Sơ lƣợc về chà sử dụng trong nghề cá

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung của cá tại chà cố định sử dụng trong nghề vây xa bờ tỉnh bình thuận (Trang 22 - 26)

1.1. Tình hình nghiên cứu, sử dụng chà trên thế giới

1.1.1. Sơ lƣợc về chà sử dụng trong nghề cá

Từ lâu, khi tiến hành hoạt động khai thác cá, người ta đã phát hiện ra rằng, các loài cá thường xuất hiện xung quanh các vật thể trôi nổi trên biển.

Chính vì vậy để nâng cao năng suất, hiệu quả đánh bắt, người ta thường hay quan tâm chú ý tới các vật thể trôi nổi trên biển để theo đó khai thác, nhất là các nghề khai thác cá nổi như: Nghề lưới vây, nghề câu, nghề rê,.... Tuy nhiên, việc bắt gặp các vật thể trôi nổi tự nhiên không nhiều và không chủ động. Do vậy, người ta đã dần dần tìm cách tạo ra các vật thể trôi nổi trên biển (thiết bị) để thu hút sự tập trung của cá. Những thiết bị tạo ra nhƣ vậy đƣợc gọi là chà.

Chà đã được ngư dân nhiều nước trên thế giới sử dụng để khai thác cá và đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuỳ thuộc từng quốc gia, từng vùng mà chà được gọi với các tên khác nhau. Chẳng hạn, ngư dân Việt Nam thường dùng tên chà để chỉ thiết bị thả trên biển thu hút sự tập trung của cá; Thái Lan, Philippin dùng tên “Payaos”; Indonesia dùng tên “Rumpon”; thế giới dùng tên chung “Fish aggregating device” viết tắt là (FAD) .

Tuỳ thuộc vào tập quán thói quen, kinh nghiệm cũng nhƣ những nghiên cứu cải tiến kỹ thuật trong quá trình đánh bắt mà người ta làm chà có những đặc điểm cấu tạo khác nhau. Nhƣng nhìn chung, về cơ bản chà có cấu tạo gồm các phần nhƣ sau:

- Phần nổi: Được làm bởi các loại vật liệu có sức nổi trên mặt nước như: Dùng tre kết lại thành bè nổi; dùng pontoon cũ hàn kín nước tạo phao

nổi; dùng thùng dầu, lốp xe cũ đổ đầy chất polyurethane để tạo nổi; dùng phao nhựa,....

- Phần neo: Đƣợc làm bằng các vật liệu nặng nhƣ: Neo, sọt đá,... đƣợc đặt cố định ở đáy biển để neo phần nổi.

- Phần liên kết: Là phần dùng để liên kết giữa phần neo và phần nổi, thường dùng bằng dây thừng, dây cáp.

- Bộ phận quyến rũ cá: Đây là bộ phận hết sức quan trọng của chà đƣợc gắn vào phần nổi hoặc phần liên kết để quyến rũ cá. Bộ phận này có thể tạo ra bởi các lá cây, cành cây, dây lưới cũ,...[11], [14], [23], [33], [50].

Dựa vào đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chà, có thể phân chà ra làm 3 loại sau:

a/ Chà cố định dạng dây (hình 1.1): Là loại chà có phần nổi không đáng kể, thông thường làm bằng tre với số lượng từ (35) cây buộc vào nhau làm phần nổi. Vật tạo bóng râm thu hút cá đƣợc bố trí dọc theo chiều dài dây neo từ đáy biển đến gần mặt nước. Chà chỉ được sử dụng tại một vị trí cố định khi đã thả và hầu nhƣ không di chuyển đến vị trí khác để sử dụng. Khi chà hƣ hỏng không thể sửa chữa đƣợc mà chỉ có thể thả xuống chà mới. Kiểu chà này thường được thả ở vùng biển gần bờ, có độ sâu nhỏ và thời gian sử dụng không lâu.

b/ Chà nổi cố định (hình1.2): Có cấu tạo phần nổi mặt nước đáng kể bao gồm bè nổi, vật tạo bóng râm để thu hút cá. Bè nổi đƣợc cố định bằng neo. Vật tạo bóng râm liên kết với bè nổi ở gần mặt nước. Loại chà này thường được thả ở vùng nước sâu để khai thác các đối tượng cá nổi lớn như các loài cá ngừ, cá thu,...Thông thường, chà đặt ở một vị trí cố định để khai thác cá, song cũng có thể di chuyển sang vị trí khác hoặc sửa chữa, tháo gỡ nếu cần thiết.

