Hỗ trợ tiếp cận các thông tin về nguồn vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 82 - 88)

CÁC DNNVV TẠI BÌNH ĐỊNH

2.3. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾP CẬN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG THỜI

2.3.1. Hỗ trợ tiếp cận các thông tin về nguồn vốn

* Thông tin về nguồn vốn được chiếm dụng hợp pháp

Những nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp là nguồn vốn được các chủ đầu tư ứng trước để thực hiện hợp đồng. Khi đã thực hiện được một phần hợp đồng, khoản ứng trước này sẽ được trừ tương ứng theo tỉ lệ quy định trong hợp đồng. Nếu doanh nghiệp quản lý tài chính khéo léo, tiết kiệm và khoa học trong việc sử dụng nguồn vốn tạm ứng này thì có thể không cần tìm đến vốn ngân hàng.

Thông thường các nguồn vốn chiếm dụng dạng này có nhiều nhất ở các dự án công trình được thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, từ phát hành trái phiếu chính phủ hoặc các nguồn tài trợ ODA nhằm phục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Các nguồn vốn này do các Ban QLDA quản lý và đóng vai trò là chủ đầu tư (thường được gọi là bên A), các DNNVV được xem như nhà thầu (thường được gọi là bên B) phải đấu thầu theo quy định hoặc

được chỉ định thầu (theo cơ chế ưu đãi riêng nếu có) để thực hiện công trình phục vụ phát triển KTXH tỉnh. Đây là nguồn vốn khá lớn hàng năm và có chi phí chính thức gần như bằng không. Để chiếm dụng được nguồn vốn này, điều kiện tiên quyết là bên B phải trúng thầu và giành được hợp đồng thi công đó. Sau khi trúng thầu một công trình Ban QLDA công trình đó sẽ cho doanh nghiệp ứng một tỉ lệ vốn thích hợp (từ 10 - 30% tổng giá trị công trình) để thực hiện, đổi lại doanh nghiệp phải có bảo lãnh cam kết thực hiện hợp đồng và có bảo lãnh tạm ứng của một ngân hàng. Do đó, mấu chốt quan trọng nhất là làm sao có được thông tin quan trọng để chiến thắng trong cuộc đấu thầu.

Để có vốn thì nhà thầu phải thắng thầu, để thắng thầu thì theo lý thuyết nhà thầu đó phải hơn các nhà thầu còn lại về mọi mặt như: giá bỏ thầu phải thấp nhất, chất lượng sản phẩm cao hơn, năng lực thi công tốt hơn, kinh nghiệm nhiều hơn,... nhưng quan trọng nhất là quyết định từ tổ chấm thầu, thường gồm một số cá nhân nằm trong bên A, có vai trò quan trọng trong việc quản lý dự án. Do đó, để nắm chắc khả năng thắng thầu các nhà thầu thường tìm nhiều cách để làm quen, tạo quan hệ và được các cá nhân này thiên về nhà thầu đó khi chấm thầu. Các chi phí bỏ ra cho những việc này rất lớn, đặc biệt đối với những gói thầu giá trị cao, mà nếu doanh nghiệp trúng thầu có thể đạt được mức tăng trưởng lớn trong các năm tiếp theo. Thực tế tại Việt Nam nói chung và Bình Định nói riêng, các chi phí phi chính thức chính là chi phí quan trọng nhất để chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà thầu.

Theo số liệu do Sở Kế hoạch đầu tư Bình Định công bố [19]: Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh năm 2011 ước đạt 13.850 tỷ đồng, tăng gần 36% so với năm 2010. Trong đó: vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý là 1.954,93 tỷ đồng, gồm: vốn ngân sách tỉnh 1.131,76 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện, xã 776,80 tỷ đồng.

Năm 2012, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn

tỉnh dự kiến huy động 15.903 tỷ đồng, bằng 38,5% GDP. Tính đến 7 tháng đầu năm, Giá trị khối lượng vốn đầu tư XDCB Nhà nước do địa phương quản lý 7 tháng đầu năm đạt 784,854 tỷ đồng; đã thanh toán 762,7 tỷ đồng, đạt 48,2% so với kế hoạch năm. Trong đó vốn cân đối ngân sách địa phương ước đạt 524,6 tỷ đồng, đã thanh toán 506,6 tỷ đồng, đạt 56,28% kế hoạch năm 2012; Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu ước đạt 200,28 tỷ đồng, đã thanh toán 195 tỷ đồng, đạt 60,98% so với kế hoạch năm.

