh hoạt mang lại.
Tiểu kết chương 3:
Dưới bàn tay quy hoạch của thực dân Pháp khu vực ven hồ Gươm đã thay đổi với một diện mạo hoàn toàn mới. Từ một vùng mang đậm nét dấu ấn của nông thôn với những ao chuôm, đầm lầy, ruộng lúa, chùa chiền, mộ địa cho đến tận thời điểm tháng 5 năm 1885, đến những năm chín mươi của thế kỷ XIX hồ Gươm đã “được bao quanh bởi những thảm cỏ, hàng cây xanh và đã trở thành một nơi thú vị để đi dạo khi bóng mặt trời đã khuất” [96, tr.
127], đƣợc ví nhƣ “một vòng trang sức” [1, tr. 141] của Hà Nội. Theo Dumoutier trong Tạp chí Đông Dương (Revue Indochinoise) thì“ngày xưa hồ làm người ta buồn nôn vì đây là nơi nhận đủ thứ rác rưởi. Ngày nay nó là một vòng trang sức của Hà Nội, là cái gạch nối khu phố người bản xứ và khu phố Pháp. Góp phần trang điểm hồ là các chùa trên các tiểu đảo và góp phần xanh mát là các thảm cỏ rợp bóng cây quanh hồ”[51, tr. 200].
Những cảnh quan cũ mang đậm tính chất nông thôn đan xen trong quang cảnh phố xá thời kỳ trước đã được thay bằng một diện mạo thuần chất đô thị. Mô hình đô thị truyền thống phương Đông chuyển dần sang mô hình đô thị phương Tây hiện đại. Jules Boissère đã nhận xét về sự biến đổi diện mạo của hồ Gươm: “Giống như cô gái An Nam bỏ dần những bộ quần áo xấu xí nhuộm cunau (củ nâu) đẫm mồ hôi lao động, dân di thực chúng ta đã chứng
kiến, năm này qua năm khác và gần như tháng này qua tháng khác, Hồ Gươm thoát khỏi vành đai cainha (cái nhà) bẩn thỉu và hiện ra trước mắt chúng ta trong sự tô điểm mới, trẻ trung trong khung cảnh hoa và lá”[1, tr. 157].
Khu vực hồ Gươm đã được quy hoạch và xây dựng hoàn chỉnh theo phong cách kiến trúc của đô thị phương Tây, trở thành một trung tâm có đầy đủ chức năng: hành chính, tín ngưỡng, thương nghiệp, dịch vụ và văn hóa giải trí. Trong cấu trúc đô thị Hà Nội thời kỳ này đã hình thành các khu với chức năng riêng biệt: trung tâm khu thương nghiệp, dịch vụ trên trục đường Tràng Tiền - Hàng Khay; khu hành chính, chính trị ở phía đông hồ Gươm và trên khu vực Hoàng thành Hà Nội; trung tâm tôn giáo ở bờ phía tây hồ Gươm với trụ sở của Giáo hội Thiên chúa giáo; khu ở của người Pháp ở phía nam hồ Gươm và các khu vực kho tàng, nhà máy rải rác trong thành phố. Khu 36 phố phường vẫn là khu thương mại, dịch vụ truyền thống. Với việc quy hoạch và xây dựng này thực dân Pháp một mặt khuyến khích người Pháp sang định cư, làm ăn lâu dài và thể hiện rõ dã tâm xâm chiếm lâu dài Đông Dương; mặt khác nhằm mục đích áp đặt văn hóa, phô diễn tính hơn hẳn về trình độ văn minh của nước Pháp thực dân tại nước thuộc địa. Ở khu vực hồ Gươm một diện mạo đô thị mới hoàn toàn đƣợc thay thế cho diện mạo đô thị trung đại trước kia. Đời sống nơi đây đã nhanh chóng bị “cuốn vào nhịp điệu cuộc sống hiện đại”[1, tr. 163]. Hồ Gươm trở thành “một hồ nước xinh đẹp bao quanh bởi những vườn tược đẹp và thực sự là viên ngọc quý của thủ đô xứ Bắc kỳ”
[25, tr. 82]. Chính vì vậy, Harry Frank người Mỹ khi du lịch qua Đông Dương vào giữa năm 1920 đã nhận xét rằng: “... Hà Nội, thủ phủ phía Bắc của xứ Đông Dương thuộc Pháp... hoàn toàn là một đô thị với những công trình xây dựng tân tiến, những tàu điện chạy trong thành phố mà không thấy được ở một thuộc địa nào khác, đường xe lửa chạy đi bốn phương, nhiều xe hơi, cả xe tắc xi và xe hòm tư các loại, nhiều khách sạn hảo hạng. Tóm lại nó là
Paris thu nhỏ của miền nhiệt đới, với một vài ưu thế mà ngay chính Paris cũng không có”[96, tr. 156].
Nếu hình dung tổng thể di sản kiến trúc của Thăng Long - Hà Nội nhƣ một quyển sử sống động về quá trình phát triển đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cƣ trên địa bàn Thủ đô, thì tổng thể kiến trúc ở phố Pháp là một chương quan trọng của cuốn sử này. Nó đánh dấu một bước phát triển đáng lưu ý, có ý nghĩa quan trọng của tiến trình đô thị hóa trên địa bàn Thăng Long - Hà Nội, đánh dấu một bước hội nhập của văn hóa Hà Nội với văn hóa phương Tây thông qua việc tiếp nhận những cách thức quy hoạch và xây dựng không gian đô thị và phát triển nghệ thuật kiến trúc theo kinh nghiệm của kiến trúc đô thị ở Pháp, đƣợc áp dụng vào địa bàn Hà Nội. Với quy hoạch kiến trúc của khu phố Tây, chung quanh hồ Gươm được chỉnh trang và trở thành khu đệm giữa hai khu phố: khu phố cổ ở phía tây và tây bắc hồ với khu phố hiện đại ở phía đông và nam hồ. Chính vì vậy Hà Nội đƣợc xem nhƣ “một Paris thu nhỏ” trong những năm đầu thế kỷ XX, với một quần thể kiến trúc tương đối đồng nhất về phong cách, tầng cao, mật độ xây dựng, lối sống. Đó chính là tinh thần, linh hồn của khu phố Pháp.