Chương VII: Một số vấn đề về tâm lý học dạy học và giáo dục tiểu học
IV. Những yêu cầu tâm lý - s− phạm đối với việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói
1. Khái niệm chung về kỹ năng, kỹ xảo và thói quen a) Kỹ năng và kỹ xảo
Trong quá trình dạy học ở tiểu học, giáo viên thường ra sức truyền đạt cho học sinh những tri thức. Nắm đ−ợc tri thức là hiểu biết và ghi nhớ đ−ợc những khái niệm khoa học. Tiến thêm một bước nữa là vận dụng tri thức, khái niệm, định nghĩa, định luật… vào thực tiễn thì là có kỹ năng.
Nh−ng kỹ năng vẫn còn là hành động ý chí đòi hỏi phải ''động não'', suy xét, tính toán, phải có nỗ lực ý chí thì mới hoàn thành đ−ợc. Chỉ khi nào kỹ năng đ−ợc cũng cố vững chắc, trở nên tự động hoá, hoặc nửa tự động hoá, ''có ý thức một nửa'' thì mới biến thành kỹ xảo. Vậy, nói một cách đơn giản, kỹ xảo là kỹ năng đã đ−ợc củng cố và tự động hoá.
Trong khi tiến hành bất cứ một hoạt động phức tạp nào, bao giờ cũng cần phải vận dụng một số kỹ xảo nhất định. Ví dụ, khi lên lớp, cả thầy và trò phải vận dụng rất nhiều kỹ xảo: cầm bút mà không phải suy nghĩ về cách cầm; viết chữ mà không cần suy nghĩ đến cách viết chữ cái, ghép các chữ thành từ hay trong cách phát âm, đọc bài... Đối với học sinh mới vào lớp 1 thì những việc này mới chỉ là kỹ năng chứ ch−a thành kỹ xảo, vì các em còn phải để ý vào những việc đó rất nhiều.
Song, nhờ được lặp lại thường xuyên trong từng giờ học, các hành động đó dần trở nên thành thạo, không cần có sự tham gia của ý chí và trở thành kỹ xảo.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả những kỹ năng đã trở thành kỹ xảo rồi thì tuyệt
đối không cần có sự tham gia trực tiếp của ý thức nữa. Trong quá trình hoạt động, tuỳ theo hoàn cảnh, và điều kiện mà những kỹ xảo nào đó vẫn có thể chuyển thành hành động ý chí. Ví dụ, nói chung việc viết chữ đối với học sinh cuối cấp bậc tiểu học là một kỹ xảo. Nh−ng khi làm bài tập làm văn, nhiều lúc học sinh phải nắn nót để viết sao cho sạch, đẹp không mất lời... Lúc đó, rõ ràng có sự tham gia trực tiếp của ý thức để kỹ xảo đ−ợc trở thành hoàn thiện hơn.
Trong quá trình học tập, học sinh ngày càng nắm đ−ợc nhiều kỹ năng và kỹ xảo. Xét về mặt nội dung có thể phân loại kỹ năng, kỹ xảo nh− sau:
+ Những kỹ năng, kỹ xảo học tập
Trước hết, phải nói đến mấy loại kỹ năng, kỹ xảo cơ bản là đọc, viết, tính toán. Thường chúng ta ít chú ý đến tính chất phức tạp về mặt tâm lý của việc đọc, viết, tính toán. Chẳng hạn, đọc là hoạt động phức tạp đối với học sinh lớp 1. Để đọc đ−ợc, cần phải có sự tham gia của các bộ máy phân tích thị giác, thính giác, vận động và các hình thành phức tạp của sự phân tích, tổng hợp cần thiết cho sự thông hiểu nội dung bài học. Kỹ xảo viết cũng không phải
đơn giản: nắm vững quy tắc chính tả, tự động hoá mọi động tác, kiểm tra nhanh và tinh những chữ đã viết, đồng thời tiếp tục viết những chữ mới...
(1) Hồ Ngọc Đại, Bài học là gì, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1985, tr 15.
Mỗi bộ môn đòi hỏi có những kỹ năng, kỹ xảo riêng (kỹ năng đọc, viết đối với môn Tiếng Việt, tập đọc; kỹ năng tính toán đối với môn Toán, kỹ năng quan sát đối với môn Tìm hiểu tự nhiên...). Ngoài ra, học sinh tiểu học còn cần phải có những kỹ năng, kỹ xảo chung nh− kỹ năng, kỹ xảo đặt kế hoạch, kiểm tra, hệ thống hoá...
+ Những kỹ năng, kỹ xảo lao động
Việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao động tự phục vụ, lao động giản đơn là việc rất quan trọng ở nhà trường tiểu học. Ví dụ, kỹ năng, kỹ xảo sử dụng công cụ sản xuất đơn giản (búa, đục, cuốc, xẻng...); kỹ năng, kỹ xảo chăm sóc cây trồng, chăn nuôi gia súc...
