Trẻ em thời đại ngày nay

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học sinh tiểu học (Trang 41 - 44)

Chương II: Hoạt động - giao tiếp - nhân cách

I. Trẻ em thời đại ngày nay

Cách đây năm thế kỷ, con ng−ời tìm ra châu Mỹ. Thế kỷ XX, tâm lý học mới phát hiện ra trẻ em mặc dù muôn đời nay chúng ta tiếp xúc với trẻ em. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, tâm lý học lần đầu tiên lấy trẻ em bình thường làm đối tượng nghiên cứu. Sau bước ngoặt đó, tâm lý học sư phạm mới bắt đầu lấy trẻ em đang học ở trường phổ thông làm đối tượng nghiên cứu theo cung cách trong “phòng thí nghiệm”. Những thành tựu của tâm lý học đã khẳng định:

- Trẻ em không phải là ng−ời lớn thu nhỏ lại, mà trẻ em là trẻ em.

- Trẻ em là con đẻ của thời đại.

Trẻ em hiện đại thể hiện sự thu gọn sự phát triển lịch sử từ trước đến nay. Trẻ em có quy luật phát triển riêng trong những điều kiện xã hội - lịch sử nhất định, nhờ tác động của giáo dục và bằng giáo dục.

- Khả năng bỏ ngỏ của trẻ em (học sinh) còn lớn hơn những gì thực có của ng−ời lớn.

Do đó, định nghĩa trẻ em, phán xét trẻ em thông qua người lớn là phương pháp tư duy sai lầm trong lý luận giáo dục hiện đại. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ em đã là con người 100%

và là thành viên của xã hội. Chúng phải đ−ợc nuôi dạy theo kiểu ng−ời. Thời xa x−a, trẻ em rất bé

đã phải kiếm sống bằng lao động, còn kiểu chăm sóc của cha mẹ đối với con cái chỉ là “trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Ngày nay, khi xã hội càng văn minh thì con người càng quan tâm đến trẻ em.

Việc dạy dỗ trẻ em không còn bó hẹp trong gia đình nữa mà đã mở rộng ra ngoài xã hội. Trong thực tiễn giáo dục, nếu lấy người lớn làm “thước đo” đánh giá trẻ em, lấy người lớn làm chuẩn mực, lấy giáo lý cuộc sống làm nội dung hay lấy sự thuyết giáo làm ph−ơng pháp… thì chắc chắn không đem lại hiệu quả mong muốn. Cần phải coi trẻ em là trung tâm, là linh hồn của nhà tr−ờng hiện đại, lấy sự phát triển tự nhiên và hạnh phúc đi học của trẻ em làm lẽ sống của nhà trường.

Giáo dục phải xuất phát từ trẻ em và đi đến trẻ em.(1)

Trẻ em hiện đại còn nhiều bí ẩn. Muốn hiểu chúng trước hết là phải trực tiếp tiếp xúc với các em thông qua giáo dục thực tiễn, cũng nh− muốn bắt chim, bắt cá phải đến nơi có chim có cá.

Tóm lại, toàn bộ lịch sử quá khứ đã làm ra người lớn hiện nay thì trong quá trình vận

động hôm nay đến ngày mai lại tạo ra một thế hệ trẻ em không giống trẻ em trước đây. Vì thế,

(1) Hồ Ngọc Đại, Bài học là gì? NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995.

dù chúng ta có biết ít nhiều về người lớn hiện nay thì cũng chưa có gì đảm bảo là chúng ta đã

biết ít nhiều về trẻ em hiện đại.

2. Một số quy luật phát triển - sinh lý của trẻ em

a) Trẻ càng nhỏ càng phát triển nhanh, mạnh, càng lớn lên thì tốc độ và cường độ phát triển càng chậm dần và yếu dần đi. Ví dụ trẻ em sơ sinh th−ờng cân nặng 3kg, chỉ sau 6 tháng tuổi cân nặng của trẻ em đã là 6 hoặc 7kg. Khi đầy năm tuổi, cân nặng của trẻ khoảng 9kg hoặc 10kg. Từ năm thứ 2 cân nặng của trẻ chỉ tăng thêm 2 hoặc 3kg/năm. Năm thứ 3 trọng l−ợng của trẻ còn t¨ng chËm n÷a.

