Sức truyền cảm của kỹ thuật, kết cấu, vật liệu

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Kiến trúc công trình thuỷ lợi (Trang 143 - 152)

Chương III CÁC THÀNH PHẦN NGÔN NGỮ KIẾN TRÚC SỨC BIỂU

II. Sức truyền cảm của kỹ thuật, kết cấu, vật liệu

Sức truyền cảm của mỗi hình khối cơ bản hay tổ hợp hình khối còn được phát huy thông qua sức truyền cảm của kỹ thuật, kết cấu vật liệu:

Kết cấu, vật liệu, và sự hoàn thiện kỹ thuật tự bản thân chúng cũng có khả năng tạo ra sức truyền cảm cao về nghệ thuật, gây tác động mỹ cảm hướng con người vươn tới sự hoàn thiện. Cấu trúc phản đối cái đẹp giả tạo che giấu kết cấu, đặc trưng chất liệu mà nên nhấn mạnh đặc điểm vật liệu (dùng bê tông trần, gạch trần) tạo tính chân thật của chất liệu. Cấu trúc còn nhấn mạnh sự hợp lý và tính năng của vật liệu, cách truyền lực hợp lý và đặc điểm kết cấu về mặt hình thái.

Vật liệu xây dựng ngày nay rất phát triển cho phép uốn cong được, chịu được lực ép, lực căng lớn. Những vật liệu như xi măng, bê tông, chất dẻo lại có khả năng thích ứng với mọi hình thể. Nền văn minh công nghiệp có khả năng cung cấp các hệ cấu trúc mới với nhiều khả năng biểu cảm cho hình thức kiến trúc (h.3.85, h.3.89).

2.1. Cu trúc tường:

Chịu lực nén thẳnng đứng tốt, lực tác động và sức nặng của ngôi nhà dàn đều lên tường nên có hình thức vạm vỡ, chắc khoẻ, kiên cố, phần dưới thường thô dày, càng lên cao càng nhẹ, nhẵn. Kiến trúc gạch gắn liền với phong cách kiến trúc gờ chỉ ở mái đua, phân vị ngang ở các tầng. Kiến trúc tường với vòm cuốn gạch hay đá tạo ấn tượng về sức chịu nén của vật liệu, của kết cấu chịu lực, tao nên cảm giác vươn cao bay bổng.

2.2. Cu trúc khung:

Với hệ thống dầm cột chịu nén và uốn xuất hiện sớm hơn hệ cấu trúc tường. Cấu trúc khung cho phép tạo vẻ bề ngoài kiến trúc thoáng nhẹ (vì tường bao che đã treo vào sàn hay hệ dầm cột) tạo ra khối bay hơn, động hơn, gợi cảm hơn. Cấu trúc khung trong nhà khung kim loại với hệ thống kính tạo điều kiện cho kiến trúc hiện đại sức biểu hiện mới: các nhà trọc trời vừa hiện đại vừa sang trọng. Cuối thế kỷ XX cấu trúc khung phát triển thành hệ cấu trúc hệ trụ dầm cầu với sức truyền cảm mới: hiện đạ, hoành tráng, sống động…

2.3. Cu trúc v mng chu nén:

Vỏ mỏng là loại cấu trúc có sức biểu cảm mạnh nhờ sự trong sáng và thuần khiết của công năng kết hợp với kỹ thuật – vật liệu. Về mặt kết cấu, vỏ mỏng có hình thức hợp lý, vật liệu phát huy hết khả năng làm việc, nên khi sử dụng cho các không gian nhịp lớn, tiết kiệm tối đa vật liệu bê tông cốt thép. Về mặt nghệ thuật cung cấp dáng vẻ mới mẻ, hợp lý như các hình thức kiến trúc phỏng sinh học (vỏ trứng, vỏ sò…). Đây là cái đẹp hợp lý và chân thật về công năng – kỹ thuật vì không gian và hình thức hài hoà một cách hữu cơ với nhau.

