Quy mô và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của DNNVV

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 60 - 63)

CÁC DNNVV TẠI BÌNH ĐỊNH

2.2. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của DNNVV

Một doanh nghiệp thông thường có 3 nguồn vốn chính để hoạt động: i).

Vốn tự có hoặc vốn chủ sở hữu, ii).Vốn vay và iii).Vốn chiếm dụng từ việc chậm trả nợ, trả lương, gối đầu…

Khảo sát qua Báo cáo tài chính của 273 doanh nghiệp tại địa phương[12], bao gồm 250 DNNVV và 23 doanh nghiệp lớn cho thấy quy mô các loại vốn ngoài vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên theo quy mô doanh nghiệp. Cụ thể, tính trên bình quân 1 doanh nghiệp, tỉ trọng vốn vay và vốn chiếm dụng từ nhiều nguồn khác nhau có có quan hệ tỉ lệ thuận với sự phát triển của doanh nghiệp.

Ngược lại, vốn tự có của doanh nghiệp tuy tăng giá trị nhưng tỉ trọng trong tổng nguồn vốn lại giảm đi theo quy mô doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ nếu chỉ dựa vào vốn tự có, doanh nghiệp không thể “lớn lên” được.

Bng 2.8 - Cơ cu ngun vn bình quân ca DNNVV.

ĐVT : trđ DN theo tổng

nguồn vốn

Số lượng

Tổng vốn

Vốn

CSH Nợ vay Nợ chiếm dụng

DN < 10 tỷ 168 3.825 1.800 1.091 934

47% 29% 24%

DN từ 10 - 50 tỷ 65 24.186 7.805 9.069 7.312

32% 37% 30%

DN từ 50 - 100 tỷ 17 72.407 21.722 28.963 21.722

30% 40% 30%

(Nguồn: Số liệu tự khảo sát)

Các doanh nghiệp quy mô nhỏ <10 tỷ đồng thường có tỉ trọng vốn tự có lớn hơn so với các nguồn khác. Cụ thể tỉ lệ giữa vốn CSH - vốn vay - vốn chiếm dụng là 47% - 29% - 24%.

Các doanh nghiệp quy mô tổng nguồn vốn từ 10 - 50 tỷ bắt đầu có sự tăng dần trong nguồn vốn vay và chiếm dụng, trong khi tỉ trọng vốn chủ sở hữu lại giảm đi. Cụ thể tỉ lệ giữa vốn CSH - vốn vay - vốn chiếm dụng là 32%

- 37% - 30%.

Các doanh nghiệp quy mô tổng nguồn vốn từ 50 - 100 tỷ tiếp tục có sự dịch chuyển tăng dần tỉ trọng vốn vay và giảm dần tỉ trọng vốn chủ sở hữu.

Cụ thể tỉ lệ giữa vốn CSH - vốn vay - vốn chiếm dụng là 30% - 40% - 30%.

Sự thay đổi cơ cấu các loại vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV cho thấy khi đạt một quy mô nhất định, để phát triển lớn hơn, doanh nghiệp không thể tiếp tục trông cậy vào vốn tự có hoặc vốn chủ sở hữu.

Thay vào đó, sự lớn mạnh của DNNVV có khuynh hướng dựa vào vốn bên ngoài như vay mượn hoặc chiếm dụng của bạn hàng, các đối tác, người lao động…

Theo số liệu khảo sát của Cục Thống kê Bình Định trong tài liệu Kết quả điều tra thực trạng doanh nghiệp tỉnh Bình Định (2001 - 2010), các DNNVV có tỉ lệ tài sản cố định/tổng tài sản thấp hơn rất nhiều so với các Doanh nghiệp lớn. Số liệu thu thập năm 2011 cho thấy, bình quân trong một DNNVV, tỉ lệ tài sản cố định và đầu tư dài hạn chỉ chiếm 36%, trong khi ở doanh nghiệp lớn là 49%. Số liệu thời kỳ 2006 - 2011 cho thấy, tỉ trọng TSCĐ của DNNVV có mức tăng rất ít, năm 2011 giá trị bình quân TSCĐ và đầu tư dài hạn của DNNVV là 4,3 tỷ, chỉ tăng 2,2 tỷ so với năm 2006, trong khi đó ở doanh nghiệp lớn mức tăng này là 28,6 tỷ

Bng 2.9 - Mt s ch tiêu phn ánh quy mô Doanh nghip Năm

Số LĐ bình quân

(người)

Nguồn vốn bình quân

(tỷ đồng)

TSCĐ và đầu tư dài hạn bình quân (tỷ đồng)

Tỉ trọng TSCĐ/

Tổng TS

Tỉ trọng TS ngắn hạn/

tổng TS Doanh nghiệp lớn

2006 303 120,4 79,7 66% 34%

2007 254 161,7 89,6 55% 45%

2008 220 172,0 95,6 56% 44%

2009 206 178,6 97,2 54% 46%

2010 310 197,1 102,1 52% 48%

2011 345 217,5 107,3 49% 51%

DNVVV

2006 53 6,3 2,1 32% 68%

2007 48 7,6 2,3 30% 70%

2008 43 7,9 2,6 32% 68%

2009 37 9,6 3,4 35% 65%

2010 35 10,7 3,8 36% 64%

2011 31 11,9 4,3 36% 64%

(Nguồn: Cục thống kê Bình Định, 2011)

Ngoài ra, phần lớn tài sản của DNNVV thường ở dưới dạng tài sản ngắn hạn, dễ chuyển đổi thành tiền mặt và có vòng quay luân chuyển cao. Tỉ trọng tài sản ngắn hạn/tổng tài sản luôn duy trì ở mức bình quân trên 64%.

Mức tăng TSCĐ và đầu tư dài hạn rất thấp trong tổng tài sản và tỉ trọng tài sản ngắn hạn cao cho thấy, các DNNVV luôn có khuynh hướng tập trung toàn bộ vốn - vốn đã không dồi dào và rất khó huy động - vào các hoạt động kinh doanh (thay vì đầu tư) nhiều hơn để nhanh chóng tạo ra lợi nhuận, việc đầu tư TSCĐ chiếm nhiều vốn nhưng tỉ lệ sinh lời chậm nên chủ DNNVV

không quan tâm nhiều lắm. Tuy nhiên, chính do đặc thù này làm các DNNVV gặp một phần hạn chế trong việc tiếp cận các nguồn vốn khác (vấn đề này sẽ được phân tích trong các mục sau).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)