Quy luật này không chỉ đúng cho sự phát triển của cơ thể, mà còn đúng cho phát triển của chiều cao và bộ óc nữa.

b) Về mặt sinh lý, trẻ em cũng phát triển không đồng đều. Người ta gọi sự phát triển này là sự phát triển theo kiểu làn sóng. Chẳng hạn, chiều cao và trọng l−ợng cơ thể trẻ em tăng nhanh trong hai năm đầu, sang năm thứ ba và thứ t− tốc độ có chậm lại, khoảng từ 6 tuổi trở lên thì lại phát triển nhanh và mạnh…

c) Sự phát triển của từng cơ quan, từng bộ phận trong cơ thể trẻ là không đồng đều, không cân đối. Mỗi cơ quan, mỗi bộ phận trong cơ thể trẻ phát triển với tốc độ riêng. Chẳng hạn, sự phát triển tương quan giữa các bộ phận của cơ thể trẻ không đồng đều: đầu lớn chậm hơn thân người, thân lại phát triển chậm hơn chân tay, tay lớn chậm hơn chân… Các bộ phận của bào thai cũng phát triển không đồng đều, không cùng một lúc. Xương phát triển không đều với cơ. Vì thế trẻ một tuổi th−ờng bụ bẫm vì cơ của chúng phát triển nhanh. Sang năm thứ hai và ba trẻ không còn bụ bẫm nữa. Khi trẻ 11 hoặc 12 tuổi chúng lại cao vọt lên vì lúc này x−ơng phát triển nhanh hơn.

Do đó, các động tác của trẻ em ở tuổi này ch−a đ−ợc phối hợp ăn ý và khéo léo. Hệ quả là ở tuổi này ta thường gặp hiện tượng “đứng vỡ nồi, ngồi vỡ vung”.

d) Tuổi thơ là một giai đoạn của cuộc đời, sự phát triển tâm lý của nó đầy biến động và rất nhanh chóng, tháng này khác tháng trước. Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định: từ sơ sinh

đến năm tuổi, trẻ em đã đặt xong nền móng cho tính tình: hiền hay dữ, ích kỷ hay vị tha, chăm chỉ hay lười biếng, tích cực hay thụ động, thông minh hay ngu đần … Dạy cho trẻ em chưa biết đi đã

biết bơi, mới bập bẹ nói đã học ngoại ngữ, ngồi ch−a vững đã học nhạc, học đàn… mới nghe qua tưởng là chuyện vui, nhưng tất cả đều là có thật và dựa trên cơ sở khoa học có thực. Những kết quả thu được lúc đầu thật quý giá. Bởi lẽ, khoa học đã thực hiện được một bước nhảy sinh mệnh từ không sang có. Miễn là có, nghĩa là đầu tiên tạo ra một cái mới ch−a hề có trong lịch sử tâm lý học trẻ em và tâm lý học s− phạm. Nếu không có cái máy tính ở Mỹ chỉ nhớ đ−ợc 20 bid mà nặng tới 30 tấn, chiếm một diện tích 60 m2 thì sao có cái máy tính hiện đại xách tay nhớ hàng tỷ bid

đ−ợc.

Trẻ em hiện đại là sản phẩm của xã hội hiện đại ch−a hề có trong quá khứ. Muốn giáo dục trẻ em thì phải hiểu nó, ng−ợc lại muốn hiểu nó phải tiến hành giáo dục nó. Làm một lúc cả hai việc đó là cách thực nghiệm giáo dục.

3. Trẻ em ngày nay

Về đặc điểm lứa tuổi, trẻ em ngày nay đang đ−ợc các nhà sinh học, giáo dục học, tâm lý học… quan tâm nghiên cứu. Trong số các đặc điểm của lứa tuổi trẻ em ngày nay, các nhà khoa học đặc biệt quan tâm đến gia tốc phát triển. Gia tốc phát triển là thuật ngữ để chỉ sự phát triển nhanh về sinh lý, tâm lý của trẻ em đang diễn ra ở nhiều nơi trên trái đất.

Gia tốc sinh học có liên quan đến một loạt các chỉ tiêu phát triển hình thái và chức năng của con người. Ví dụ, so với năm 1936 thì trẻ sơ sinh hiện nay dài hơn từ 1,3 đến 1,4 cm (Mátxcơva).

Chiều cao của em trai 3 tuổi từ năm 1924 đến năm 1981 tăng thêm 4 cm (ở Vacxava). Trọng l−ợng của trẻ em cũng tăng một cách đáng kể. Trong gần ba, bốn chục năm gần đây, trẻ sơ sinh có trọng l−ợng tăng thêm 200 gam. ở châu Âu trong vòng 80 năm gần đây, trọng l−ợng của trẻ trai 13 tuổi tăng thêm 12 kg. Sự cốt hoá xương bàn tay ở trẻ em diễn ra sớm hơn từ một đến hai năm so với năm 1936. Tuổi dậy thì ở trẻ em bắt đầu sớm hơn từ một đến ba năm so với hồi đầu thế kỷ XX. Hiện t−ợng này thấy ở hầu hết các n−ớc. Chẳng hạn, ở Na-Uy năm 1886, tuổi dậy thì

ở trẻ em trung bình là 17 tuổi thì năm 1967 là 13,5 tuổi. Điều đáng chú ý là tuy tuổi dậy thì đến sớm nh−ng không kéo dài theo sự già tr−ớc tuổi, nghĩa là thời gian của tuổi già bị đẩy lùi lại.

