Chương 3 PHÂN TÍCH, XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích, xác định các yếu tố nghiên cứu
3.1.1. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường biển
3.1.1.1. Nhiệt độ nước biển:
Như đã nêu tại chương 1, nhiệt độ nước nước biển là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều mặt của đời sống, sinh lý, sinh thái cá biển.
Tại vùng biển thả chà tỉnh Bình Thuận có đặc điểm nổi bật là nhiệt độ nước biển thấp, đặc biệt vào các tháng chính của mùa gió Đông Bắc (từ tháng 12 đến tháng 2) và chính của mùa gió Tây Nam (từ tháng 6 đến tháng 7). Tiến trình thay đổi của nhiệt độ nước biển trong năm như sau: Vào đầu mùa hè, nhiệt độ nước tăng dần và đạt nhiệt độ cực đại khoảng 300 C vào tháng 5, sau đó giảm nhanh đến giá trị cực tiểu nhỏ hơn 270 C vào tháng 7
và lại tăng đến giá trị cực đại khoảng 290 C vào tháng 9, sau đó lại giảm theo nhịp điệu mùa đông [36].
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của chương trình điều tra tổng hợp biển Thuận Hải – Minh Hải (1976-1980) thì khu vực vùng biển Bình Thuận, ảnh hưởng của hoạt động nước trồi có tính chất quyết định đến chế độ nhiệt của vùng biển, đặc biệt rõ nét nhất là vào tháng 6 đến tháng 9. Vào mùa hè, tầng đột biến nhiệt độ nằm sát mặt biển. Sang mùa đông tầng này chìm xuống ở độ sâu (4050) m. Nguyên nhân là do nước trồi đã đẩy tầng đột biến nhiệt độ lên bề mặt biển vào mùa hè [36].
Với đặc điểm về chế độ nhiệt của vùng biển như vậy sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của sinh vật phù du, cũng nhƣ đối với quá trình di cƣ, sinh trưởng, sinh sản phát triển của các loài cá nổi trong vùng biển.
Từ những phân tích nêu trên, yếu tố nhiệt độ nước biển cần thiết được quan tâm khảo sát và phân tích ảnh hưởng của chúng đến sự tập trung của cá tại chà.
3.1.1.2. Ánh sáng:
Ánh sáng cũng là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tập tính của cá. Ánh sáng đối với cá đƣợc xem nhƣ là tín hiệu của thức ăn, sự tạo đàn, bảo vệ khỏi kẻ thù, di chuyển và định hướng trong dòng nước,...Những ảnh hưởng của ánh sáng đến cá thể hiện qua tập tính phản ứng, sự đẻ trứng, khả năng sinh tồn của ấu trùng cá, sự di cƣ thẳng đứng trong một ngày đêm,....
Thực tế, ngư dân tại Bình Thuận cũng như các địa phương khác của Việt Nam đã rất thành công trong việc sử dụng ánh sáng để khai thác cá, đặc biệt là các loài cá nổi. Người ta đã hình thành nên các nghề chuyên sử dụng đèn để khai thác cá nhƣ: Nghề vây rút chì kết hợp chà và ánh sáng, nghề mành đèn, nghề pha xúc, nghề câu mực,...
Đối tƣợng tập trung quanh chà tại Vùng biển Bình Thuận là những loài cá nổi nhỏ nhƣ: Nục, Bạc má, Ngân, Trích , Chỉ vàng, .... Tác động của ánh sáng đến các đối tƣợng này có lẻ thể hiện rõ qua các biểu hiện: Quá trình tập trung của cá tại chà ở các thời điểm khác nhau trong năm, sự di cƣ thẳng đứng tại vị trí chà trong ngày đêm, việc tập trung quanh chà trong những điều kiện thời tiết khác nhau,....Tuy nhiên, những thay đổi của ánh sáng thường xảy ra song song với những thay đổi về nhiệt độ, hơn nữa khả năng tác động của ánh sáng đối với cá ở các vị trí đặt chà khác nhau sẽ rất khó nhận biết nếu nhƣ chà có chung cấu trúc. Do vậy, theo hướng mục tiêu đề ra, trong khuôn khổ giới hạn của luận án, chúng tôi không đi sâu khảo sát chi tiết yếu tố ánh sáng trong tổ hợp các quan hệ tác động của các yếu tố bên ngoài đến sự tập trung của cá tại chà.
