1.1. Tình hình nghiên cứu, sử dụng chà trên thế giới
1.1.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng chà để khai thác cá trên thế giới
Nhìn chung những nghiên cứu, sử dụng về chà tập trung theo hai hướng sau:
- Hướng thứ nhất thuộc dạng nghiên cứu cơ bản về hành vi và đặc điểm sinh học của các loài cá tập trung quanh chà để giải thích lý do tại sao cá bị hấp dẫn bởi chà để từ đó tạo ra chà có những đặc điểm cấu tạo thích hợp.
Theo hướng này các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết, thực tiễn và đã đƣa ra đƣợc nhiều kết quả rất cơ bản phản ánh về mối quan hệ giữa cá với môi trường ngoài.
- Hướng thứ hai thuộc dạng nghiên cứu ứng dụng nhằm thiết kế, cải tiến tìm ra những kiểu chà có các tính năng ƣu việt đáp ứng đƣợc yêu cầu khai thác ở vùng biển khơi nhƣ: Chà thả đƣợc ở độ sâu lớn, có khả năng chịu đựng đƣợc điều kiện sóng gió khắc nghiệt, có thời gian tồn tại lâu, tập trung đƣợc nhiều cá, phù hợp với quy trình kỹ thuật khai thác,…. Theo hướng này, các ngƣ dân cùng với các nhà khoa học bằng kinh nghiệm thực tiễn của sản xuất đã có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật để tạo ra đƣợc những mẫu chà phù hợp với yêu cầu sản xuất thực tế.
1.1.2.1. Mỹ:
Chà đƣợc ngƣ dân sử dụng từ khá lâu, ban đầu là những dạng chà truyền thống sử dụng những vật liệu sẵn có trong tự nhiên. Về sau, đặc biệt khi nghề đánh bắt cá ngừ phát triển thì chà rất đƣợc quan tâm nghiên cứu cải tiến.
Tại vùng Hawaii, vào tháng 5 năm 1977, bộ phận hỗ trợ nghề cá quốc gia đã thiết kế và lắp đặt 6 chà để đánh bắt cá ngừ thử nghiệm. Họ đã thử nghiệm theo 2 kiểu chà nổi khác nhau, trên đó có gắn thiết bị phản sóng ra đa và đèn báo sáng sử dụng pin ắc quy. Chà đƣợc đặt ở độ sâu từ 450 m đến 2200 m, trong khoảng thời gian 20 tháng đã thực sự thu hút hữu hiệu loài cá
ngừ nhỏ ở vùng biển Hawaii. Theo kết quả báo cáo, sản lƣợng đánh bắt cá Ngừ vằn (skipjack) của nghề câu cần và câu ống đạt từ 15,9 tấn đến 193,5 tấn trong một tháng đánh bắt ở quanh chà, có thuyền khai thác đƣợc 27,2 tấn trong vòng 3 ngày khai thác tại vị trí đặt chà. Từ kết quả này đã làm tiền đề để phát triển nhiều chà khác ở vùng Hawaii trong những năm sau đó [49].
Tại vùng Samoa và Trung Mỹ, vào những năm 1979 – 1980, nhiều chà đƣợc bắt đầu lắp đặt để đánh bắt cá ngừ tại vùng biển. Kiểu chà sử dụng về cơ bản giống nhƣ vùng Hawaii và đƣợc đặt ở những nơi có độ sâu từ 100 m đến 2700 m. Thời gian tồn tại của những chà này thường khoảng 12 tháng. Chi phí làm một chà trung bình khoảng 5000 đô la Mỹ [49].
