Hỗ trợ cải thiện năng lực tài chính

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 91 - 95)

CÁC DNNVV TẠI BÌNH ĐỊNH

2.3. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾP CẬN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG THỜI

2.3.3. Hỗ trợ cải thiện năng lực tài chính

Qua khảo sát, tại Bình Định rất ít hoặc chưa có bất kỳ biện pháp hỗ trợ cụ thể nào từ các cơ quan quản lý nhà nước để cải thiện chất lượng quản trị điều hành cũng như cải thiện hoạt động quản lý tài chính kế toán của doanh nghiệp.

Về sự hỗ trợ từ các quỹ, mới chỉ có hoạt động của Quỹ bảo lãnh DNNVV (do Ngân hàng phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Định quản lý) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, Quỹ phát triển khoa học công nghệ (trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định) nhằm cải thiện công nghệ, kỹ thuật mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp;

Quỹ đầu tư phát triển Bình Định có một phần thực hiện đầu tư trực tiếp vào các dự án, cho vay đầu tư và góp vốn thành lập doanh nghiệp. Các quỹ này nhìn chung đã hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp một phần vốn cho DNNVV, tuy nhiên mức độ còn rất nhỏ bé so với nhu cầu của lưc lượng DNNVV tại địa phương.

* Tình hình hoạt động Quỹ bảo lãnh DNNVV vay vốn các ngân hàng thương mại trong thời gian qua

Một trong những vấn đề pháp lý lớn nhất cản trở các DNNVV tiếp cận vốn ngân hàng là thiếu tài sản đảm bảo. Để khắc phục tình trạng này ngày 20/12/2001, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV.

Đến ngày 21/01/2009, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 14/QĐ-TTG giao VDB thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại các ngân hàng thương mại… Theo Quyết định 14, ba trong sáu điều kiện để doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn là i).doanh nghiệp không nợ đọng thuế;

ii).doanh nghiệp không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh

tế; sử dụng 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay (tối đa 90%) và iii).vốn chủ sở hữu (tối thiểu 10%) để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại bên bảo lãnh.

Đến tháng 4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng thương mại (theo Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg xóa bỏ hoàn toàn điều kiện nợ đọng thuế; còn trường hợp doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng nhưng có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và cam kết trả được nợ quá hạn thì vẫn được bên bảo lãnh thẩm định, quyết định bảo lãnh vay vốn; đồng thời, doanh nghiệp sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện dự án đầu tư để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại bên bảo lãnh.

Trên thực tế, hoạt động bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại đã và đang phát huy khá hiệu quả. Chi nhánh VDB Bình Định đã phát hành 19 Thông báo chấp thuận bảo lãnh trong đó có 10 chứng thư bảo lãnh cho 9 DNNVV với tổng vốn vay 96 tỷ [5]. Hoạt động bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại bước đầu đã tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về điều kiện vay vốn (do năng lực tài sản thế chấp bị hạn chế), đáp ứng được nhu cầu ổn định và mở rộng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các dự án và phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được VDB bảo lãnh đã phát huy hiệu quả, doanh nghiệp trả được nợ vay cho các ngân hàng thương mại.

Đến VDB Bình Định để được bảo lãnh vay vốn ở NHTM là hướng đi rất hiệu quả nhằm giải quyết các khó khăn về TSĐB của DNNVV Bình Định trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, hiện tại rất nhiều doanh nghiệp không đi theo cách này. Chính vì vậy, số doanh nghiệp được bảo lãnh chưa nhiều. Con số 10 chứng thư bảo lãnh được cấp cho các DNNVV Bình Định chiếm chưa tới 0,1% số phương án cần vay vốn của DNNVV và được xem như “hạt muối

bỏ bể” so với khó khăn về TSĐB của doanh nghiệp.

Nguyên nhân của việc phát triển không hiệu quả loại hình bảo lãnh này là sự lấn cấn giữa chi phí và kỳ vọng của cả hai bên Bảo lãnh và được bảo lãnh. Không ít DNNVV, sau khi được các hiệp hội ngành nghề tư vấn, hoặc được chính các ngân hàng thương mại nhìn thấy khả năng phát triển nếu được tiếp vốn đã gợi ý nên tìm sự bảo lãnh của VDB. Thế nhưng một số doanh nghiệp băn khoăn trước chi phí tăng thêm, cụ thể nếu được bảo lãnh lại mất thêm khoản phí 0,05%/số tiền được bảo lãnh + lãi suất vay của ngân hàng thương mại. Đồng thời các thủ tục để được cấp bảo lãnh gần như không khác mấy so với thủ tục vay tại các ngân hàng thương mại, các DNNVV cũng phải thế chấp tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục yêu cầu từ VDB tương tự như yêu cầu tại các ngân hàng thương mại. Về phía VDB, qua một thời gian thực hiện bảo lãnh đã nảy sinh những vấn đề bất cập như một số khoản nợ VDB đã bảo lãnh nhưng không có khả năng thu vì những nguyên nhân bất khả kháng: thiệt hại do lũ lụt, Nhà nước thay đổi chính sách, chủ doanh nghiệp mất tích… VDB đã trả nợ thay nhưng chưa có cơ chế xử lý nguồn vốn này (nhà nước cấp bù hoặc xóa nợ cho VDB). Những nguyên nhân này là tác động khách quan nhưng các văn bản hướng dẫn của NHNN rất chậm chạp và chưa có hiệu quả xử lý triệt để. Quá trình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kéo dài do VDB đề nghị các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp cung cấp rất nhiều hồ sơ, giấy tờ chứng minh, thậm chí có trường hợp VDB từ chối thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay hoặc chỉ thực hiện một phần. Vì vậy, việc tiếp tục cung cấp bảo lãnh đang được VDB Bình Định xem xét cẩn trọng và hạn chế hơn, đồng thời thái độ chấp nhận bảo lãnh của VDB để các DNNVV vay vốn từ các ngân hàng thương mại cũng trở nên dè dặt và e ngại hơn.