3.1.1.3. Hải lưu, sóng và thuỷ triều:
Hải lưu, sóng và thuỷ triều được xem là các yếu tố thuỷ động có tác động đến sự phân bố, tập trung, đời sống sinh lý, sinh thái cá biển. Tại Bình Thuận, theo chương trình điều tra nghiên cứu về điều kiện tự nhiên vùng biển [36], các đặc điểm thuỷ văn biển bị chi phối sâu sắc bởi chế độ gió mùa và hoạt động nước trồi. Vào mùa gió Đông Bắc, tồn tại một dòng chảy xiết đem nước lạnh từ phía Bắc xuống hình thành một tâm nhiệt độ thấp hơn 250C vào tháng 1. Tốc độ dòng chảy ven bờ có thể đạt từ 50-75cm/s. Vùng nước lạnh này vươn sâu xuống phía Nam khu vực Hàm Tân và tồn tại trong suốt mùa gió Đông Bắc. Vào mùa gió Tây Nam, xuất hiện dòng chảy ấm từ phía Nam lên với tốc độ đạt từ 50–75cm/s. Dưới tác động của 2 dòng chảy có chiều ngược nhau vào mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam ở vùng rìa tây hoàn lưu gió mùa Nam Biển đông nên tại vùng biển Bình Thuận là nơi giao lưu của dòng chảy gió mùa, có khả năng tập hợp vật chất từ phía Nam lên và từ phía Bắc xuống, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài hải sản di cƣ đến đến sinh sống.
Đối với sóng, qua các kết quả nghiên cứu tại vùng biển Bình Thuận [22], [24], [33], [36] cho thấy, sóng trong mùa gió Đông Bắc ổn định và lớn hơn hơn sóng trong mùa gió Tây Nam; Độ cao sóng chủ yếu từ 1m đến 3 m.
Trong những điều kiện thời tiết khác nhau thì độ cao sóng cũng khác nhau và là yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố cá, sản lượng khai thác được của ngư dân tại vùng biển [36].
Đối với thuỷ triều thì vùng biển này có 2 chế độ thuỷ triều. Khu vực từ mũi Kê Gà về phía Bắc mang tính chất nhật triều không đều với độ cao triều không quá 2 m. Khu vực từ mũi Kê Gà về phía Nam mang tính chất bán nhật triều không đều với độ cao triều không quá 4 m. Thuỷ triều có liên quan mật thiết với dòng chảy ở vùng biển ven bờ nên chúng cũng là yếu tố có tác động đến cá trong vùng [36].
Có thể nói, ảnh hưởng của hải lưu, sóng, thuỷ triều rõ ràng về bản chất là ảnh hưởng của dòng chảy nói chung. Do vậy khi xem xét các yếu tố môi trường ngoài tác động đến sự tập trung của cá tại chà ở vùng biển Bình Thuận, luận án đƣa yếu tố dòng chảy vào để khảo sát, phân tích chi tiết ảnh hưởng của chúng.
3.1.1.4. Nồng độ muối:
Nồng độ muối của nước biển chủ yếu tác động đến sự điều hoà áp suất thẩm thấu của cá và xác định tính nổi của trứng. Tại vùng biển Bình Thuận, theo các kết quả khảo sát, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên vùng biển [22], [24], [33], [36], nồng độ muối của nước biển nhìn chung ít có sự biến động lớn. Độ mặn nước biển dao động trong khoảng 33,4 – 340/00 , trung bình 33,53
0/00. Khu vực phía Bắc Phan Thiết có độ muối cao hơn so với khu vực phía Nam là do chúng chịu tác động trực tiếp của hiện tượng nước trồi. Do vậy, sự tác động của nồng muối đến cá biển trong vùng có lẽ chƣa thể hiện rõ nét. Để hạn chế bớt các yếu tố có khả năng ảnh hưởng yếu đến sự tập trung của cá tại
chà, Luận án không đưa yếu tố nồng độ muối của nước biển vào khảo sát, phân tích chi tiết.