1.1.2.2. Nhật:
Việc dùng chà để khai thác cá đã có từ khá lâu và phổ biến rộng rãi ở vùng biển phía Nam của Nhật Bản. Đến những năm 1980, những kiểu chà chuyên để đánh bắt cá ngừ đƣợc các tổ chức nhƣ: Hokoku Marine Products Company, Japan Marine Fishery Research Center (JAMARC) lắp đặt đánh bắt thử nghiệm tại vùng biển phía Tây Thái Bình Dương ở độ sâu 1000 m đến 2000 m. Họ đã sử dụng 2 tàu lưới vây để đánh bắt thử nghiệm tại vị trí thả chà. Kết quả trong 26 lần khai thác tại chà, họ đã bắt đƣợc 906 tấn cá ngừ các loại (sản lƣợng cá Ngừ vằn chiếm 68,1%, cá Ngừ vây vàng 28,8 %, cá Ngừ mắt to 3 % và các loại cá khác 0,1 %). Cá biệt có mẻ lưới đã thu được 110 tấn. Từ những thành công này, họ đã ứng dụng mở rộng phạm vi đánh bắt cho những tàu lưới vây tại vùng biển Ấn Độ Dương [49].
Theo báo cáo của F.Simard (1990), giai đoạn từ năm 1975–1990 tại vùng biển Kuroshio của Nhật, nhiều hoạt động nghiên cứu về chà nổi đã đƣợc thử nghiệm nhằm đánh giá, phát triển những kiểu chà nổi mới thay thế kiểu chà bè tre truyền thống. Các kết quả thử nghiệm đã phản ánh đƣợc một số các đặc trƣng về sinh học và kỹ thuật của chà nhƣ: Thành phần tỷ lệ các loài cá bị
hấp dẫn đối với từng kiểu chà; ảnh hưởng của độ sâu và khoảng cách từ vị trí thả chà đến bờ; kích cỡ loài cá bị hấp dẫn; bán kính hấp dẫn cá của các loại chà; các thông số về vật liệu và độ bền của từng vật liệu sử dụng làm chà; quy mô của từng loại chà;... [67].
Hiện nay, tại một số vùng của Nhật, việc ứng dụng chà trong nghề cá giải trí cũng rất đƣợc quan tâm phát triển [49], [52], [59].
1.1.2.3. Úc:
Tại Úc, việc ứng dụng, cải tiến, thử nghiệm chà cho hoạt động đánh bắt cá ngừ cũng đƣợc xúc tiến. Vào cuối năm 1981, tại vùng biển phía Nam và Tây Úc, người ta đã triển khai thử nghiệm với 3 đơn vị chà được cải tiến từ kiểu chà ở vùng Hawaii. Trong một năm khai thác thử nghiệm tại 3 chà đã bắt được xấp xỉ 400 tấn cá ngừ. Những kiểu chà khác cũng được người Úc quan tâm thử nghiệm tại các vùng biển Sydney, Tasmanian,...[49].
1.1.2.4. Pô-li-nê-xia thuộc Pháp:
Theo Chabanne (1990), năm 1979 tại vùng Pô-li-nê-xia chính quyền địa phương đã triển khai dự án phát triển chà đánh bắt cá ngừ cho các thuyền nhỏ (chiều dài thuyền nhỏ hơn 12 m) hoạt động nghề câu cần và câu ống trong vùng. Số lƣợng chà đƣợc lắp đặt trong suốt 9 năm thực hiện dự án (từ năm 1981 đến năm 1989) là 113 chà ở độ sâu từ 620 m đến 1500 m. Quá trình thực hiện dự án đã phổ biến, phát triển kiểu chà mới cho ngƣ dân trong vùng áp dụng để nâng cao sản lƣợng khai thác. Qua triển khai dự án cũng đã rút ra đƣợc một số kết luận quan trọng trong công tác nghiên cứu ứng dụng chà tại vùng Pô-li-nê-xia nhƣ: đặc điểm phân bố cá trong khu vực thả chà; khoảng cách ảnh hưởng thu hút cá của chà; mức độ tập trung của cá theo mùa, theo thời gian trong ngày;...[47].
