Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 46 - 50)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNGCẤP HUYỆN

2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

2.1.3.1. Khó khăn

Huyện Tân Phú là huyện miền núi, khá xa trung tâm tỉnh, có nhiều xã

nằm ở vùng sâu, vùng xa, địa hình đồi núi, chia cắt phức tạp đã gây khó khăn cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi... Điều này dẫn đến chi phí đầu tư và quản lý đầu tư cho các lĩnh vực này cao hơn so với các địa phương có địa hình bằng phẳng.

Nhiều xã có ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lại chịu ảnh hưởng của thiên tai, vào mùa mưa hay bị ngập úng, hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, nên cũng dẫn đến một số chỉ tiêu thu chưa đạt như dự toán đầu năm nên kinh phí sử dụng đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đảm bảo, nhu cầu nguồn lực đầu tư khá lớn, trong khi việc phân bổ nguồn vốn ngân sách hàng năm từ tỉnh xuống các huyện rất hạn chế, việc huy động sức dân đang gặp nhiều khó khăn nên ảnh hướng lớn việc quản lý đầu tư công, đến tiến độ xây dựng các công trình.

Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, song tốc độ chuyển dịch còn chậm. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Kinh tế hộ vẫn là chủ yếu, mang nặng tính tự cung, tự cấp, khó tiếp cận với các chính sách hiện hành, nên việc áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế.

Số lượng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Phú khá lớn, 18 xã, thị trấn, trải rộng trên địa bàn, mật độ dân cư không đồng đều, địa bàn rộng với nhiều dân tộc cùng sinh sống, một bộ phận dân cư trình độ, nhận thức còn hạn chế, còn mang nặng tư duy sản xuất nhỏ, trông chờ, ỷ lại, chậm thích nghi với cơ chế mới; lúng túng, bị động và chịu nhiều rủi ro trước tác động của mặt trái cơ chế thị trường nên gây khó khăn cho việc đầu tư và quản lý các công trình trên địa bàn của huyện.

Các công trình hạ tầng xử lý nước thải sinh hoạt và tại các cơ sở sản

xuất còn chưa được chú trọng nên có khả năng gây ra ô nhiễm, đặc biệt hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn yếu và thiếu và hệ thống giao thông đối ngoại liên thông cấp vùng, làm giảm tiềm năng thu hút về đầu tư.

Tỷ lệ đô thị hóa, lao động qua đào tạo nghề còn thấp; thiếu lao động có trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao.

Đội ngũ cán bộ chuyên môn tuy có bước trưởng thành nhưng còn thiếu và trình độ năng lực hạn chế; ở các xã, thị trấn chưa có cán bộ chuyên trách về hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể, còn kiêm nhiệm khá nhiều

Về hạ tầng giao thông chưa kết nối được các khu vực có tiềm năng khai thác du lịch. Việc bố trí quỹ đất phát triển du lịch đang chờ quy hoạch cấp trên được phê duyệt để tạo cơ sở pháp lý thu hút đầu tư phát triển.

Đầu tư công còn dàn trải, cơ cấu chưa tập trung mang tính đột phá, chưa có sự gắn kết với việc hướng tới đạt mục tiêu đề ra; hiệu quả đầu tư công của huyện Tân Phú chưa cao.

Công tác thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư công chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế ở các dự án đầu tư công có quy mô lớn.

Tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư công còn chậm, nhiều dự án đầu tư phải kéo dài thời giant hi công dẫn đến việc phải điều chỉnh thiết kế và đơn giá gây đội vốn đầu tư, trong khi chất lượng bị ảnh hưởng.

Chất lượng công tác quy hoạch đầu tư chưa được chú ý đúng mức.

Nhiều dự án gây lãng phí thời gian, nguồn vốn và không góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển.

Kế hoạch vốn còn đầu tư phân tán, chưa chú ý trọng tâm theo hướng tập trung cho các công trình quan trọng, cấp bách.

Công tác đào tạo cán bộ tham gia vào quá trình lập, thẩm định kế hoạch, dự toán, thanh tra, kiểm tra còn chưa được quan tâm đúng mức

2.1.3.2. Thuận lợi

Trong những năm qua, công tác quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện Tân Phú đã có nhiều chuyển biến đáng kể, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai nói chung, huyện Tân Phú nói riêng.

Được sự quan tâm của các cấp, các ngành cũng như việc thực hiện đồng bộ các chính sách của Nhà nước, của huyện Tân Phú ưu tiên đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng cho huyện, xã, bên cạnh đó UBND huyện Tân Phú chủ trương thực hiện chính sách kêu gọi thu hút đầu tư nhằm giúp cho huyện tạo đà phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Huyện Tân Phú có nhiều điểm tham quan về di tích lịch sử như: Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương (xã Phú Sơn), Chùa Linh Phú (xã Phú Sơn), Bia tưởng niệm nhà ngục Tà Lài, Vườn Quốc gia Cát Tiên và các danh lam thắng cảnh đặc sắc khác như: Công viên Suối Mơ (xã Trà Cổ), Đá chữ thập Phú Điền (xã Phú Điền), Đá Năm Tài (xã Phú Điền), Thác Hàng Ngang (xã Tà Lài), Đập Vàm Hô (xã Tà Lài), Hồ Đa Tôn (xã Thanh Sơn), Thác Hàng Ngang (xã Phú Thịnh), Hang Dơi (xã Phú Lộc), Thác Hòa Bình (xã Phú Sơn), Rừng Giá tỵ (thị trấn Tân Phú). Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển về du lịch nói riêng vả tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung. Chính vì vậy, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông, kết nối từ huyện đến xã, đến các huyện khác là thực sự cần thiết, mở ra cơ hội thu hút đầu tư cho Tân Phú. Từ đó, có nhiều công trình giao thông, đường, trường, trạm và nhiều công trình đầu tư công khác chuẩn bị đưa vào hoạt động nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của Tân Phú.

Huyện đang xúc tiến và đã có ý kiến với tỉnh để đẩy nhanh quá trình giải quyết vấn đề cải cách hành chính, thủ tục để các dự án hạ tầng có thể sớm triển khai, thực hiện.

Theo quy hoạch xây dựng đã thực hiện trên địa bàn huyện nhằm định hướng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối đồng bộ hệ thống hạ

tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho toàn huyện và kết nối khung chính yếu đối với các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh và liên tỉnh (tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Bình Phước); từ đó đưa ra các đánh giá, phân tích tổng quan các thế mạnh tiềm năng... nhằm định hướng chung cho toàn vùng huyện phù hợp định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh được duyệt.

Theo quy hoạch vùng huyện Tân Phú đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Phân bố các vùng chức năng; Phân vùng phát triển kinh tế; Phân bố vùng phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn; Vùng phát triển nông nghiệp; Vùng phát triển công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp; Vùng phát triển Nông – Lâm – Thủy sản; Vùng phát triển du lịch – vùng bảo tồn cảnh quan.

Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh thái tại rừng Quốc gia Cát Tiên, tận dụng điều kiện tự nhiên của huyện làm bàn đạp phát triển kinh tế - xã hội cho huyện. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình công nghiệp, văn hóa, giáo dục, thương mại-dịch vụ công cộng đang dần được đầu tư phát triển. Nằm trên tuyến giao thông Quốc lộ 20, tuyến cao tốc dự kiến Dầu Giây – Liên Khương và tuyến đường tỉnh 774B (Tà Lài – Trà Cổ) thuận tiện kết nối với thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng và các đô thị động lực phía Nam như Thành phố Biên Hòa, đô thị sân bay Long Thành…

Một phần của tài liệu Quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện tân phú, tỉnh đồng nai (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)