Ở Việt Nam, việc sử dụng chà để khai thác đã đƣợc ngƣ dân sử dụng cách đây khá lâu. Những địa phương có tàu thuyền sử dụng chà để khai thác cá là: Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre,....Trong đó, Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu là 2 địa phương có ngư dân sử dụng chà để khai thác cá nhiều nhất [11], [23], [33].
Chà sử dụng trong khai thác cá ở Việt Nam thuộc kiểu chà truyền thống thả ở vùng nước nông gần bờ để thu hút các loài cá nổi có kích thước nhỏ (chà cố định dạng dây). Độ sâu thả chà thường không quá 60 m nước. Chà đƣợc làm từ các vật liệu tự nhiên sẵn có nhƣ: Tre, đá, lá dừa,...Thời gian tồn tại của chà trên biển khá ngắn, thông thường là dưới 3 tháng, sau thời gian này nếu muốn khai thác tiếp cần thiết phải bổ sung chà (ngƣ dân gọi là dặm chà). Tuỳ thuộc thói quen, tập quán, kinh nghiệm khai thác của từng cá nhân ở từng vùng mà cách bố trí cấu tạo chà có khác nhau, nhƣng nhìn chung về cơ bản đều là chà cố định dạng dây.
Các nghề khai thác sử dụng chà bao gồm: Nghề câu, nghề mành, và nghề vây rút chì. Tàu thuyền nghề câu thường có kích thước nhỏ, công suất máy chính nhỏ hơn 20 cv, hoạt động chủ yếu ở vùng nước gần bờ và đi về trong ngày. Tàu nghề mành có kích thước lớn hơn nghề câu nhưng công suất máy chính thường cũng nhỏ hơn 90 cv. Đối với nghề vây rút chì, tàu thuyền sử dụng có kích thước lớn hơn, hiện nay thuyền nghề vây của ngư dân đã đạt đến 650 CV.
Cho đến nay, việc nghiên cứu cải tiến sử dụng chà trong khai thác cá tại Việt Nam đƣợc thực hiện chủ yếu bởi ngƣ dân. Thông qua nhu cầu thực tiễn sản xuất, ngƣ dân tự tìm hiểu áp dụng và cải tiến chà cho phù hợp với điều kiện sản xuất. Các hoạt động nghiên cứu phát triển ứng dụng chà trong nghề
cá của Việt Nam ít đƣợc biết đến và chỉ mới đề cập trong thời gian gần đây.
Một số hoạt động nghiên cứu tiêu biểu có thể nêu ra là:
Năm 1999 – 2000, tác giả Nguyễn Văn Động Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang đã chủ trì thực hiện Đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng chà di động cho nghề lưới vây xa bờ khai thác cá ngừ tại Việt Nam”. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu thiết kế, thi công và khai thác thử nghiệm một số mẫu chà nổi di động để khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây tại vùng biển Đông Nam Bộ.
Năm 2002 – 2003, tác giả Nguyễn Long Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng đã chủ trì thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây khơi”. Quá trình triển khai đề tài đã thực hiện thử nghiệm 5 mẫu chà: Chà bè tre nổi, chà bè tre chìm, chà dù, chà dây, chà di động để khai thác cá ngừ bằng nghề vây tại khu vực vùng biển Đông – Tây Nam bộ.
Kết quả việc thử nghiệm các mẫu chà để khai thác đối tƣợng cá ngừ bằng nghề vây khơi trong 2 đề tài trên là rất khả quan, mở ra hướng mới cho đội tàu vây khơi tiến ra khai thác hiệu quả đối tƣợng cá ngừ đang có giá trị kinh tế cao trên thị trường. Tuy nhiên tình trạng mất chà đã diễn ra khá phổ biến nên làm hạn chế kết quả nghiên cứu thử nghiệm.