1.1.2.5. Phi-líp-pin:
Theo Aprieto (1990), tại Phi-líp-pin, chà đƣợc ngƣ dân sử dụng để đánh bắt cá từ trước những năm chiến tranh thế giới thứ 2 tại các vùng:
Cavite, Batangas, Mindoro. Ban đầu người ta làm chà đơn giản bằng cách dùng các vật liệu tự nhiên sẵn có nhƣ tre, lá dừa, đá,...về sau, dần dần phát triển thành bè tre và cải tiến theo nhiều kiểu chà khác nhau. Các nghề khai thác sử dụng chà chủ yếu bao gồm nghề câu tay, câu ống và nghề vây [42].
Chà ở vùng nước sâu tại Phi-líp-pin được quan tâm phát triển từ những năm 1976, khi nghề khai thác cá ngừ phát triển mạnh. Kiểu chà đƣợc sử dụng phổ biến có dạng bè nổi gồm 1 hoặc 2 lớp tre với chiều rộng từ (2 4)m, trên mỗi lớp có khoảng 15 cây tre dài (10 15)m đƣợc liên kết với nhau. Bộ phận neo thường được làm từ những thùng dầu cũ đổ đầy đá hoặc bê tông có trọng lƣợng trung bình khoảng 500 kg/thùng. Số lƣợng thùng tuỳ thuộc vào độ sâu của vùng nước thả chà, trung bình sử dụng 3 đến 4 thùng dầu cũ cho 1 chà thả ở độ sâu (1500 2200) m và 5 đến 6 thùng cho độ sâu lớn hơn. Trong điều kiện bình thường (không có bão tố, trộm cắp), thời gian tồn tại của chà trên biển lâu nhất là 6 tháng [42], [57].
Theo Shomura và Matsumoto (1982), chà sử dụng trong nghề lưới vây đƣợc xem là nguyên nhân chính cho sự gia tăng nhanh chóng sản lƣợng khai thác cá ngừ ở Phi-líp-pin. Từ chỗ năm 1972 (khi chƣa áp dụng chà để khai thác cá ngừ), sản lƣợng khai thác cá ngừ ở Phi-líp-pin là 10.000 tấn thì đến những năm sau đó khi sử dụng chà, sản lƣợng đã tăng lên 125.000 tấn và đến năm 1988, sản lƣợng khai thác đã đạt 279.641 tấn. Nhờ có sử dụng chà mà sản lƣợng đánh bắt cá ngừ của một tàu nghề vây có thể lên đến 200 tấn ở tại 1 vị trí thả chà [42], [49], [57].
Theo Aprieto (1988), tại Phi-líp-pin có khoảng 3000 chà đƣợc sử dụng để khai thác cá tại vịnh Moro, phía Tây và Đông Sulu, vùng Visayan, Bohol, Batangas, Tây Bắc Luzon [42]; [57].
1.1.2.6. Xri-lan-ca:
Tại Xri-lan-ca, chà cũng là công cụ truyền thống đƣợc ngƣ dân sử dụng để đánh bắt cá từ rất lâu. Tuy nhiên, những kinh nghiệm về sử dụng chà của ngƣ dân thực sự đƣợc nâng cao và mang lại hiệu quả rõ rệt chỉ vào những năm 1980, khi những kiểu chà hiện đại đƣợc du nhập vào Xri-lan-ca và phát huy tác dụng. Theo báo cáo của tác giả Atapattu (1990), đầu tiên vào những năm 1970 thử nghiệm chà tầng đáy (rạn nhân tạo) đƣợc triển khai tại vùng Colombo. Tuy nhiên quá trình thử nghiệm không mang lại kết quả do dòng chảy cuốn trôi các cấu trúc mà họ đã thả xuống biển. Đến năm 1981, một dự án khác về chà đã đƣợc triển khai tại vùng biển Maldives. Nhiều chà đƣợc lắp đặt thử nghiệm trong giai đoạn 1982-1986 và đã mang lại kết quả cao, nhờ đó đã kích thích, mở rộng ứng dụng chà trong khai thác cá tại Xri-lan-ca. Bốn kiểu chà đƣợc thiết kế thử nghiệm chính ở Xri-lan-ca là: Kiểu chà sử dụng lốp xe tải, kiểu chà bè tre, kiểu chà bè gỗ và kiểu chà sử dụng thùng dầu cũ.
