NHỮNG KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG

Một phần của tài liệu Các văn bản và kỹ năng trong hoạt động bình đẳng giới hiện nay (Trang 54 - 57)

Công tác vận động quần chúng là một công tác đòi hỏi phải có kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn cao, không phải ai nói cũng có sức thuyết phục, mà phải không ngừng rèn luyện nâng cao kỹ năng để nói sao cho hấp dẫn, đi vào lòng người, cuốn hút người nghe để vận động người dân thực hiện những công việc ích nước lợi nhà, đem lại chuyển biến tích cực cho cộng đồng xã hội.

Công tác vận động quần chúng thực chất là một nghệ thuật vì tác động vào tâm lý con người, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức. Tùy theo cách tiếp cận, phương pháp và kinh nghiệm khác nhau, mỗi người có thể vận dụng nội dung, hình thức phù họp để đem lại kết quả cao nhất.

Sau đây là một số kỹ năng cơ bản giúp cho cán bộ Hội phụ nữ của chúng ta tham khảo vận dụng vào trong công tác vận động phụ nữ của mình (hay còn gọi là 5 bước vận động quần chúng).

1. Xác định đối tượng vận động

Bác Hồ trong bài giảng cho cán bộ chính trị tại Quảng Châu Trung Quốc đã nói: “Bất kỳ nơi nào có quần chúng thì nhất định có 3 hạng người: hạng

hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém, người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên, nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém tiến lên”, như vậy trong một cộng đồng cần chú ý vận động những người trong hạng vừa vừa và hạng kém (chậm tiến).

Tùy theo yêu cầu của mỗi đợt tuyên truyền vận động mà xác định đối tượng tuyên truyền vận động cho phù hợp.

Ví dụ: Triển khai Nghị quyết đại hội phụ nữ thành phố, phụ nữ toàn quốc là tất cả cán bộ hội viên.

- Phòng chống BLGĐ là những gia đình đã xảy ra hoặc có nguy cơ dẫn đến BLGĐ.

- Vận động phụ nữ có con chưa ngoan, bỏ học v.v...

- Đối tượng cần tuyên truyền vận động có thể là:

+ Cá nhân + Tập thể

Trên cơ sở xác định được đối tượng thì bước chuẩn bị nội dung, phương pháp tiếp cận mới phù hợp.

2. Gặp gỡ tiếp cận đối tượng để nắm bắt nhu cầu

2.1. Nếu là cá nhân: thì cần phải tiếp xúc làm quen tạo ra sự thân thiện, gần gủi, qua đó đối tượng mới có thể thổ lộ những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của họ (giúp ta biết họ đang nghĩ gì ) để có cách tuyên truyền vận động phù hợp.

Nguyên tắc tiếp xúc là phải có thái độ chân thành cởi mở, đồng cảm, tránh để đối tượng có thái độ mặc cảm, e dè, không mở lòng với người vận động.

2.2. Nếu là tập thể, cộng đồng cần tiến hành điều tra dư luận quần chúng.

Trước mỗi chủ trương, vấn đề của cuộc sống và vụ việc nảy sinh, nhân dân (hội viên phụ nữ) đều có cách hiểu, nhận xét, phản ứng khác nhau. Việc làm khéo, được lòng người, đem lại lợi ích cho số đông sẽ được nhiều người đồng tình, hưởng ứng và ngược lại việc làm không khéo, chủ trương không sát sẽ bị mọi người kêu ca, phê phán, bất bình và không tham gia thực hiện.

Việc điều tra dư luận quần chúng có ý nghĩa lớn trong công tác Dân vận, giúp cho việc định ra các chủ trương công tác sát với thực tế và khi triển khai sẽ được người dân đồng tình, tích cực tham gia thực hiện để đem lại thành công.

Phương pháp tiến hành.

- Điều tra dư luận qua phiếu khảo sát, đánh giá (những chủ trương lớn).

- Tổ chức họp dân thông báo chủ trương lấy biểu quyết (nhận xét chức danh cán bộ chủ chốt xã phường; triển khai dự án nếu có đủ 80% số dân đồng tình thì thực hiện..).

Việc tiếp cận đối tượng là công việc rất cần thiết, qua đó để nắm bắt được nhu cầu, suy nghĩ của người dân (hội viên) để lựa chọn phương pháp nội dung tiến hành tuyên truyền vận động có hiệu quả.

3. Tiến hành tuyên truyền vận động:

Đây là khâu rất quan trọng nhằm tác động vào suy nghĩ tạo sự chuyển biến về nhận thức cho đối tượng.