Tại Bình Thuận, việc sử dụng chà trong khai thác cá đã xuất hiện khá lâu và đƣợc dùng phổ biến cho đến ngày nay. Sản lƣợng khai thác cá nổi hàng năm của tỉnh đƣợc quyết định bởi các nghề khai thác có sử dụng chà, trong đó nghề vây là nghề chủ lực. Chính vì vậy, chà có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển nghề cá tại địa phương và được chính quyền, ngư dân quan tâm phát triển. Tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VI năm 1996 đã ban hành Nghị quyết về phát triển nghề chà truyền thống của tỉnh. Theo đó Uỷ ban nhân tỉnh và ngành Thuỷ sản tại địa phương đã triển khai nhiều biện pháp để phát triển nghề chà: Năm 1997, triển khai quy hoạch vùng thả chà khai
thác cá; thực hiện chính sách miễn giảm 30 % thuế nghề cá cho các thuyền có tham gia thả chà;...Năm 2003, thực hiện khảo sát điều chỉnh lại vùng quy hoạch thả chà cho phù hợp với những thay đổi của điều kiện sản xuất tại vùng biển.
Bên cạnh đó, để góp phần thúc đẩy nghề khai thác sử dụng chà tại địa phương phát triển, năm 2000 tác giả luận án đã chủ trì thực hiện đề tài cấp tỉnh về nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến sản lượng cá khai thác tại chà ở vùng biển Bình Thuận nhằm nâng cao hiệu quả khai thác.
Đề tài bước đầu đã rút ra một số kết luận quan trọng trong việc sử dụng chà, tạo cơ sở phục vụ công tác quản lý, phát triển nghề chà tại địa phương.
Có thể nói rằng, Bình Thuận được xem là địa phương tiêu biểu về sử dụng chà trong khai thác cá của Việt Nam. Nghiên cứu tình hình sử dụng chà trong khai thác cá tại Bình Thuận có thể phản ánh đƣợc những nét chung nhất về đặc điểm cấu tạo của chà, kỹ thuật sử dụng chà trong khai thác cá của các địa phương khác của Việt Nam .
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo chà:
Tại Bình Thuận, tất cả chà sử dụng đều là loại chà cố định dạng dây giống như loại chà truyền thống của các nước trên thế giới. Phần nổi của chà chủ yếu làm từ tre. Người ta thường sử dụng từ (3 5) cây tre dài (10 16) m kết lại thành bó, tại mỗi gốc tre có tạo lỗ để buộc các gốc lại với nhau và tạo khuyết bằng dây thừng để liên kết với dây liên kết. Phần ngọn bó tre buộc tấm vải làm cờ để dễ nhận dạng vị trí chà. Để thể hiện tàu chủ sở hữu cây chà, người ta thường ghi số đăng ký tàu lên cờ chà hoặc sơn lên thân bó tre.
Phần neo làm bằng các vật liệu nặng như: Neo, đá,.... Thông thường sử dụng (2 3) sọt đá. Trọng lƣợng mỗi sọt đá khoảng từ (300 400) kg. Sọt đá được làm từ dây sóng lá hoặc lốp xe đạp cũ bện lại thành sọt. Đôi khi, người ta cũng dùng thùng phuy cũ đổ đầy bê tông để làm neo.
Phần liên kết thường dùng bằng dây thừng, dây cáp. Dây liên kết thường được sử dụng là loại dây PE có = (16 20) mm. Chiều dài của dây tuỳ thuộc vào độ sâu nơi thả chà. Theo kinh nghiệm của ngƣ dân Bình Thuận, dây liên kết có chiều dài lớn hơn độ sâu nơi thả chà từ (10 15) m. Số lƣợng dây liên kết tuỳ thuộc thói quen của từng người, thường sử dụng từ 1 đến 2 dây.