Trong 4 kiểu thử nghiệm, kiểu bè tre đƣợc đánh giá có cấu tạo đơn giản, dễ làm, chi phí thấp và cho sản lƣợng khai thác cao nhất. Các nghề khai thác sử dụng chà chính ở Xri-lan-ca gồm nghề câu cần, câu ống, lưới mành [43].
1.1.2.7. In-đô-nê-xia:
Theo Reuter (1938), chà đƣợc ngƣ dân ở In-đô-nê-xia sử dụng từ khá lâu, đặc biệt phổ biến ở phía Bắc vùng Java. Những cấu trúc chà đầu tiên đƣợc ngƣ dân sử dụng bao gồm một phao nổi bằng tre, một dây neo làm bằng sợi tự nhiên, một neo gỗ và những lá dừa đƣợc kết vào dây neo để làm bộ phận hấp dẫn cá. Cấu trúc chà này chủ yếu đánh bắt các loài cá nhỏ. Để thu hút các loài cá ngừ, ngƣ dân của vùng Mamuju ở miền Nam Celebes đã cải tiến chà có dạng bè tre và sử dụng dây mây làm dây neo.
Các kiểu chà hiện đại chỉ mới đƣợc bắt đầu đƣa vào thử nghiệm từ năm 1980 bởi Viện nghiên cứu nghề cá và các công ty khai thác cá. Điển hình,
năm 1980 Công ty Usaha Mina đã bắt đầu đƣa vào thử nghiệm một số chà tại vùng nước Irian Jaya thuộc tỉnh Sorong. Bốn năm sau đó, công ty tiếp tục triển khai nhiều chà khác để khai thác các loài cá ngừ. Trong vòng 5 năm (1984 – 1988), riêng công ty Usaha Mina đã thả tổng cộng 296 chà để khai thác cá tại vùng Irian Jaya và đã khai thác đƣợc 6.870,65 tấn cá. Số lƣợng chà do Công ty thả ra và bị mất là khá lớn, trong số 196 chà đƣợc thả trong 2 năm 1988 – 1990 thì đã có 106 chà đã bị mất [49].
Tại vùng nước phía Đông của tỉnh Java, Viện nghiên cứu nghề cá cũng đã tiến hành thử nghiệm dùng chà để khai thác cá ngừ vằn. Tuy nhiên các chà chỉ tồn tại trong vòng một tuần nên không thu đƣợc thông tin về kết quả khai thác [49].
Năm 1990, trường Đại học Nông nghiệp Bogor đã thử nghiệm một chà tại vịnh Pelabuhan Ratu thuộc phía Tây tỉnh Java ở độ sâu 850 m. Sau 3 tháng, người ta đã khai thác được 6.656,5 kg cá ngừ vây vàng. Thời gian tồn tại của chà này đƣợc 6 tháng thì bị mất [49].
Trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1990, tổng cộng có 405 chà đã đƣợc thử nghiệm ở In-đô-nê-xia để khai thác các loài các ngừ. Tỷ lệ chà bị mất chiếm khoảng 53 %. Thời gian chà tồn tại từ vài tuần đến vài tháng, tối đa không quá 2 năm [49], [53].
Theo báo cáo của Daniel Rudolf Monitja, tại In-đô-nê-xia ngoài các nghiên cứu thử nghiệm về kỹ thuật của chà nhƣ: Vật liệu, cấu trúc của chà nổi,... các yếu tố về sinh học cũng đƣợc quan tâm khảo sát nhƣ: Thành phần và kích cỡ các loài cá tập trung quanh chà; sự thay đổi về sản lƣợng và kích cỡ cá đánh bắt ở các khoảng cách so với vị trí thả chà; sự thay đổi của sản lƣợng đánh bắt theo các thời điểm khác nhau trong ngày;....Những kết quả thử nghiệm chà ở In-đô-nê-xia đã mang lại thành công đáng kể cho nghề khai thác cá ngừ thương mại ở nước này [49], [53].