Chương IV: Nguyên lý tổ hợp và bố cục trong kiến trúc
II. Những thủ pháp trong bố cục kiến trúc
Mọi vật tồn tại được trong tự nhiên đều phải phù hợp với quy luật trọng lượng, do đó chúng phải có một thế đứng cân bằng và ổn định. Những hình ảnh đó của tự nhiên đã đi vào tiềm thức của con người và trở thành một quy luật đầu tiên của cái Đẹp.
Về mặt cảm nhận thị giác, cân bằng và ổn định gắn liền với khái niệm đối xứng 2.1.1. Cân bằng đốí xứng
Hình 4.1. Cân bằng đối xứng trong kiến trúc đình làng Việt nam
Hình 4.2. Cân bằng đối xứng
Cân bằng đối xứng gồm đối xứng trục và đối xứng tâm, tạo ra trạng thái “cân bằng bền”. Đây là thủ pháp đơn giản nhất để đạt được sự cân bằng và ổn định. Các công trình kiến trúc cổ thường sử dụng thủ pháp này
Trong một số công trình có bố cục mặt bằng phức tạp, trục đối xứng thường được sử dụng như “thần đạo” của công trình
Hình 4.5. Bố cục đối xứng trong mặt bằng tổng thể và trong mặt đứng chùaThầy
Kiến trúc có bố cục đối xứng còn tạo được cảm giác trang nghiêm nên thường được dùng trong các công trình trụ sở mang tính pháp quyền.
Trong các công trình thủy lợi, bố cục đối xứng cũng thường xuyên được sử dụng cho các hạng mục hoặc cho tổng thể toàn bộ cụm công trình để tạo cảm giác chắc khỏe, ổn định.
Hình 4.7.
Công trình đập Lòng Sông - Bình
Thận sử dụng bố cục đối xứng cho các hạng mục chính
của đập
Hình 4.8. Công trình đập thủy điện Hoover - Mỹ sử dụng giải pháp đối ứ
Do bố cục đối xứng nên các không gian chức năng cũng buộc phải tương tự nhau nên khó áp dụng trong kiến trúc hiện đại do các công trình hiện đại thường phức tạp về mặt công năng, đòi hỏi các không gian, hình khối đa dạng và linh hoạt.
2.1.2. Cân bằng phi đối xứng
Đây là thủ pháp cân bằng thường được sử dụng trong kiến trúc hiện đại, đáp ứng được nhu cầu phát triển không gian hình khối đa dạng và tạo thế “cân bằng động”. Thủ pháp
này phá bỏ sự cứng nhắc trong cân bằng đối xứng, mang lại vẻ đẹp sinh động cho công trình
Hình 4.9. Mặt đứng công trình văn hoá thể thao
tạo được sự sinh động khoẻ khoắn và mạnh mẽ
Hình 4.10. Thủ pháp tạo cân bàng phi đối xứng với những mảng đặc-rỗng, sáng-tối thường gặp trong kiến trúc hiện đại
Đối với công trình thủy lợi, đặc biệt trong các công trình đầu mối, do đặc thù địa hình thường tự do, không đối xứng, hoặc do yêu cầu công năng nên cũng thường sử dụng bố cục cân bảng phi đối xứng.
Hình 4.11. Công trình đầu mối hồ Nước Trong - Quảng Ngãi có bố cục phi đối xứng hài hòa với đặc điểm địa hình
Hình 4.12. Công trình thủy điện Sơn La, do yêu cầu về công năng, sử dụng tràn xả lũ và nhà máy đặt hai bên tạo thế cân bằng phi đối xứng
2.1.3. Cân bằng phản đối xứng-yếu tố tạo điểm nhấn
Cân bằng phản đối xứng là thủ pháp tạo cân bằng trên cơ sở đối xứng, tuy nhiên có một bộ phận hoặc chi tiết nằm ra ngoài quy luật đó và nó trỏ thành yếu tố đặc biệt, thu hút sự quan tâm và trở thành “điểm nhấn” của công trình
Hình 4.13. Sử dụng thủ pháp phản đối xứng trong thiết kế mặt đứng một công trình trạm bơm
2.2. Thống nhất và biến hoá
Tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều được tạo thành từ nhiều bộ phận. Ngay cả trong một bộ phận thành phần lại được tạo nên từ nhiều chi tiết, bộ phận nhỏ khác. Một tác phẩm thiếu sự thống nhất sẽ trở nên hỗn loạn, do mỗi bộ phận đều giành lấy tiếng nói, phong cách riêng. Còn một tác phẩm thiếu sự biến hoá sẽ trở thành đơn điệu, nhàm chán.
