Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Tân Phú

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 66 - 69)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thực trạng công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Tân Phú

3.2.2. Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Tân Phú

Theo quy định Luật đầu tư công 2019, các cơ quan quản lý đầu tư công được xây dựng chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương, phân công quản lý đầu tư công rõ ràng để thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công một cách hiệu quả và giúp quản lý đầu tư công từ ngân sách nhà nước trở nên công khai, minh bạch hơn với trách nhiệm giải trình cao hơn. Cụ thể:

Về quy hoạch:

Việc hoạch định dự án đầu tư công trên địa bàn huyện Tân Phú được biểu hiện qua những văn bản sau như Quyết định số 1460/QĐ-UBND ngày 23/5/2014 của UBND tỉnh về việc duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 4398/QĐ- UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025; Quyết định số 2534/QĐ-UBND ngày 09/08/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch Quy hoạch xây dựng Vùng huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 53/NQ-HĐND huyện Tân Phú, ngày 14/9/2018 về việc thông qua Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Phú đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 3231/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt dự án điều chỉnh một số nội dung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015;

Quyết định số 4378/QĐ-UBND ngày 18/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đến năm 2030; Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; Kế hoạch đầu tư công trung hạn (2016 - 2020); …

Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu được tham mưu tổ chức thực hiện có chất lượng và theo đúng quy định tại Nghị định số 44/2015/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định hiện hành về lập và quản lý quy hoạch; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các quy hoạch kinh tế - xã hội cấp huyện, quy hoạch ngành và sản phẩm chủ yếu đã được lập, bổ sung, điều chỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể và điều kiện thực tiễn của huyện. Các đề án quy hoạch đã được triển khai thực hiện và phát huy vai trò tích cực trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện và các ngành; làm cơ sở quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và hàng năm; đồng thời định hướng tốt cho việc đầu tư phát triển và kêu gọi đầu tư trên địa bàn huyện.

Đối với từng dự án cụ thể, huyện Tân Phú căn cứ vào định hướng và quy hoạch đầu tư để phê duyệt chủ trương đầu tư. Những dự án đề xuất phù hợp với định hướng và nằm trong quy hoạch sẽ được cho phép đầu tư về mặt chủ trương, được sắp xếp trong danh mục chuẩn bị đầu tư và chờ cân đối ngân sách.

Trong thời gian qua, công tác quy hoạch được cấp huyện đặc biệt quan tâm. Các dự án quy hoạch được thực hiện theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội, trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối đầu tư phát triển, cân đối tài chính; triển khai việc rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đã được phê duyệt cho phù hợp với tình hình mới theo Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27/5/2015 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;

Các dự án nhóm C trên địa bàn huyện có mức vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng, được tập trung triển khai theo đúng trình tự, quy trình và cơ bản nằm trong kế hoạch chương trình cho từng năm, từng giai đoạn. Đảm bảo thực hiện đúng với quy định của pháp luật; quy trình, nội dung quy hoạch dự án tuân thủ theo điểm a, b, c, d, đ Khoản 4 Điều 16 Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 Hà Nội, ngày 24/11/2017 và quy hoạch của tỉnh.

Mặc dù công tác quy hoạch được UBND huyện cũng như các phòng ban huyện quan tâm, các giải pháp thực hiện quy hoạch đô thị của huyện cũng đã được triển khai thực hiện nhưng còn khá manh mún, khó hình thành đô thị có quy hoạch tổng thể thống nhất.

Tầm nhìn của quy hoạch chưa đủ xa (trường hợp 1), các Quy hoạch ngành chưa được lồng ghép vào Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, đặc biệt là Quy hoạch quốc phòng - an ninh, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình nghiên cứu, lực lượng nghiên cứu quy hoạch còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Nhiều Quy hoạch ngành sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã không kịp thời triển khai các bước cụ thể hóa để tiến hành đầu tư.

Trường hợp 1: Ví dụ về tầm nhìn của quy hoạch chưa đủ xa

Nhiều dự án quy hoạch, mở rộng như: Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, THPT, THCS, các trường tiểu học Nguyễn Thị Định, trường tiểu học Nguyễn Huệ, các trường mầm non, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, bưu điện, chợ, … đã có, tuy nhiên một số các công trình đã xuống cấp, quy mô nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng;

Một số công trình công cộng như: Huyện Ủy, khu Công viên tượng đài, UBND thị trấn, điều chỉnh quy mô chợ Tân Phú, công trình giáo dục cần mở

rộng, thay đổi vị trí để phù hợp với nhu cầu phát triển nên cần rà soát, cập nhật lại,… Một số công viên cây xanh có vị trí nằm trong khu vực dân cư đông đúc, cần nghiên cứu vị trí cho phù hợp; Chưa có các công trình tạo điểm nhấn cho đô thị. Các tuyến đường này đã được quy hoạch và xây dựng vào năm 2017. Tuy nhiên khi đó do tầm nhìn quy hoạch còn hạn chế nên các tuyến đường được xây dựng với diện tích bé, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân trong một vài năm gần đây. Vì vậy mà UBND huyện phải quy hoạch lại, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường đó cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong thời điểm hiện tại…

- Về lập kế hoạch đầu tư công:

Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2020-2022 được triển khai ở tất cả các cấp với việc chuyển từ lập kế hoạch ngắn hạn, hàng năm sang kế hoạch trung hạn, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện. Việc phân bổ vốn đầu tư công tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức và thực hiện theo mục tiêu ưu tiên trong từng thời kỳ. Kế hoạch đầu tư công cũng đã được phân loại một cách rõ ràng theo từng tiêu chí: Cấp quản lý, nguồn vốn và thời hạn kế hoạch. Nhờ vậy, các kế hoạch đầu tư công trên địa bàn huyện cơ bản đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, là điều kiện quan trọng để các nguồn lực đầu tư được huy động và phân bổ một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)