3.1.1.5. Nồng độ ôxy hoà tan:
Yếu tố ôxy hoà tan trong nước biển cũng là một yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tập tính phân bố của cá. Tại vùng biển Bình Thuận, theo các kết quả khảo sát, nghiên cứu về điều kiện tự nhiên vùng biển [22], [24], [33], [36], hiện tượng nước trồi đã ảnh hưởng sâu sắc tới vùng biển, làm thay đổi chế độ nhiệt độ nước biển, tăng cường sản lượng sinh học là thức ăn cho cá,.... Tâm của hoạt động nước trồi thuộc vùng biển từ Phan Rí đến vịnh Phan Rang. Vào mùa nước trồi hoạt động, vùng biển Bình Thuận là nơi tập trung phong phú của nhiều loài cá, đặc biệt là các loài cá nổi.
Tại đợt khảo sát vào tháng 1 và 7/2000, chúng tôi thấy rằng, biên độ dao động của hàm lƣợng ô xy hoà tan tại tầng 20 m của vùng biển Bình Thuận có biên độ dao động không lớn, từ (4,8 5,2) ml/l. Do đó, khả năng sẽ rất khó thấy đƣợc sự khác biệt về sự thay đổi hàm lƣợng ô xy ở tại các vị trí đặt chà gần nhau trên vùng biển. Do vậy, trong khuôn khổ giới hạn của luận án, chúng tôi không khảo sát, xem xét chi tiết ảnh hưởng của yếu tố nồng độ ô xy hoà tan trong nước biển ảnh hưởng đến sự tập trung của cá tại chà.
3.1.1.6. Địa hình và địa chất đáy biển:
Yếu tố địa hình và địa chất đáy biển có ảnh hưởng đến tập tính và sự phân bố của cá. Tại vùng biển Bình Thuận, qua các chương trình nghiên cứu [22], [24], [33], [36] cho thấy, yếu tố địa hình và địa chất đáy biển có sự thay đổi và khác nhau giữa các vị trí trên biển. Trên cơ sở những tổng hợp về ảnh hưởng của yếu tố địa hình địa chất đáy biển đến cá biển nêu tại chương 1, chúng tôi đƣa yếu tố này vào khảo sát, xem xét và phân tích mối quan hệ của chúng.
3.1.1.7. Sinh vật phù du:
Động thực vật phù du thường là thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp của cá.
Những thay đổi về tập tính và phân bố của động thực vật phù du thường có ảnh hưởng rất lớn đến tập tính của các loài cá nổi.
Đối với vùng biển Bình Thuận, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tiến Cảnh và Lê Đức Tố (1990), vùng biển Bình Thuận có đến 230 loài thực vật phù du, trong đó có 170 loài tảo Khuê, 58 loài tảo Giáp, 2 loài tảo Lam và nhiều loài tảo ở vùng biển khơi, đặc biệt có loài Coscinodiscus là thành phần thức ăn phổ biến của cá và nhiều loài hải sản tầng trên. Khối lƣợng thực vật phù du có sự thay đổi lớn trong năm. Cụ thể từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, khối lƣợng rất thấp đạt khoảng 2.105 tb/m3. Từ tháng 5, khối lƣợng thực vật phù du tăng liên tục và đạt giá trị cực đại vào tháng 9 là 5.106 tb/m3. Sau đó giảm rất nhanh xuống giá trị thấp trong tháng 10. Động vật phù du có 212 loài, trong đó chủ yếu là loài giáp xác, đặc biệt loài Copepoda có số lƣợng lớn chiếm tới (6080)% tổng khối lƣợng động vật phù du, sau đó là các loài tôm con Lucifer, Anphipoda, Ostracoda và các ấu trùng giáp xác. Quy luật thay đổi khối lƣợng động vật phù du trong năm cũng giống nhƣ thực vật phù du, giá trị cao nhất đạt từ (75100)mg/m3.