Bộ phận quyến rũ cá làm từ lá dừa, lưới cũ. Thông thường mỗi cây chà sử dụng từ (100 500) tàu dừa buộc đều từ gần đáy đến mặt nước theo dọc chiều dài của dây liên kết để tạo bóng râm. Khoảng cách mỗi tàu dừa buộc vào dây liên kết từ (0,2 0,7) m. Để tăng tính hấp dẫn cá đến tập trung tại chà, một số người còn sử dụng những bụi me, bụi dứa, xác tàu cũ, xà lan cũ,...thả xuống tại gốc chà.
1.2.2. Vùng phân bố:
Vùng biển thả chà tỉnh Bình Thuận có độ sâu chủ yếu từ (1555) m, trải dài dọc theo bờ biển của tỉnh. Trong vùng thả chà, mật độ chà phân bố giảm dần theo hướng từ Bắc xuống Nam. Đối với chà của nghề vây rút chì, độ sâu thả chà lớn hơn so với các nghề khác (tập trung chủ yếu ở độ sâu (2545) m). Một số ít thuyền nghề vây có công suất lớn hoạt động xa bờ đã thả chà ở độ sâu lên đến 70 m nước hoặc cao hơn (Khu vực phía Nam đảo Phú Quý và các gò nổi ở Trường Sa).
Phân bố vị trí thả chà tại vùng biển Bình Thuận năm 2003 đƣợc thể hiện như hình 1.3. Qua đó cho thấy, việc thả chà khai thác cá thường phân bố tập trung theo từng khu vực mà không rải đều trên toàn bộ vùng biển. Trong từng khu vực thả chà tập trung, thường bao gồm những chà của cùng một địa phương nghề cá (xã, phường) để thuận tiện trong việc bảo vệ và hỗ trợ nhau trong quá trình khai thác. Chính vì vậy đã xuất hiện những tên gọi vùng chà
trùng với tên địa phương có nghề khai thác của tỉnh như vùng chà Phan Rí, vùng chà Thanh Hải, vùng chà Phú Hài, ....
Qua số liệu điều tra khảo sát năm 2003 cho thấy, tỷ lệ phân bố chà theo độ sâu tại vùng biển nhƣ sau:
Vùng chà có độ sâu dưới 20 m nước chiếm tỷ lệ 10,3 % Vùng chà có độ sâu từ (2030)m nước chiếm tỷ lệ 37,1 %.
Vùng chà có độ sâu từ (3140)m nước chiếm tỷ lệ 27,2 %.
Vùng chà có độ sâu trên 40 m nước chiếm tỷ lệ 25,4 %.
Kết quả khảo sát năm 2003 cũng chỉ ra rằng, so với kết quả khảo sát năm 1998 – 1999 thì xu hướng biến động vùng thả chà tại vùng biển của tỉnh giảm dần số lượng chà ở vùng có độ sâu dưới 30 m và tăng dần ở vùng có độ sâu từ 30 m trở lên với tỷ lệ tăng giảm 18,8 %.
Hình 1.3: Phân bố 555 vị trí đặt chà tại vùng biển Bình Thuận năm 2003
11o 20'
N
11o 00'
10o 40'
10o 20'
10o 00'
9o 40' N
107 40'Eo 108 00'o 108 20'o 108 40'o 109 00'Eo
M. Cà Ná Cà Ná
M.Sừng Trâu Vĩnh Hảo
Tuy Phong Hòn Lao M. La Gàn Phan Rí
Mũi Gió Muõi Rom Muõi Neù PHAN THIEÁT
M. Kê Gà Hàm Tân
Đảo Phú Quý
0 10 20
Kiloâmeùt
BIEÅN ẹOÂNG TỈNH BÌNH THUẬN
Bạch Hổ - Rồng
Mỏ Hồng Ngọc
Mỏ Rạng Đông Mỏ Sư Tử Đen
Trong những năm gần đây, hoạt động thăm dò dầu khí đã diễn ra khá mạnh ở khu vực vùng biển phía Nam của tỉnh nên tại vùng này hoạt động thả chà và khai thác cá của ngư dân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Liên tục trong nhiều năm liền, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí đã cắt bỏ đi từ (100200) chà của ngƣ dân mỗi năm trên vùng biển Bình Thuận. Do vậy, hiện nay còn rất ít chà đang đƣợc ngƣ dân sử dụng để khai thác cá tại khu vực vùng biển phía Nam.
