DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.2. Chủ trương phát triển DNNVV của Đảng và Nhà nước
Ngày 07/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1231/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 – 2015, trong đó nêu rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về việc phát triển DNNVV i). Là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia”; 2). Nhà nước tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế,
chính sách thuận lợi cho DNNVV thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; 3). Phát triển DNNVV theo phương châm tích cực, vững chắc, nâng cao chất lượng, phát triển về số lượng, đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; chú trọng hỗ trợ phát triển DNNVV đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ, sản xuất một số lĩnh vực có khả năng cạnh tranh cao và 4). Hỗ trợ phát triển DNNVV nhằm thực hiện các mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Trên cơ sở quan điểm như trên, tại Quyết định này cũng nêu rõ mục tiêu tổng quát trong phát triển DNNVV trong giai đoạn 2011 - 2015 là “đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế”. Các mục tiêu cụ thể bao gồm :
- Số DNNVV thành lập mới giai đoạn 2011 - 2015 dự kiến đạt 350,000 doanh nghiệp; tính đến thời điểm ngày 31/12/2015 cả nước có 600,000 doanh nghiệp đang hoạt động;
- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DNNVV chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc;
- Đầu tư của khu vực DNNVV chiếm 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội;
- Khu vực DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP; 30% tổng thu ngân sách nhà nước;
- DNNVV tạo thêm khoảng 3,5 - 4 triệu chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011 - 2015.
Trong đó, Quyết định 1231 cũng nêu rõ các giải pháp hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cho DNNVV như sau:
Bảng 3.1 - Nhóm giải pháp số 2: hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiêu quả sử dụng vốn cho DNNVV
Nội dung công việc
Cơ quan chủ trì thực hiện
Kết quả
Thời gian hoàn thành 1. Sửa đổi, xây dựng các văn bản luật, nghị định của
Luật chứng khoán nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp sử dụng các kênh thu hút vốn khác như phát hành trái phiếu... nhằm giảm sự lệ thuộc vào thị trường tín dụng ngân hàng.
Bộ Tài chính
Văn bản luật, nghị định sửa đổi
2015
2. Ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế thành lập, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và Quyết định số 115/2004/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2004 về việc sửa đổi, bổ sung quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính
Quyết định thay thế
Quyết định 193 và 115
2013
3. Đẩy nhanh phê duyệt và triển khai tổ chức thực hiện Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bộ KH
& ĐT 2012
4. Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng mức dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngân hàng Nhà nước
QĐ khuyến khích NHTM tăng dư nợ tín dụng cho khu vực DNNVV
2012 - 2013
(Nguồn: Quyết định 1231/QĐ-TTg ngày 07/09/2012)
Như vậy, có thể thấy Chính phủ đang rất coi trọng lực lượng DNNVV trong vai trò tăng trưởng kinh tế (DNNVV sẽ chiếm khoảng khoảng 40%
GDP và 30% tổng thu ngân sách nhà nước) và ổn định xã hội (tạo thêm khoảng 3,5 - 4 triệu chỗ làm việc mới) trong giai đoạn 2011 - 2015.