ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ III

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 7 cả năm full (chi tiết) (Trang 95 - 98)

LÀM BÀI KIỂM TRA (1 TIẾT)

TIẾT 33: ÔN TẬP CHƯƠNG II VÀ III

I/ Mục tiêu bài học:

1/ Kiến thức.

Giúp HS ôn tập lại những kiến thức đã học về lịch sử dân tộc thời Lý, Trần, Hồ.

Nắm được các thành tựu chủ yếu về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa của Đại Việt thời Lỳ, Trần, Hồ.

2/ Kỹ năng.

Tổng hợp, khái quát các sự kiện lịch sử.

Cách dùng, chỉ bản đồ và lập niên biểu.

Lập bảng thấng kê.

3/ Thái độ.

Giáo dục niềm tin và lòng tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên.

II. Néi dung:

- Thời Lý, Trần nhân dân ta đã đương dầu với những cuộc xâm lược nào?

- Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào?

- Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ đã đạt được những thành tựu nổi bật gì?

- Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến? Tấm gương chỉ huy nào em nhớ nhất?

- Em có nhận xét gì về tinh thần đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến?

III. Chuẩn bị:

- Lược đồ Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ.

-Lược đồ kháng chiến chống Tống, Mông – Nguyên.

-Tư liệu khác.

IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động học tập 1. Ổn định lớp. (1’)

2. Kiểm tra bài: (3’)

GV kiểm tra phần chuẩn bị của 5 HS.

3. Tiến trình ôn tập: (35’)

Mục tiêu: Giỳp cỏc em hệ thống và ụn tập lại kiến thức chương II, chương III.

Phơng pháp: Hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản, vấn đáp, thuyết trình.

GV hướng dẫn HS ôn tập các câu hỏi sau.

Câu 1: Thời Lý, Trần nhân dân ta đã đương dầu với những cuộc xâm lược nào?

HS lên bảng lập bảng thống kê.

Triều đại Thời gian. Kháng chiến.

Lý. 10-1075/3-1077. Lý Thường Kiệt lãnh đạo kháng chiến chống Tống.

Trần.

1-1258 đến 29-1-1258. Kháng chiến chống quân xâm lược Mông lần thứ nhất.

Từ 1-1285 đến 6-1285. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ hai.

Từ 12-1287 đến 4-1288. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên làn thứ ba.

Câu 2: Đường lối chống giặc trong mỗi cuộc kháng chiến được thể hiện như thế nào?

* Kháng chiến chống Tống.

- Đường lối chung: Chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta.

+ Giai đoạn 1: Tiến công trước để tự vệ.

+ Giai đoạn 2: Chủ động xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt …

* Kháng chiến chống Mông – Nguyên.

- Đường lối chung: Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”

Câu 3: Nước Đại Việt thời Lý, Trần, Hồ đã đạt được những thành tựu nổi bật gì?

Nội dung. Thời Lý. Thời Trần Hồ.

Nông ngiệp.

- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua. Hàng năm các vua Lý tổ chức cày tịch điền.

- Nhà nước khuyến khích khai khẩn đất hoang đào kênh mương.

- Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích.

- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn, ruộng tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.

Thủ công nghiệp.

- Trong dân gian các nghề thủ công nghiệp phát triển mạnh: dệt, gốm … - Nhiều công trình do bàn tay người thợ làm ra.

- Do nhà nước quản lý và mở rộng gồm nhiều ngành nghề khác nhau như dệt tơ lụa, làm gốm tráng men … Thương Trao đổi buôn bán với nước ngoài Nhiều trung tâm kinh tế mọc lên ở

ngiệp. được mở rộng. nhiều nơi như Thăng Long, Vân Đồn.

Văn hóa.

Đạo Phật dược mở rộng. nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, khắp nơi mở hội vào mùa xuân

Tín ngưỡng cổ truyền phát triển. nho giáo được trọng dụng để xây dưng bộ máy nhà nước.

Giáo dục.

Xây dựng Văn Miếu, Quốc Tử Giám trường đại học đầu tiên của nước ta.

Trường học ngày càng được mở rộng, các kỳ thi được tổ chức ngày càng nhiều.

Khoa học nghệ thuật.

Nhiều công trình có quy mô lớn như chùa Một Cột, tháp Bảo Thiên, … Trình độ điêu khắc tinh vi thanh thoát được thể hiện trên tượng Phật, các hính trang trí.

Nhiều thành tựu về y học, quân sự, kiến trúc như: Nam hiệu thần dược, tháp Phổ Minh, thành Tây Đô … Câu 4: Những tấm gương tiêu biểu qua các cuộc kháng chiến? Tấm gương chỉ huy nào em nhớ nhất?

- Thời Lý: Lý Thường Kiệt, LÝ Kế Nguyên, Tông Đản, hoàng tử Hoàng Chân.

- Thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Tuấn …

Câu 5: Em có nhận xét gì về tinh thần đánh giặc trong mỗi cuộc kháng chiến của nhân dân ta?

- Kháng chiến chống Tống: Sự đoàn kết chiến đấu giữa quân đội triều đình với đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi.

- Kháng chiến chống Mômg – Nguyên: Nhân nhân theo lệnh triều đình thực hiện chiến lược “Vườn không nhà trống”, xây dựng làng chiến đấu, phối hợp với quân triều đình để tiêu diệt giặc.

Câu 6: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến?

HS trình bày như SGK.

GV phân tích và kết luận.

V. Tổng kết và h ớng dẫn về nhà

*. Tổng kết: (3’)

Các triều đại phong kiến Việt Nam từ 1009 đến 1407 ?

Những chiến thắng tiêu biểu trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta từ TK XI đấn TK XIII?

Dựa vào đâu để có thể nhận định thời Lý Trần dân tộc ta đã xây dựng được nền văn minh rực rỡ, gọi là văn minh Đại Việt?

Trách nhiệm của mỗi công dân - học sinh đối với thành quả mà ông cha ta đã đạt được?

*H ớng dẫn học và soạn bài: (1’)

Ôn tập kiến thức để chuẩn bị kiểm tra học kì + Tìm hiểu bài 18

Ninh Bình, ngày 14 tháng 12 năm 2013 Giám hiệu ký duyệt

...

...

...

--- Ngày lập kế hoạch: 13-12-2013

Ngày thực hiện: 27 - 12 - 2013

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 7 cả năm full (chi tiết) (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(319 trang)
w