1.2.3. Nghề khai thác:
Các nghề khai thác có sử dụng chà tại Bình Thuận bao gồm nghề mành chà, mành đèn và vây rút chì. Ngoài ra hình thức câu cũng đƣợc sử dụng tại chà, song hoạt động này chủ yếu do các thuyền viên trên các tàu nghề mành, nghề vây tranh thủ câu thêm khi nghỉ ngơi hoặc do một ít các thuyền công suất nhỏ hoạt động gần bờ sử dụng.
Nghề mành là nghề khai thác đàn cá nổi bằng cách kết hợp với các tác nhân khác như chà, ánh sáng để tập trung, thu hút cá vào vùng có đặt lưới sẵn.
Khi cá tập trung vào vùng tác dụng của lưới, người ta nâng lưới lên để thu cá.
Nếu nghề mành sử dụng chà để tập trung cá, người ta gọi là nghề mành chà. Ngược lại nếu sử dụng ánh sáng để tập trung cá, người ta gọi là nghề mành đèn. Hoạt động khai thác của nghề mành chà diễn ra vào ban ngày, còn hoạt động khai thác của nghề mành đèn diễn ra vào ban đêm. Hiện nay, tại Bình Thuận, đa số người ta đang sử dụng kết hợp cả 2 hình thức dùng đèn và dùng chà để tập trung cá.
Tàu thuyền và ngƣ cụ khai thác của nghề mành chà và mành đèn khá giống nhau. Tàu khai thác thường có công suất máy <74 cv. Ngư trường hoạt động ở gần bờ có độ sâu < 35 m. Các đối tƣợng khai thác chủ yếu là cá Nục, Chỉ vàng, Ngân, Bạc má, Mực,... . Số lao động trên thuyền thường từ 9 - 13
người. Thời gian chuyến biển từ 1- 5 ngày tùy thuộc vào ngư trường khai thác, thông thường là đi về trong ngày vào mùa vụ chính.
Tàu thuyền khai thác nghề vây của Bình Thuận thường có công suất máy nằm trong khoảng (45450) CV. Lưới có chiều dài L = (600 1200) m, chiều cao H = (70140) m. Vật liệu áo lưới chủ yếu là nilon (PA). Độ thô chỉ lưới giảm dần từ tùng đến cánh. Kích thước mắt lưới được sử dụng khá đồng nhất trong từng bộ phận của vàng lưới và tăng dần từ tùng đến cánh với a = (1150) mm.
Ngư trường hoạt động của nghề vây thường ở độ sâu từ (2060) m. Để nâng cao hiệu quả khai thác của nghề vây rút chì, người ta dùng chà kết hợp với chong đèn để khai thác cá. Trung bình, mỗi thuyền nghề vây rút chì thả từ (25) chà để tập trung các đàn cá.
1.2.4. Mùa vụ và thành phần đối tượng khai thác:
Nghề khai thác cá có sử dụng chà chủ yếu hoạt động vào mùa gió Tây Nam trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Trong đó hoạt động mạnh nhất là vào các tháng 7 - 9 khi mà các đàn cá nổi có xu hướng tiến vào sát bờ. Vào mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, các tàu khai thác có sử dụng chà hoạt động hạn chế do thời tiết xấu và biển động. Các thuyền có công suất lớn thường chuyển sang ngư trường Vũng Tàu, Côn Sơn để khai thác.
Kết quả khảo sát sản lƣợng tàu thuyền khai thác sử dụng chà trong năm 2000 và năm 2003 do tác giả chủ trì thực hiện cho thấy, tỷ lệ cá Nục chiếm khoảng 50 % trong thành phần tổng sản lƣợng khai thác đƣợc, cá Chỉ vàng chiếm 11 %, cá Bạc má 10 %, cá Ngân 10 %, cá Chim 3 %, Mực 3 %, các loài khác 13 %.