Sự thống nhất và biến hoá đạt được trên cơ sở các bộ phận có những nét tương đồng về ngôn ngữ, hoặc giữa chúng tồn tại các quy luật ràng buộc về mặt thị giác, từ đó tạo nên một tổng thể vừa hài hoà, vừa đa dạng.
Để đạt sự thống nhất và biến hoá, trong kiến trúc, ngươig ta thường sử dụng các thủ pháp sau:
2. 2.1. Tương phản-vi biến
Tương phản là sự khác biệt một các rõ rệt, các thành phần đứng cạnh nhau làm nổi bật cho nhau, cạnh tranh nhau về khả năng thu hút thị giác. Tuy nhiên để tôn trọng yêu cầu thống nhất của tổng thể, người ta thường dùng thêm yếu tố vi biến.
Vi biến là sự thay đổi nhẹ, chuyển biến dần dần giữa các thành phần kiến trúc. Nếu chỉ dùng toàn yếu tố tương phản, bố cục dễ bị phá vỡ, nhưng nếu chỉ chuộng yếu tố vi biến sẽ đưa đến án tượng đơn điệu, buồn tẻ.
Tương phản –vi biến thường được dùng vói các thành phần kiến trúc sau:
- Tương phản và vi biến trong kích thước, hình dáng, chiều hướng của hình khối - Tương phản và vi biến trong cấu tạo đặc và rỗng, kín và hở của không gian
- Tương phản và vi biến trong của ánh sáng, màu sắc, chất cảm vật liệu
Hình 4.14. Tương phản về hình khối, đường nét, sáng tối tạo ấn tượng mạnh và vi biến trong chất liệu tạo sự thống nhất của tổng thể
Hình 4.15. Tương phản vềhình khối,đường nét, màu sắc
Hình 4.16. Tương phản về đường nét một cách mạnh mẽ nhưng vẫn tạo được sự thống nhất nhờ thủ pháp vi biến trong
ấ
Hình 4.17. Thủ pháp tương phản về đường nét, về cấu trúc đặc- rỗng và vi biến trong các chi tiết vòm cuốn, cửa sổ, mái
2.2.2. Vần luật-nhịp điệu
Vần luật-nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại một cách có quy luật. Để đảm bảo tính thống nhất và biến hoá, vần luật được chia ra làm một số loại sau
- Vần luật liên tục: sự lặp lại một hay nhiều thành phần kiến trúc
- Vần luật tiệm biến: lặp lại theo quy luật tăng hoặc giảm(kích thước, số lượng, chất liệu)
- Vần luật lồi lõm(hay dạng hình sin): lặp lại đồng thời tăng hoặc giảm - Vần luật giao thoa: lặp lại trên nhiều chiều hướng khác nhau
Hình 4.18. Vần luật lặp liên tục
Hình 4.19. Vần luật lặp nhịp điệu dạng sin
Hình 4.20. Vần luật lặp nhịp điệu dạng sin với khoảng ngắt và điểm kết
Hình 4.21. Luật lặp tiệm biến giảm theo chiều cao- hình thức phù hợp sơ đồ kết cấu đồng thời tăng cảm giác về chiều cao công
Hình 4.22. Các quy luật lặp giao thoa nhau tạo nên sự phong phú sinh động trong tổng thể bố cụcmặt đứng cụm công trình
Hình 4.23. Công trình xả lũ hồ Phú Xuân, hình thức vòm được lặp lại theo các dạng thức khác nhau tạo nên sự thống nhất và biến hóa.
