Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 24 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 34 - 37)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNGCẤP HUYỆN

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý đầu tư công cấp huyện

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai 24 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhìn chung, hoạt động đầu tư công trên địa bàn huyện vẫn còn bộc lộ một số vướng mắc, hạn chế như: hoạt động đầu tư công chưa bám sát kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (KT-XH), chưa tuân thủ quy hoạch chung của huyện, hạn chế về huy động nguồn lực, cơ cấu, phân bổ, thanh quyết toán theo kế hoạch đầu tư công, chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hiệu quả công trình chưa cao, việc giải ngân thấp do công tác lập hồ sơ dự án còn gặp nhiều khó khăn, thời gian kéo dài, nguồn vốn chậm được phân bổ do không có dự án đủ điều kiện bố trí vốn hay việc phân cấp đầu tư cho các xã, thị trấn chưa mạnh. Để đảm bảo đúng định hướng và nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, huyện Tân Phú cần rút ra bài học và đề ra hệ thống giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế nêu trên. Cụ thể như sau:

Một là, việc quản lý giám sát phần vốn nhà nước đối với Đầu tư công cần xem xét trên góc độ chủ sở hữu, tách bạch giữa chức năng QLNN và chức năng chủ sở hữu phần vốn đó;

Hai là, mức độ quản lý, giám sát của Nhà nước phụ thuộc vào mức độ đầu tư vốn nhà nước nhiều hay ít, tính chất hoạt động của dự án đầu tư là công ích hay kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận;

Ba là, huyện Tân Phú là các chủ thể thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước ở các mức độ khác nhau và có sự phân cấp. Cơ chế giám sát chủ yếu thông qua thực hiện chế độ báo cáo và minh bạch hoá thông tin;

Bốn là, đảm bảo việc giám sát có hiệu quả phần vốn nhà nước tại các dự án đầu tư, huyện Tân Phú cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý với các quy định rõ ràng, minh bạch, làm cơ sở cho quản lý và giám sát phần vốn nhà nước tại các dự án này được hiệu quả, xây dựng các chỉ tiêu để quản lý kết quả hoạt động kinh doanh và phù hợp với nhiều loại hình khác nhau;

Năm là, việc thành lập một cơ quan giám sát và quản lý phần vốn nhà nước tại các dự án đầu tư là cần thiết, nhằm giúp cho chủ sở hữu nhà nước giám sát tình hình hoạt động của các dự án liên quan đến phần vốn của Nhà nước đầu tư và tách bạch với chức năng quản lý của Nhà nước;

Sáu là, thực hiện cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động của người đại diện phần vốn nhà nước tại dự án để đảm bảo phát huy được năng lực, hiệu quả của người đại diện, bảo toàn và phát triển phần vốn nhà nước trong các dự án.

Bảy là, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện họp giao ban định kỳ, đột xuất, để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. Quyết liệt chỉ đạo các đơn vị chủ đầu tư bám sát tiến độ thực hiện của từng dự án theo kế hoạch đã xây dựng. Chỉ đạo đẩy nhanh công tác lập, thẩm định, trình phê duyệt dự án đầu tư các dự án, tập trung rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ dự án ít nhất so với quy định.

Tám là, chú trọng công tác thu hồi đất, lập hồ sơ bồi thường giải phóng mặt bằng; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các khâu của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; tăng cường công tác vận động của các ban ngành, đoàn thể tạo sự đồng thuận của nhân dân trong việc triển khai thực hiện dự án.

Chín là, tăng cường công tác lãnh đạo kiểm tra thực tế hiện trường, kịp thời chỉ đạo Chủ đầu tư đôn đốc nhà thầu tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, khuyến khích rút ngắn thời gian thực hiện so với hợp đồng đã ký, đi đôi với công tác đảm bảo chất lượng công trình, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư; kịp thời thanh toán nhà thầu ngay khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu.

Kiên quyết xử lý các trường hợp nhà thầu không đảm bảo tiến độ theo hợp đồng đã ký kết, cố tình dây dưa, kéo dài thời gian thực hiện dự án.

- Để phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư XDCB, cụ thể:

Một là, chú trọng công tác lập và quy hoạch: Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng vốn NSNN cho các dự án đầu tư XDCB cần được thẩm

định, phê duyệt kịp thời, đồng bộ, gắn kết, phù hợp, tránh chồng chéo. Quy hoạch cần có phương án dài hơi, gắn quy hoạch ngành, quy hoạch vùng trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Hai là, đầu tư dự án có trọng tâm, trọng điểm, tránh đầu tư dàn trải:

Việc phê duyệt và bố trí vốn cho dự án bảo đảm đúng trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư dự án, công trình thiết thực với đời sống nhân dân như: Trường học, trạm y tế, đường giao thông, điện phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Ba là, cải cách TTHC trong đầu tư xây dựng: UBND huyện chủ trì và các ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp đề xuất, kiến nghị loại bỏ các TTHC không cần thiết, cắt giảm thời gian thực hiện TTHC về đầu tư xây dựng; đây là một nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu là cắt giảm ít nhất 1/3 thời gian thực hiện TTHC về đầu tư xây dựng.

Bốn là, thực hiện công khai, minh bạch về đầu tư XDCB: Cần phải thực hiện công khai minh bạch, cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước và cộng đồng nhằm hạn chế tham nhũng, lãng phí. Nội dung thông tin cần công khai gồm: Tên dự án và tên vị trí xây dựng, quy mô công trình, nguồn vốn và tổng mức đầu tư, chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án; danh sách nhà thầu;

thời gian khởi công, hoàn thành; địa chỉ, điện thoại liên hệ của các đơn vị tham gia dự án để nhân dân và các tổ chức biết và tham gia giám sát.

Năm là, chú trọng đúng mức công tác tuyên truyền: tuyên truyền để mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc đầu tư công cho xây dựng hạ tầng giao thông, công trình xã hội, ý thức bảo vệ các công trình hạ tầng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công.

Sáu là, nâng cao hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng: UBND huyện cần chỉ đạo, đôn đốc tiến độ và tháo gỡ các vướng mắc, giao trách nhiệm cụ thể cho Trung tâm phát triển quỹ đất chủ trì trong thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)