+ Những kỹ năng, kỹ xảo vệ sinh
Học sinh tiểu học cần phải có các kỹ năng cần thiết theo đúng quy tắc vệ sinh nh− đánh răng, rửa mặt, tắm giặt, chạy, nhảy, bơi lội, đá bóng...
+ Những kỹ năng, kỹ xảo về hành vi
Những kỹ năng, kỹ xảo về hành vi nh− đứng, ngồi ngay ngắn, ra vào lớp đúng lối, biết cách chào thầy giáo... Những kỹ năng, kỹ xảo này khi đã gắn với nhu cầu của mỗi học sinh thì sẽ chuyển thành thói quen về hành vi đạo đức.
- Thãi quen
Trước hết kỹ xảo và thói quen có điểm giống nhau ở chỗ chúng cùng là những hành động thành thục đ−ợc xây dựng trên cơ sở luyện tập th−ờng xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần. Tuy nhiên, kỹ xảo khác thói quen. Kỹ xảo chỉ là những hành động đ−ợc củng cố và tự động hoá đơn thuần.
Còn thói quen tuy là hành động đ−ợc củng cố, ít nhiều tự động hoá hay tự động hơn hoàn toàn, nhưng thường phức tạp hơn, đáp ứng một nhu cầu nhất định, thiết thân với con người. Nếu thói quen bị cản trở, kìm hãm thì ng−ời ta th−ờng khó chịu, bực tức và lâm vào trạng thái căng thẳng.
Ví dụ, thói quen dậy sớm học bài, tập thể dục, thói quen đi học đúng giờ...
Ngoài ra, kỹ xảo và thói quen còn khác nhau ở chỗ, kỹ xảo có thể coi nh− là ''kỹ thuật thuần tuý'', được hình thành trên cơ sở luyện tập theo phương thức nhất định, còn thói quen cũng được hình thành do luyện tập nhưng nó phức tạp hơn, phải dùng nhiều phương thức khác nhau mới đạt
đ−ợc kết quả. Ví dụ nh−, việc học sinh tiểu học chào thầy giáo. Có một số học sinh biết cách chào thầy giáo một cách thành thạo đấy (có kỹ xảo), nhưng gặp thầy ở ngoài trường học thì không hay chào (ch−a có thói quen). Luyện cho các em cách chào thì đơn giản nh−ng rèn luyện thành thói quen chào thầy thì không phải đơn giản, có khi phải dùng nhiều phương pháp khác nhau.
Cũng nh− kỹ xảo, thói quen có nhiều loại và muôn hình, muôn vẻ. Ví dụ, những thói quen lao động làm việc đúng giờ, đã làm việc gì thì tiến hành đến cùng, ngăn nắp; những thói quen nh−
vệ sinh như: năng tắm rửa, giặt giũ quần áo, giữ gìn quần áo sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn, đánh răng súc miệng tr−ớc khi đi ngủ và lúc thức dậy; những thói quen thẩm mỹ nh− đầu tóc gọn gàng,
ăn mặc chỉnh tề...; những thói quen đạo đức nh− ngay thẳng, thật thà, tiết kiệm tiền bạc, thời giờ...
Cơ sở sinh lý của kỹ xảo là những phản xạ có điều kiện, là hệ thống thần kinh trên vỏ não.
Quá trình hình thành những kỹ xảo, thói quen đều chịu sự chi phối của những quy luật hình thành
và ức chế của những phản xạ có điều kiện, đặc biệt là quy luật hoạt động có hệ thống của vỏ não, nói cách khác là quy luật thành lập động hình.
Động hình làm tăng tốc độ của hành động. Một người lớn có kỹ xảo viết chữ có thể viết
đúng, rõ tới 100 chữ trong một phút, ng−ợc lại vì học sinh lớp 1 ch−a có động hình về viết nên trong một phút chỉ viết đ−ợc dăm ba chữ cái mà thôi. Có học sinh viết chữ nhanh nh−ng hay sai hoặc không chân phương, người khác khó đọc được. Lại có học sinh vừa viết nhanh, vừa đúng mà lại đẹp nữa. Động hình giúp chúng ta hiểu rõ tại sao nhờ có kỹ xảo về một công việc nào đó thì ta bớt đ−ợc sự căng thẳng của trí óc và dù có làm việc đó trong một thời gian dài, ta cũng ít thấy mệt mái.
Nh− đã trình bày, những kỹ năng, kỹ xảo, thói quen cần hình thành cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng rất phong phú và bao hàm phạm vi rộng lớn. Tuy vậy, việc hình thành chúng đều có những yêu cầu chung, muốn hình thành một cách có hiệu quả kỹ năng, kỹ xảo và thói quen cho học sinh tiểu học, ta cần lưu ý một số yêu cầu dưới đây.