2.2.3. Chủ yếu-thứ yếu
Đây là thủ pháp có khả năng tạo cho công trình có tiếng nói riêng, bởi mỗi công trình đều có một chức năng chính và chiếm tỷ lệ không gian nhiều nhất, nó cần được làm nổi bật lên và đóng vai trò tạo tiếng nói chính cho công trình. Các thành phần còn lại tuân theo phong cách và ngôn ngữ của thành phần chính để đạt được sự hài hoà, thống nhất, và đồng thời tạo nên một công trình hặc cụm công trình có cá tính rõ rệt.
Hình 4.24. Tòa tháp chính quy định ngôn ngữ hình thức cho
Hình 4.25. Phần chân đế quết định ngôn ngữ hình thức cho phần mái
ồ
Hình 4.26. Công trình tháp cống Cà Giây - Bình Thuận,
phần chóp mái dạng búp sen quy định ngôn ngữ hình thức cho các mái phụ, ô cửa vòm và các chi tiết lan can
tạo nên tổng thể kiến trúcthống nhất, độc đáo.
2.2.4. Liên hệ-phân cách
Công trình kiến trúc thường gồm rất nhiều thành phần không gian và cấu kiện với những dạng thức và ngôn ngữ khác nhau. Giữa chúng luôn tồn tại sự liên hệ và phân
cách. Người thiết kế có thể chủ động tạo ra sự liên hệ và phân cách theo ý đồ của mình để công trình trỏ nên thống nhất, đạt hiệu quả thẩm mỹ và công năng
Phần chân đế là thành phần kiến trúc chính quy định hình thức và tỷ lệ cho phần mái công trình
Hình 4.27. Liên hệ bằng hình thức cổ điểntương đồng và phân cách bằng cách tạo khoảng ngát
Hình 4.28. Công trình tràn xả lũ hồ Auyn-Hạ,
Phần khối thang và khối nhà đóng mở cửa van được liên hệ vói nhau
2.2.5. Trọng điểm
Trọng điểm là yếu tố cần được nhấn mạnh của công trình. Tuỳ vào thể loại công trình mà yếu tố cần được nhấn mạnh khác nhau, thông thường là các khu vực lối vào sảnh chính hoặc các không gian đặc biệt.
Yếu tố trọng điểm vừa tăng hiệu quả thu hút thị giác, vừa trở thành điểm trọng tâm bố cục, tạo nên sự cân bằng, tăng tính thống nhất cho các bộ phận, chi tiết của công trình.
Hình 4.29. Trọng điểm trên mặt chính công trình thu hút mạnh mẽ lực thị giác
Hình 4.30. Trong các công trình đập vòm, các cửa xả được coi như trọng điểm, thu hút thị giácvà tác động mạnh đến việc tổ chức
các chi tiết khác trên bề mặt công trình 2.3. Tỷ lệ, tỷ xích và hệ thống Modulor
2.3.1.Tỷ lệ
Tỷ lệ là mối quan hệ về mặt kích thước ba chiều của một thành phần cấu kiện hay giữa các bộ phận với nhau và với tổng thể công trình
Các nghiên cứu về tỷ lên đã có từ thời cổ đại. Các công trình kiến trúc Hi Lạp cổ đại đều có nét đẹp diễm lệ, hoành tráng và hài hoà. Chính nền văn minh Hi Lạp là nền văn minh đầu tiên phát hiện ra vẻ đẹp của cơ thể con người. Họ đưa nó vào thơ ca, vào các bản trường ca bất hủ, vào điêu khắc và cả trong kiến trúc, xây dựng. Khi nghiên cứu về cơ thể con người, người Hi Lạp cổ đã phát hiện ra các “tỷ lệ” hài hoà giữa các bộ phận cơ thể
và ứng dụng chúng trong kiến trúc và xây dựng. Họ sắp đặt tỷ lệ các bộ phận cấu trúc, các chi tiết trang trí trong công trình kiến trúc theo các tỷ lệ của cơ thể con người, mang lại cho công trình vẻ đẹp hữu cơ, chặt chẽ, đăng đối và rất hài hoà
