Khái niệm Diện trong kiến trúc

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Kiến trúc công trình thuỷ lợi (Trang 130 - 133)

Chương III CÁC THÀNH PHẦN NGÔN NGỮ KIẾN TRÚC SỨC BIỂU

I. Các yếu tố tạo hình hình học cơ bản

1.3.1. Khái niệm Diện trong kiến trúc

Một tuyến chuyển động theo một hướng sẽ tạo ra một diện. Diện có hai chiều dài rộng nhưng không có chiều sâu (h.3.45).

Diện là yếu tố then chốt trong bố cục kiến trúc vì nó có khả năng phân chia, giới hạn các không gian. Các diện trong kiến trúc xác định những không gian và những khối ba chiều. Những đặc trưng của mỗi diện (độ lớn, màu sắc, chất cảm) cùng mối liên hệ nội tại không gian của chúng sẽ xác định đặc trưng thị cảm cùng với chất lượng không gian.

Những loại hình chung nhất của diện trong kiến trúc là:

- Bình diện bằng (còn gọi là bình diện nền hay bình diện cơ sở) thường là mặt đất, là mặt phẳng cơ bản cho hình thể công trình, hay có thể là mặt sàn, là yếu tố bao che phía dưới của không gian phòng, nơi chúng ta bước trên đó. Hình thức của bình diện bằng phụ thuộc và điều kiện địa hình, khí hậu, quan hệ trắc địa của khu đất. Đối với các công trình đền thờ để tỏ lòng tôn kính thì người ta thường nâng cao bình diện nền lên.

- Bình diện thẳng đứng (còn gọi là bình diện tường) là những bình diện bao quanh và tạo ra không gian một cách hiệu quả nhất. Bình diện tường có tác dụng đỡ

mái, dùng để kiểm soát mức độ liên tục của thị cảm và liên tục giữa không gian nội ngoại thất, có vai trò lọc không khí và lấy ánh sáng.

- Bình diện nâng cao (bình diện trần hay mái) có thể là một diện mái bảo vệ không gian nội thất của công trình khỏi tác động của các yếu tố khí hậu bên ngoài hay là diện trần, là yếu tố khép kín phía trên của một không gian phòng. Bình diện nâng cao có tính chất phân chia không gian theo chiều cao. Bình diện mái có tác dụng rất lớn tạo nên hình dáng tổng quan của công trình cũng như không gian nội thất.

Tác dụng tạo hình của diện:

+ Phân định giới hạn của khối;

+ Chia cắt không gian thông qua tác dụng che chắn, thấu suốt, xuyên cắt.

1.3.2. Sức biểu cảm của một diện Hình 3. 45. Diện và Diện trong kiến trúc

Sức biểu cảm của một diện phụ thuộc nhiều vào diện tích, chất liệu, màu sắc, hoa văn …của nó. Ngoài ra, trong một diện luôn tồn tại yếu tố điểm và tuyến, hình thức của chúng phụ thuộc cấu tạo hình học của diện và mang lại các giá trị biểu cảm khác nhau.

- Diện ngang, bằng tạo cảm giác bình yên, cân bằng, thư giãn (h.3.46).

- Diện nghiêng theo chiều dốc xuống tạo cảm giác chênh vênh, còn diện nghiêng theo chiều dốc lên tăng thêm sức mạnh cho hiệu quả ổn định, vững chãi. Trong một số trường hợp tạo hình diện nghiêng còn tăng thêm cảm giác trang trọng cho kiến trúc (h.3.47). Một số công trình kiến trúc xây dựng ở các vùng núi thường sử dụng các diện nghiêng để tạo được sự hài hoà với thế núi (h.3.48).

- Diện thẳng đứng cho cảm giác chắc chắn, khoẻ và tĩnh tại. Diện đứng có kích thước lớn tạo cảm giác rộng rãi, phiêu du (h.3.49, h.3.50).

- Các diện cong luôn cho cảm giác về sự vận động, mềm mại hoà hợp với tự nhiên (h.3.51, h.3.52).

Bình diện tường, bình diện nền, bình diện mái tuỳ theo thiết kế lại cho những hiệu quả thị cảm khác nhau:

- Bình diện nền: bố trí nhiều cao độ lồi lõm khác nhau trong một công trình, một tổng thể như quảng trường tạo nên tính đa dạng, cảm giác phong phú của không gian.

- Bình diện tường: có nhiều hình thức ngang, đứng, cong… mỗi hình thức lại gây những hiệu quả cảm xúc khác nhau.

- Bình diện trần: bình diện mái cong giàu sức biểu hiện, phản ánh đặc điểm của không gian mềm mại, hay trần treo dưới mái có vai trò làm nổi khối và có ý nghĩa nhấn mạnh, hoặc tạo ra các tầng lớp mái cao thấp khác nhau có tác dụng chia không gian đó ra khu vực động và khu vực tĩnh. (h.3.53, h.3.54.h.3.55).

Trong thiết kế kiến trúc thường dùng hình thức diện kết hợp với khối để có thể biểu thị một cách đầy đủ đặc trưng của diện có lợi cho việc tăng cảm giác phong phú và tính chất thú vị của kiến trúc

Hình 3.55

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Kiến trúc công trình thuỷ lợi (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(249 trang)