Trong công tác vận động quần chúng có thể bước 2 và 3 là một, bởi vì khi tiếp cận, tiếp xúc đối tượng đã có sự trao đổi về thông tin định hướng cho đối tượng suy nghĩ theo hướng nào. Nhưng cũng có thể tách ra làm 2 giai đoạn là tiến hành tuyên truyền vận động sau khi đã điều tra dư luận xã hội.

Công tác tuyên tuyền vận động thường được tiến hành dưới các hình thức:

3.1. Tuyên truyền miệng

Trong xã hội hiện đại, mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng đã phát triển đa dạng, phong phú chuyển tải các thông tin đến người nghe nhiều chiều, nhiều luồng, nhưng để thông tin chính thống đến người dân không thể thiếu việc tuyên truyền miệng.

Phương thức tuyên truyền miệng có ưu thế là trực tiếp tiếp cận được đối tượng để nắm bắt được diễn biến về tâm lý, trao đổi thông tin 2 chiều để có thể điều chỉnh nội dung tuyên truyền vận động cho phù hợp với từng đối tượng (điều nầy các phương tiện thông tin đại chúng không thể làm được).

Hình thức tuyên truyền miệng có thể là trao đổi, đối thoại với cá nhân hoặc một nhóm người, một cộng đồng xã hội.

Để tiến hành công tác tuyên truyền miệng có kết quả, cán bộ vận động quần chúng nên lưu ý một số điểm sau đây:

- Sau khi tìm hiểu về đối tượng cần xác định rõ mục tiêu, mục đích vận động đối tượng phải đạt được là gì.

- Chuẩn bị nội dung tuyên truyền vận động phù họp (nếu vận động riêng lẽ thì chỉ cần xác định mục tiêu, định hướng rõ ràng để trao đổi).

- Nếu tuyên truyền vận động trước một tập thể, cộng đồng dân cư đông thì phải chuẩn bị đề cương cho chu đáo (khi vận động cũng hết sức linh hoạt theo sát diễn biến cuộc đối thoại để có sự trao đổi thông tin phù hợp, có tính định hướng rõ ràng) .

3.2. Tổ chức tọa đàm, trao đổi, hội thảo: Trong công tác vận động quần chúng cũng cần thiết tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi chuyên sâu về một chuyên đề hoặc chuyển tải một thông tin nào đó đến đối tượng.

Ví dụ: Hội nông dân, nông nghiệp tổ chức hội nghị đầu bờ tại ruộng.

- Phụ nữ mời tham gia những điển hình tiên tiến tại địa phương, gia đình hội viên…

Để buổi tọa đàm, trao đổi có kết quả, cần có sự chuẩn bị chu đáo.

- Đề ra mục tiêu rõ ràng.

- Chuẩn bị nội dung (báo cáo thực tế)

- Người chủ trì phải am hiểu sâu về lĩnh vực để gợi ý thảo luận và có kết luận sắc sảo giúp người dự dễ nhớ.

4. Theo dõi chuyển biến, đánh giá kết quả công tác vận động

Sau khi tiến hành công tác vận động quần chúng, căn cứ vào mục tiêu, mục đích ban đầu đề ra, tổ chức hoặc cán bộ làm công tác vận động quần chúng cần theo dõi chuyển biến của đối tượng từ tư tưởng đến hành động của họ.

- Tiếp tục gần gũi, giúp đỡ tạo điều kiện để khuyến khích đối tượng chuyển biến tích cực hơn.

- "Nhận thức là một quá trình" : Do đó công tác vận động quần chúng là phải liên tục tác động tích cực vào đối tượng để nuôi dưỡng nhiệt tình của họ hạn chế thấp nhất những tư tưởng tiêu cực nảy sinh.

- Đánh giá kết quả những việc làm vừa qua để đề ra mục tiêu, mục đích công tác vận động quần chúng tiếp tục theo.

5. Rút kinh nghiệm

Sau mỗi lần tiếp xúc, tuyên truyền vận động thì tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp tuyên truyền vận động cần rút kinh nghiệm để rút ra những mặt được và chưa được trong quá trình vận động (Vì sao đem lại kết quả? Vì sao chưa thành công đối với từng trường hợp?...). Vì công tác vận động quần chúng là một nghệ thuất nên rất cần việc tích lũy kinh nghiệm để vận dụng vào những lần vận động quần chúng tiếp theo sao cho có kết quả tốt hơn.

Một phần của tài liệu Các văn bản và kỹ năng trong hoạt động bình đẳng giới hiện nay (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w