Hình 4.31. Nghiên cứu về sự ứng dụng tỷ lệ con người vào tỷ tệ công trình
Hình 4.32. Nghiên cứu số đo nhân trắc và tỷ lệ thời Phục Hưng
Các nhà nghiên cứu lý luận kiến trúc thời đại Phục Hưng đã tiếp tục nghiên cứu về tỷ lệ của các công trình kiến trúc Hi Lạp cổ đại trên cơ sở sự phát triển của toán học(số học) và phát hiện ra “tỷ lệ vàng”, tỷ lệ 1/1,68 ứng với dãy số Fibrônanxi. Họ tiếp tục phát triển áp dụng các quy luật toán học đó trong tạo hình kiến trúc, tạo nên một thời kỳ phát triển rực rỡ, trở thành thời kỳ cổ điển trong lịch sử kiến trúc
Hình 4.33. Tỷ lệ vàng trong hình sao năm cánh
Hình 4.34. Tỷ lệ chặt chẽ trong Khải Hoàn môn Paris
Hình 4.35. Ngiên cứu tỷ lệ đền Phăngtêong-Roma
Tỷ lệ vàng trong kiến trúc cổ Việt Nam:
Hình 4.37. Khoảng đứng, khoảng ngang, khoảng chảy tương ứng với cây thước tầm
Hình 4.36. Thước tấm của người thợ cả dựa trên các số đo cơ thể
Hình 4.38. Tỷ lệ Vàng trong đình làng truyền thống và Ngọ môn Huế
Hình 4.40. Tỷ lệ Vàng chùa Một Cột
Hình 4.39. Tỷ lệ Vàng trong kiến trúc truyền thống
2. 3.2. Tỷ xích
Tỷ xích là sự tương quan giữa các kích thước cụ thể của từng chi tiết, bộ phận hay tổng thể công trình với tầm vóc con người. Con người, thông qua sự so sánh tương quan này mà cảm nhận độ lớn, tầm cỡ của công trình, gây ra các ấn tượng hoành tráng đồ sộ hay xinh xắn thân thiết, gần giũ ấm cúng hay lấn át choáng ngợp,…
Hình 4.42Tỷ xích nhỏ Hình 4.43Tỷ xích
Hình 4.44. Sự hài hòa về tỷ lệ mang lại sức gợi cảm cho công trình
Hình 4.45. Tỷ xích lớn tạo cảm giác
hoành tráng và mạnh mẽ
Tuỳ theo tính chất công trình và đối tượng sử dụng ta lựa chọn tỷ xích công trình cho hợp lý. Với công trình cho trẻ nhỏ nên sử dụng tỷ xích nhỏ phù hợp. Trong một số công trình thuỷ lợi-thuỷ điện nê dùng tỷ xích lớn tạo sự khoẻ khoắn, vững chác cho công trình
Hình 4.46. Công trình có tủy lệ giữa các bộ phận, chi tiết hài hòa, hợp lý tạo cảm giác chắc khỏe,cân đối, vững chãi
Hình 4.47.
Các bộ phận, chi tiết của công trình
có tỷ xích lớn gây cảm giác hành tráng
và hùng vĩ
2.3.3. Hệ thống Modulor
Hình 4.48. Hệ thống Modulor Của Lơ Coocbusie
Trong kiến trúc hiện đại, kiến trúc sư bậc thầy Lơ Coocbusie, người khai sinh cho chủ nghĩa “Kiến trúc-công năng” đã nghiên cứu rất nhiều về vấn đề tỷ lệ, tầm thước của con người.
Ông đưa ra các lý luận kiến trúc phải phù hợp với kích thước cơ thể và hợp lý nhu cầu sử dụng của con người.
Ông luôn coi “Ngôi nhà là cỗ máy để ở”, nhấn mạnh tính phù hợp của “ngôi nhà” với
“con người”, đặc biệt là về kích thước và tính hợp lý trong dây chuyền sử dụng. Chính ông là người phát minh ra hệ thống Modunlor dựa trên kích thước các bộ phận
cơ thể người và xác định tỷ lệ giữa chúng để làm thước đo thiết kế các kích thước không gian, vật dụng nội thất phù hợp với con người.