Từ những phân tích và đặc điểm về động thực vật phù du tại vùng biển Bình Thuận nhƣ trên, chúng tôi đƣa yếu tố sinh vật phù du vào khảo sát, phân tích chi tiết ảnh hưởng của chúng đến sự tập trung của cá tại chà.
3.1.1.8. Sinh vật đáy:
Sinh vật đáy ảnh hưởng đến cá biển thường thông qua con đường thức ăn. Tại vùng biển Bình Thuận, đối tƣợng khai thác của nghề vây kết hợp chà tại bao gồm chủ yếu là những loài cá nổi, do vậy khả năng ảnh hưởng của sinh vật đáy đến sự tập trung của cá tại chà là ít. Trong khuôn khổ giới hạn của luận án, chúng tôi không xem xét khảo sát chi tiết yếu tố này.
3.1.2. Các yếu tố về đặc điểm cấu trúc chà:
Ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm cấu trúc chà đến sự tập trung của đối tượng đánh bắt quanh chà về bản chất cũng là ảnh hưởng của nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường vùng biển tác động đến cá như đã đề cập, phân tích ở phần trên. Tuy nhiên, ảnh hưởng này mang tính cục bộ ngay tại khu vực biển xung quanh vị trí thả chà. Nguyên nhân do khi thả chà sẽ tạo ra môi trường biển xung quanh có thay đổi và tác động đến tập tính, phản ứng của cá trong vùng. Những thay đổi đó có thể là thay đổi của dòng chảy, ánh sáng, thức ăn,....của môi trường nước ngay tại vị trí đặt chà. Chính vì vậy, khi xem xét ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự tập trung của cá tại chà thì ngoài việc xem xét phân tích ảnh hưởng của các yêu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường vùng biển đến việc phân bố, tập trung của cá trong vùng, còn phải quan tâm đến những thay đổi cục bộ của môi trường biển ngay tại vị trí thả chà.
Qua thực tế sản xuất, người ta nhận biết rằng, cá thường tập trung đến chà, nhƣng nguyên nhân và bản chất của hiện tƣợng còn nhiều điều chƣa được nghiên cứu sáng tỏ. Một số người cho rằng, các loài cá nhỏ tìm đến chà trước tiên để tìm kiếm thức ăn là sinh vật nổi, sau đó cá lớn đến chà để ăn cá nhỏ. Một số khác lại cho rằng, các loài cá lớn thích đến chà hoặc các vật thể nổi khác để núp bóng râm. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là tại chà có đƣợc những điều kiện thuận lợi về thức ăn và nơi ẩn nấp đối với cá lớn và ấu trùng cá [50].
Qua quan sát, người ta cũng thấy được rằng, cá không ở gần chà trong suốt mọi thời điểm trong ngày, nó bỏ đi trong ngày và thường quay trở lại chà vào khoảng thời gian lúc mặt trời lặn và mọc. Một số quan sát khác cho thấy, một đàn cá trên đường di chuyển, khi thấy chà chúng có thể tìm đến ở đó vài ngày, vài tuần và có thể là cả tháng trước khi bỏ đi [50].
Với những nhận định như trên, ảnh hưởng của các yếu tố về đặc điểm cấu trúc chà đến sự tập trung của cá đƣợc luận án đƣa vào khảo sát, phân tích chi tiết bao gồm một số yếu tố sau:
3.1.2.1. Ảnh hưởng của quy mô chà:
Quy mô chà đƣợc hiểu là mức độ to, nhỏ của chà khi đƣợc lắp đặt trên biển. Thực tế trong quá trình sử dụng chà để khai thác cá, quy mô chà có thể thay đổi thông qua một số yếu tố tác động khác nhƣ: Mức độ bổ sung (dặm) chà trong năm, thời gian sử dụng vị trí thả chà,...