2. Một số yêu cầu đối với việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen - Làm cho học sinh ham thích luyện tập
Muốn hình thành kỹ năng, kỹ xảo và thói quen nào cũng cần tìm cách làm cho học sinh thích thú luyện tập. Ví dụ, khi dạy các em kỹ năng viết, ta cho các em xem mẫu chữ đẹp, nói với các em cần luyện tập cho chữ đẹp để gửi th− cho bố (mẹ), ông, bà. Luyện cho các em thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp, ta đưa vở của học sinh được khen thưởng ra giới thiệu cho các em. Khi giáo dục thói quen hành vi đạo đức, ta nêu gương những học sinh là cháu ngoan Bác Hồ, học sinh nghèo v−ợt khó trong sách báo, trong tr−ờng trong lớp (nếu có).
- Cần làm cho các em hiểu cách thức luyện tập.
Khi hướng dẫn một hành động, một công việc gì đó cho các em, giáo viên phải nghiên cứu tỉ mỉ để hướng dẫn từng thao tác, từng việc làm sao cho rõ ràng, mạch lạc để các em làm theo được. Trước tiên các em làm thử theo mẫu của giáo viên, sau đó các em tự làm được, làm
đúng thao tác, rồi sau đó mới luyện tập cho nhanh, cho khéo. Ví dụ khi dạy kỹ năng viết phải hướng dẫn trẻ các động tác cầm bút, đưa từng nét đến khi hoàn thành viết một từ như thế nào.
- Cần phải chỉ dẫn kịp thời những sai sót của các em.
Những chỉ dẫn của giáo viên về những sai sót trong phương pháp hành động và sự đánh giá
mức độ phù hợp giữa kết quả đạt đ−ợc với mục đích đề ra có ý nghĩa quan trọng. Biết kết quả và hiểu nguyên nhân của sự sai sót trong hành động là một trong những điều kiện chủ yếu để chuyển từ kỹ năng sang kỹ xảo nhanh chóng. Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng khoảng cách thời gian giữa lúc phạm sai lầm đến lúc sửa chữa có ý nghĩa đáng kể.
Chẳng hạn, nếu phát hiện sai sót ngay, sửa chữa kịp thời thì th−ờng rút ngắn thời gian luyện tập, kết quả là nhịp độ hành động ở giai đoạn đầu thì còn chậm, nh−ng chắc chắn càng về sau càng tăng tốc độ, rút ngắn thời gian.
- Phải tiến hành luyện tập có hệ thống và liên tục.
Trước hết, phải luyện tập có hệ thống, đi từ đơn giản đến phức tạp. Ví dụ, dạy các em tập viết phải đi từ viết đ−ợc, viết đúng sau đó mới dạy viết đẹp, viết nhanh; khi đọc phải từ chỗ dạy các em đọc được, đọc đúng đến đọc lưu loát và diễn cảm.
Nh− vậy, khi luyện tập phải nâng cao dần dần, đòi hỏi kết quả ngày một cao hơn và chú ý sao cho việc luyện tập phải đ−ợc tiến hành trong một số lần nhất định trong một thời gian nhất định tuỳ theo từng học sinh và đối với từng hoạt động.
Nếu hành động ch−a thành thục đã bỏ luyện tập sẽ quên (hiện t−ợng tái mù), ng−ợc lại luyện tập mãi một hành động mà các em đã biết, đã thành thục thì dễ gây cho các em sự nhàm chán.
- Phải kiểm tra và đánh giá kết quả luyện tập.
Khi luyện tập, giáo viên phải theo dõi, uốn nắn kịp thời những sai sót của các em ngay từ
đầu. Điều quan trọng là giáo viên phải làm đúng mẫu. Ví dụ, học sinh có thói quen xấu sau này khó sửa, tập hát mà sai nhạc sau này rất khó chữa. Phải để các em tự làm, giáo viên chỉ theo dõi,
đánh giá và quan trọng là, giáo viên phải dạy cho các em biết tự kiểm tra để dần dần hình thành thói quen tự kiểm tra, tự đánh giá hành động của mình. Nếu không dạy các em biết tự kiểm tra, giáo viên lại không th−ờng xuyên kiểm tra thì học sinh dễ chán nản hoặc chủ quan, làm qua quýt cho xong mọi việc.
Phải củng cố những kỹ năng, kỹ xảo và thói quen đã đ−ợc hình thành. ở tuổi học sinh tiểu học, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen dễ hình thành nh−ng ch−a bền vững. Đặc điểm này có liên quan
đến cơ sở sinh lý vì hoạt động thần kinh của các em còn mềm dẻo, linh hoạt, dễ thành lập những
đường liên hệ thần kinh tạm thời. Mặt khác, các em tiếp thu nhanh, tiếp nhận nhiều tác động khác nhau nh−ng lại ch−a có khả năng phân tích, chọn lọc. Chính vì vậy, giáo viên cần chọn những kỹ năng, kỹ xảo, thói quen khó - cần củng cố, làm cho chúng nổi bật và chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động muôn hình, muôn vẻ của học sinh. Quá trình hoạt động thực tiễn sẽ làm các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đ−ợc thử thách và vận dụng trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhờ đó sẽ trở nên bền vững mà vẫn có tính linh hoạt cao.