1.2.5. Kỹ thuật thả chà và khai thác cá:
* Kỹ thuật thả chà:
Thông thường người ta tiến hành thi công trước một số bộ phận của cây chà ở trên bờ hoặc kết hợp làm trong lúc tàu hành trình đến ngư trường nhƣ: đan sọt đựng đá, hoàn chỉnh các lỗ, khuyết để buộc các cây tre, đánh dấu số đăng ký tàu trên cây tre để làm dấu thể hiện chủ chà; cắt và liên kết các tàu dừa vào dây chính,....
Khi tàu đến ngư trường, khu vực đặt chà, thuyền trưởng kiểm tra, thăm dò lại các đặc điểm, môi trường vùng biển như đã dự kiến trước bằng các thiết bị nhƣ máy dò, thả dây dọi, câu,....
Khi xác định đƣợc vị trí phù hợp, tiến hành thả chà. Thời điểm thả chà phải chọn sao cho càng ít sóng gió càng tốt, nhằm đánh dấu càng chính xác vị trí đặt chà và thuận lợi trong thao tác thả. Trình tự thả chà: Thả tre trước, đến dây lá dừa, cuối cùng là sọt đá.
* Kỹ thuật khai thác:
Kỹ thuật khai thác của nghề mành khá đơn giản. Khi quan sát thấy cá tập trung quanh chà hay nguồn sáng thì thuyền trưởng quyết định thả lưới. Dưới tác dụng của dòng chảy và neo, lưới mành mở ra và tiến hành điều chỉnh lưới nằm đúng vị trí mong muốn. Khi quan sát thấy cá tập trung vào vùng tác dụng của lưới thì giật chốt cho lưới nổi lên để bao vây đàn cá, sau đó thu lưới bắt cá. Lưới của nghề mành chà nhỏ hơn nghề mành đèn. Nghề mành chà có thể khai thác nhiều mẻ trong ngày, nghề mành đèn khai thác từ 1 -2 mẻ trong một đêm.
Kỹ thuật khai thác cá nghề vây sử dụng chà cũng giống nhƣ kỹ thuật khai thác cá bằng lưới vây kết hợp ánh sáng và lưới vây thông thường. Khi đã xác định được chà để khai thác, người ta neo thuyền ở vị trí ngang chà chờ đến tối thì mở đèn tập trung cá. Sau khi mở đèn (12) giờ, nếu thấy cá tập trung quanh vùng sáng nhiều thì tiến hành thả lưới, ngược lại, tiếp tục chong đèn tập trung cá. Trước khi thả lưới người ta dồn cá lại một cụm bằng kỹ
thuật tắt dần đèn trên tàu và dùng bè đèn dẫn cá đến vị trí mong muốn. Thông thường, khi bè đèn cách tàu (4050)m ở vị trí cuối nước, cuối gió so với tàu, thuyền trưởng quyết định thả lưới. Điểm thả lưới căn cứ theo gió, nước, bán kính quay trở của tàu để sao cho không gây sự cố cho lưới và bảo đảm vòng quay có diện tích lớn nhất, vừa hết lưới thì cũng hết vòng quay. Trình tự thả lưới: Thả phao tiêu đầu tùng tùng thân cánh dây kéo đầu cánh.
Sau đó tiến hành quá trình thu lưới. Việc thu lưới có thể thực hiện thu dây giềng rút trước rồi đến thu lưới hoặc thu đồng thời cả hai. Quá trình thu lưới ngƣợc với quá trình thả.
Thông thường khi có cá, mỗi đêm người ta thả một đến hai mẻ lưới.
Trong quá trình thu lưới, lấy cá, nếu thấy cá tập trung quanh tàu thì tiếp tục thắp đèn thu hút cá, nếu không có thì chạy tàu đến vị trí khác để đánh bắt.