c/ Chà nổi trôi: Có cấu tạo tương tự như chà nổi cố định nhưng không có dây neo và neo. Loại này đƣợc thả ở vùng biển khơi và tự trôi nổi theo dòng chảy hay sóng gió trong nhiều ngày. Trong quá trình chà trôi nổi, tàu không thường xuyên theo dõi trực tiếp, tàu tìm đến vị trí của chà bằng hệ thống dò tìm. Dạng chà này đòi hỏi đầu tƣ lớn về tàu, máy móc, trang thiết bị [11], [14], [23].

Ngoài ra, người ta cũng phân loại chà theo tầng nước đặt bộ phận quyến rũ cá. Theo cách này, người ta chia ra làm 3 loại chà: Chà nổi tầng mặt, chà tầng giữa và chà tầng đáy. Chà nổi tầng mặt thường là những dạng chà bè nổi có gắn bộ phận quyến rũ cá ngay dưới bè ở gần mặt nước. Chà tầng giữa là dạng chà có bộ phận quyến rũ cá bố trí ở phần giữa tầng mặt và tầng đáy (các kiểu chà truyền thống). Chà tầng đáy thường là những rạn nhân tạo thu hút sự tập trung của cá [63], [67].

Lịch sử sử dụng chà để khai thác cá trên thế giới đƣợc biết đến nhiều nhất ở các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo James Anderson và Paul D.Gates (1996) cho rằng, vào đầu những năm 1900, những người đánh cá ở In-đô-nê-xia và Phi-líp-pin đã bắt đầu làm những vật nổi bằng tre và những

Hình 1.1: Chà cố định dạng dây Hình 1. 2: Chà nổi cố định

vật liệu khác để thu hút những đàn cá con. Họ dùng dây thừng tự nhiên buộc phần nổi và vật quyến rũ cá với những sọt đá thả dưới đáy biển để neo lại tại vị trí cố định. Những cấu trúc nhân tạo này đƣợc xem là công cụ đầu tiên để thu hút sự tập trung của cá mà về sau đƣợc gọi là chà [55]. Các loại chà truyền thống thả chủ yếu ở vùng nước nông gần bờ để bắt các loài cá nhỏ nhƣ: cá Nục, Bạc Má, Ngân, Chỉ vàng,.... [31], [32], [33].

Trải qua quá trình phát triển, đến những năm 1970, khi nghề lưới vây phát triển và bắt đầu sử dụng chà để khai thác đáng kể sản lƣợng cá ngừ ở Phi-líp-pin thì việc nghiên cứu ứng dụng và phát triển chà đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm chú ý [49]. Những chà truyền thống đã dần đƣợc cải tiến phát triển thành các kiểu chà nổi khác nhau để khai thác các loài cá nổi có kích thước lớn sống vùng khơi như cá Ngừ, cá Thu. Những kiểu chà hiện đại có thể đặt ở độ sâu trên 2000 m và thời gian tồn tại có thể lên đến 5 năm [55].

Với những kiểu chà hiện đại này, người ta lắp đặt thiết bị phản chiếu sóng ra đa, pin mặt trời để cung cấp nguồn điện cho đèn; Vật liệu làm chà cũng đƣợc thay thế bởi các kim loại nhƣ thép, nhôm, sợi thuỷ tinh và các vật liệu siêu bền khác có khả năng chịu đựng đƣợc trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường biển. Một số chà được thiết kế theo dạng bè nổi được đặt chìm dưới nước để không bị hư hỏng trong những điều kiện thời tiết xấu hoặc bão tố [55].

Các nghề khai thác cá có sử dụng chà bao gồm: nghề câu ( câu cần, câu ống), nghề lưới mành, nghề vây. Đặc biệt, nghề vây là nghề đã làm gia tăng đáng kể sản lƣợng cá ngừ của thế giới nhờ sử dụng chà. Tác giả Chikuni (1978) đã ví điều này nhƣ một cuộc cách mạng của nghề cá trong những năm 1970. Nhờ sử dụng chà mà lần đầu tiên vào những năm 1970, Phi-líp-pin đã phát triển nghề cá ngừ thương mại của mình ra thị trường thế giới [42], [49].

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung của cá tại chà cố định sử dụng trong nghề vây xa bờ tỉnh bình thuận (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(236 trang)