Khi chà thả trên biển tại một vị trí xác định, với quy mô chà khác nhau sẽ tạo ra một số thay đổi khác nhau của môi trường xung quanh chà như:
Thay đổi về dòng chảy, nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn, khả năng ẩn náu bảo vệ,...
Những thay đổi này khả năng sẽ tác động đến tập tính, phản ứng của cá trong vùng nước xung quanh chà và hình thành nên sự phân bố tập trung của cá khác nhau tại chà.
Đối với dòng chảy: Dưới tác dụng của dòng chảy trên biển sẽ tạo cho khu vực nước xung quanh chà có những thay đổi về hướng và tốc độ của dòng chảy. Chà có quy mô càng lớn, càng tạo nhiều lực cản dòng chảy và sẽ hình thành vùng xoáy cục bộ càng lớn tại chà. Điều này có thể tạo cho cá có cảm giác nhƣ đang ở tại các vùng xoáy, hoặc ranh giới của các dòng chảy trong vùng nước tự nhiên, (như đã phân tích ở phần ảnh hưởng của dòng chảy đến cá) là nơi thoả mãn tốt nhu cầu sống của chúng để chúng tập trung cƣ trú.
Đối với nhiệt độ và ánh sáng: Rõ ràng quy mô của chà càng lớn sẽ tạo ra vùng nước có bóng râm càng nhiều, đặc biệt đối với vùng nước nông thì sẽ làm thay đổi cả chế độ chiếu sáng của ánh nắng mặt trời và nhiệt độ nước dưới những bóng râm hoặc hang, hốc đá dưới đáy tại nơi thả chà. Như vậy khả năng sẽ tác động đến sự phân bố tập trung của cá quanh chà.
Đối với thức ăn: Nhƣ đã đề cập ở phần dòng chảy, chính vì có sự thay đổi của dòng chảy tại vị trí đặt chà nên khả năng các phù du sinh vật sẽ tập trung phân bố nhiều tại đây và là thức ăn để hấp dẫn các loài cá đến tập trung tại chà. Mặt khác, do chà cấu tạo bởi các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, nhân tạo được lắp đặt trôi nổi trong môi trường nước nên sẽ là điều kiện tốt để các vi sinh vật bám vào sinh sống. Các vi sinh vật này sẽ là nguồn thức ăn cho cá nên làm tăng khả năng thu hút sự tập trung của cá đến chà.
Nơi ẩn náu bảo vệ: Một điều rõ ràng là khi chà đƣợc thả trong môi trường biển thì tại vị trí thả chà sẽ là nơi thuận lợi để cá có thể ẩn náu bảo vệ khỏi vật dữ.
Đối với chà cố định đƣợc ngƣ dân sử dụng tại vùng biển Bình Thuận, yếu tố quy mô chà có thể đƣợc đặc trƣng thông qua 3 yêu tố sau: Số lƣợng tàu dừa dùng để làm chà, mức độ bổ sung chà trong một khoảng thời gian xác định và thời gian sử dụng vị trí thả chà.
3.1.2.2. Ảnh hưởng vật liệu làm chà:
Vật liệu làm chà sẽ quyết định đến màu sắc, hình dáng, mức độ khuyếch tán mùi vật liệu ra môi trường nước và khả năng bám, phát triển của vi sinh vật trên các bộ phận của chà. Do vậy, vật liệu làm chà khả năng sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung của cá quanh chà. Thực tế nghiên cứu phát triển, sử dụng chà trên thế giới và ở Việt Nam, người ta thường quan tâm đến yếu tố vật liệu làm chà để làm sao vừa thu hút đƣợc nhiều cá, vừa mang tính kinh tế cao cũng như khả năng chịu đựng được của chúng trong môi trường khắc nghiệt trên biển.