* Thực trạng hoạt động của Quỹ đầu tư và phát triển Bình Định

Quỹ Đầu tư và phát triển Bình Định được thành lập theo Quyết định số 717/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 từ chuyển đổi hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP của Chính phủ, theo đó Quỹ Đầu tư phát triển địa phương chính thức hoạt động từ ngày 01/01/2012. Nhìn chung đây là một quỹ mới thành lập với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Quỹ được quản lý bởi UBND Tỉnh Bình Định (thông qua Sở Tài Chính) theo Quy định tại Nghị định 138/2007/NĐ-CP ngày 28/08/2007 và pháp luật hiện hành.

Do mới thành lập và đi vào hoạt động, Quỹ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện cơ sở vật chất, bộ máy nhân lực nên chưa có các biện pháp hỗ trợ tài chính nào đến DNNVV.

* Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Về hoạt động hỗ trợ xây dựng hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp, tại Bình Định chỉ có Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhận các bản đăng ký về sở hữu trí tuệ, một hoạt động rất nhỏ nhoi so với nhiệm vụ tạo dựng hình ảnh cho doanh nghiệp. Đi sâu hơn, Trung tâm Hỗ trợ phát triển CNTT Bình Định (Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định) cũng chỉ ở mức đang lấy ý kiến hoàn thiện Chương trình Khoa học và Công nghệ hỗ trợ phát triển 05 sản phẩm đặc trưng tỉnh Bình Định giai đoạn 2012-2015 là: Rựơu Bàu Đá, Chả cá Quy Nhơn, Bánh ít lá gai, Nón ngựa Phú Gia và Chiếu cói.

* Hỗ trợ thúc đẩy hình thành các quỹ đầu tư của hiệp hội

Hiện tại, Bình Định đã thành lập Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản Bình Định, Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Bình Định trực thuộc Thành đoàn Quy Nhơn và chuẩn bị thành lập CLB doanh nhân Bình Định, trực thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư. Nhìn chung các hiệp hội này chủ yếu hỗ trợ các doanh nghiệp về tìm kiếm thông tin thị trường cho sản phẩm đầu ra cũng như nguyên liệu đầu vào.

Chưa có hiệp hội nào đã thành lập các quỹ riêng để hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên.

Điển hình như Hiệp hội Sản xuất - XNK gỗ và lâm sản Bình Định (FPA Binhdinh) được thành lập theo Quyết định số 3413/QĐ-UBND ngày 24/09/1999 nhằm hỗ trợ, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Bình Định phát triển, xây dựng hình ảnh và thương hiệu đồ gỗ Bình Định. Hiệp hội có 80 doanh nghiệp hội viên, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến gỗ, cung cấp vật tư nguyên liệu, máy móc thiết bị cho ngành chế biến gỗ.Tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội có 3 nội dung chính như sau :

i). Hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau về vốn, đào tạo, môi giới, tư vấn kỹ năng quản lý doanh nghiệp, áp dụng công nghệ mới, … nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm;

ii). Hạn chế những hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xâm phạm đến lợi ích của nhau; cùng hợp tác sản xuất, phát triển thị trường và xây dựng hình ảnh cho sản phẩm Gỗ và Lâm sản của Bình Định;

iii). Tạo việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động trong ngành sản xuất, chế biến gỗ và lâm sản tại tỉnh Bình Định.

Thời gian qua, Hiệp hội chủ yếu tập trung nhiệm vụ cho 2 nội dung sau cùng và một phần tư vấn kỹ năng quản lý doanh nghiệp, áp dụng công nghệ mới, chia sẻ đơn hàng lẫn nhau. Riêng về hoạt động hỗ trợ vốn, do hơn 90%

hội viên đều đang hoạt động dựa vào vốn vay các ngân hàng địa phương vì vậy khả năng hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau về vốn hầu như không khả thi.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)