Nguyên nhân của các hiện t−ợng trên là do có sự cải thiện điều kiện sinh hoạt về vật chất, tinh thần, sự đô thị hoá và yếu tố di truyền. Chỉ một đặc điểm này thôi đã và đang đặt ra hàng loạt vấn

đề cần quan tâm nghiên cứu như tuổi đi học, kích thước bàn ghế, giầy dép, quần áo, luật về lao

động, luật hôn nhân và vấn đề giáo dục tình yêu, hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình.

Sự phát triển sớm về trí tuệ, sự gia tăng khối l−ợng tri thức ở trẻ em ngày nay có thể xem nh−

là sự gia tốc phát triển tâm lý của trẻ. Mặc khác, khuynh h−ớng nhận thức của trẻ em ngày nay

đ−ợc mở rộng, năng khiếu, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, thẩm mỹ… trở nên phong phú và đa dạng.

Trẻ em ngày nay còn được tiếp nhận những lượng thông tin nhờ sự tăng đáng kể các phương tiện thông tin đại chúng, các rạp chiếu bóng, nhà hát, nhà xuất bản… Tuy vậy, cũng đừng nghĩ rằng trẻ em ngày nay không còn là trẻ em nữa, mặc dù chúng đ−ợc ra đời cách đây không lâu, đ−ợc khai sáng bằng cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ, phải nhận thức rất nhiều, nh−ng dù sao chúng vẫn là trẻ em.

Với những đặc điểm này, việc giáo dục trẻ em trở nên dễ hơn và cũng khó hơn trước. Dễ hơn là vì trẻ em ngày nay tiếp thu nhanh hơn, có khả năng và điều kiện để vận dụng những điều đã

học đ−ợc. Khó hơn là vì tầm suy nghĩ của chúng rộng hơn, những vấn đề chúng đặt ra cũng phong phú hơn và phức tạp hơn.

Một đặc điểm nữa của trẻ em là trong những hoạt động muôn hình muôn vẻ, trẻ sớm tự ý thức, biết đánh giá kỳ vọng khả năng của mình. Vì thế không có gì là lạ khi thanh thiếu niên

đã biết chủ động tự chọn đường đời, nghề nghiệp, bạn bè… ngoài ý muốn của cha mẹ chúng. Tất nhiên, trẻ em ngày nay dù có “khôn hơn”, “chữ nghĩa” có nhiều hơn trẻ em cùng lứa tuổi tr−ớc

đây nh−ng hiểu biết về xã hội, sự phát triển ý thức xã hội của chúng có thể còn ch−a t−ơng xứng với sự phát triển trí tuệ và khả năng nhận thức của chúng. Hiện t−ợng này có liên quan đến sự tr−ởng thành về tâm sinh lý với sự tr−ởng thành về xã hội của trẻ em. Do vậy, trẻ em dù đ−ợc hưởng một nền giáo dục khá đầy đủ trên ghế nhà trường thì chúng mới chỉ hình thành trên bình

diện xã hội, ý thức xã hội. Chúng vẫn cần đ−ợc bổ sung, hoàn thiện những hiểu biết và ý thức xã

hội đó, nhất là tính năng động và sáng tạo thông qua việc thực hiện các vai trò xã hội, đồng thời thể hiện tính tích cực xã hội thông qua những hoạt động thực tiễn ở trong lớp học cũng nh− ngoài giờ lên lớp, trong học tập cũng nh− ngoài xã hội.

Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau trong việc giải thích gia tốc phát triển. Đa số các nhà tâm lý học cho rằng, khi tìm hiểu nguyên nhân của gia tốc phát triển phải xem xét một cách toàn diện các yếu tố xã hội, lịch sử, trong đó có quan hệ sản xuất và sức sản xuất, hạ tầng cơ sở và kiến trúc th−ợng tầng, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần, hệ t− t−ởng và phong tục tập quán với những đặc điểm sinh học của trẻ em.

Gia tốc phát triển của trẻ em ngày nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và giáo dục. Riêng đối với công tác giáo dục, phải quan niệm giáo dục trẻ em là một hoạt động nhằm tác động vào toàn bộ tâm lý của chúng. Muốn tác động vào tâm lý trẻ em không thể thiếu những nghiên cứu cụ thể của tâm lý học, xã hội học, giáo dục học và các ngành khoa học khác có liên quan vì nh− vậy khó tránh đ−ợc bệnh “kinh nghiệm chủ nghĩa”, tình trạng

“sách vở” hoặc đem ý muốn chủ quan của người lớn áp đặt cho trẻ em. Không hiểu trẻ em ngày nay mà cứ than phiền hoặc ca ngợi quá đáng sẽ khó thực hiện đ−ợc mục tiêu của giáo dục, sẽ không thể chuẩn bị cho chúng khả năng hành động và quyết định một cách độc lập trong những

điều kiện ch−a biết tr−ớc và ch−a từng xảy ra trong cuộc sống của các thế hệ tr−ớc.

Một phần của tài liệu Giáo trình tâm lí học sinh tiểu học (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(211 trang)