2.4. Cu trúc dây căng:

Tạo ấn tượng về sự hài hoà, hiện đại, tính hợp lý và kiến trúc hợp lý của các đường nét, tạo ấn tượng nhẹ nhàng về mái che khổng lồ phỏng sinh học và thế giới hữu cơ (mạng nhện, cấu trúc màng…) tạo ra các khối kiến trúc trữ tình và lãng mạn.

2.5. Cu trúc giàn không gian:

Với vẻ đẹp mạng lưới cấu trúc của thế giới hữu cơ, cấu tạo vật chất kiểu mạng, gợi cảm hứng và giúp người ta thực hiện mơ ước sống trong khung trung, vũ trụ và thế giới.

Hình 3.88. Cấu trúc gấp nếp

Hình 3.89. Cấu trúc giàn không gian

2.6. Phân v đứng và ngang trong kiến trúc:

Phân vị đứng là các thành phần kiến trúc thẳng đứng, có chiều cao lớn hơn nhiều so với chiều rộng và chiều sâu. Phân vị đứng dùng để nhấn mạnh chiều cao, tính vươn lên của công trình, đồng thời cũng tạo cảm giác thu hẹp bề ngang của công trình (h.3.90.1).

Phân vị ngang là các thành phần nằm ngang, có chiều rộng lớn hơn nhiều so với chiều cao và chiều sâu. Nó có tác dụng nhấn mạnh chiều rộng, tăng cảm giác ổn định và vững chãi cho công trình (h.3.90.2).

Phân vị ngang và đứng được tạo bằng cách sử dụng các băng cửa sổ liên tục nằm ngang hoặc thẳng đứng và các giải tường ngang hoặc đứng giữa các cửa sổ

Hai công trình kiến trúc giống nhau, cùng sử dụng các phân vị ngang trên hình thức mặt đứng thì tuỳ mỗi kích thước khác nhau lại cho những hiệu quả biểu hiện khác nhau, phân vị mảnh biểu đạt sự nhẹ nhàng, còn phân vị lớn hơn thể hiện sức mạnh, vững chắc (h.3.91).

Phân vị đứng và ngang có thể được kết hợp trên một hình thức mặt đứng với tỷ lệ thích hợp tạo thành

+ Mặt đứng kiểu mạng: sử dụng các đố cửa thẳng đứng và ngang, khoảng cách giữa các đố cửa với tỷ lệ đều nhau tạo cho công trình có hình dáng độc đáo (h.3.92).

+ Mặt đứng kiểu chữ nôm: sử dụng các phân vị đứng với khoảng cách lớn bao bên ngoài các phân vị ngang tạo hình kiểu chữ nôm tránh được sự nhàm chán do mặt đứng kiến trúc đồng nhất (h.3.93).

+ Mặt đứng kiểu cổng: sử dụng nhiều phân vị ngang bao bên ngoài một phân vị đứng tạo hình kiến trúc kiểu cổng làm thủng tổng thể toàn nhà, tạo cho kiến trúc có dáng vẻ cởi mở (h.3.94).

+ Tổ chức mặt đứng kiểu ba phần mỗi phần lại thiên về sử dụng phân vị đứng hay ngang. Cách tổ chức mặt đứng kiểu ba phần tạo cho hình khối vững chắc hơn.

+ Mặt đứng phân vị thẳng góc đứng và ngang theo tỷ lệ không cân xứng tạo thành cảm giác căng thẳng và sức căng của sự cân bằng động thái (h.3.95).

2.7. Mt s ng dng phân v đứng và phân v ngang trong kiến trúc công trình thu li (h.3.96 đến h.3.98):

Trạm bơm của Nga

Đập ngăn nước Hume Đập ngăn nước Longhorn

Đập Gariep

Hình 3.96. Sử dụng phân vị đứng trong tạo hình các công trình thuỷ lợi Tháp lấy nước đập Hoover

Hình 3.97. Phân vị đứng và phân vị ngang giao thoa trong một trạm bơm ở Nga

Hình 3.98. Phân vị đứng và phân vị ngang giao thoa trong tháp cống hồ Đa Tek – Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học Kiến trúc công trình thuỷ lợi (Trang 143 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(249 trang)