Bng 2.15 - Mt s d án đầu tư do địa phương qun lý được cp vn trong năm 2012

ĐVT: trđ TT Danh mục công trình, dự án Địa điểm

XD

Kế hoạch năm 2012

Tổng số 463.842

A VỐN NƯỚC NGOÀI (ODA) 130.000

B TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU 333.842

I Vốn theo Nghị Quyết số 30a 53.410

a Huyện Vĩnh Thạnh 19.510

Công trình chuyển tiếp

1 Cầu đường ĐT 637 xã Vĩnh Hiệp V. Hiệp 15.000

2 Bê tông xi măng kênh mương nội đồng (Làng Hà Ri) V. Hiệp 1.010

b Huyện Vân Canh Vân Canh 12.700

Công trình chuyển tiếp

1 Đường GTNT Canh Lãnh - Canh Thành Canh Hòa 3.700 2 Đường GTNT Canh Liên Canh Liên 9.000

c Huyện An Lão An Lão 21.200

Công trình chuyển tiếp

1 Xây dựng cầu trong Trung tâm cụm xã An Tân 1.500

2 BTKM Sông Xang An Hòa 3.700

3 Đường GTNT từ thôn 5-6 An Vinh An Vinh 16,000 (Nguồn : Ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 14/02/2012

của UBND tỉnh Bình Định)

Hàng năm, các thông tin về vốn đầu tư kinh tế xã hội tỉnh bằng từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau sau khi phê duyệt được quản lý bởi Sở Kế hoạch đầu tư của tỉnh. Căn cứ trên thông tin này các doanh nghiệp có khả năng, năng lực thực hiện các công trình được bố trí vốn trong năm sẽ xem xét chuẩn bị kế hoạch kinh doanh để tham gia đấu thầu. Tuy nhiên, hiện nay việc phổ biến các thông tin này chưa rộng rãi và còn mang nặng tính chất hành chính, hầu như chỉ công bố trên các trang web của Sở KHĐT nhưng rất khó tìm kiếm.

Hầu hết các doanh nghiệp không thể khai thác thông tin từ nguồn này mà tìm kiếm từ các Ban QLDA đang quản lý hoặc dự kiến quản lý các công trình mà doanh nghiệp quan tâm.

Bng 2.16 - Mt s d án đầu tư do địa phương qun lý được cp vn trái phiếu chính ph trong năm 2012

ĐVT: trđ Kế hoạch vốn TPCP

TT Danh mục Địa điểm

xây dựng Giai đoạn 2012-2015

Trong đó:

KH 2012

1 2 3 4 5

TỔNG SỐ 299.821 115.780

A NGÀNH GIAO THÔNG 183.011 53.970

1

Đường Canh Thuận - Canh Liên

(Đường đến TT xã Canh Liên) Vân Canh 30.511 3.970

2 Đường phía Tây tỉnh Các huyện 152.500 50.000

B NGÀNH Y TẾ 116.810 61.810

I Bệnh viện huyện 85.280 47.280

1 TTYT huyện An Lão An Lão 114 114

2 TTYT huyện Tuy Phước Tuy Phước 4.647 3.147 3 TTYT thị xã An Nhơn An Nhơn 3.973 3.242 4 TTYT huyện Phù Cát Phù Cát 8.767 5.767

5 TTYT huyện Phù Mỹ Phù Mỹ 843 843

6 TTYT huyện Hoài Ân Hoài Ân 4.222 2.722 7 TTYT huyện Vân Canh Vân Canh 1.445 1.445

8

TTYT TP Quy Nhơn - Nhà điều trị 251 giường

Quy Nhơn 61.269 30.000

I Bệnh viện tỉnh 31.530 14.530

1

Bệnh viện đa khoa tỉnh - Nhà điều trị 300 giường

Quy Nhơn 27.000 10.000

2 Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Quy Nhơn 2.000 2.000 3 Bệnh viện Tâm thần Quy Nhơn 2.530 2.530 (Nguồn: Ban hành kèm theo Quyết định số 198/QĐ-UBND ngày 18/04/2012

Do các DNNVV là đối tượng luôn yếu thế hơn so với các doanh nghiệp lớn trong quan hệ với Ban QLDA, vì vậy nếu chỉ theo cách chính thống, các thông tin cần thiết để DNNVV thắng thầu gần như rất khó đến được chủ doanh nghiệp. Như đã nói ở trên, do nguồn vốn này có nhiều ưu thế nên các chủ DNNVV sẵn sàng chấp nhận các chi phí không chính thức để có được thông tin.

* Thông tin về nguồn vốn cho vay

Hiện tại, để tài trợ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn các DNNVV đều trông chờ vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng trên địa bàn. Các nguồn vốn hỗ trợ cho DNNVV tại các ngân hàng hàng thường được giới thiệu như các gói tín dụng dành cho DNNVV. Do đặc điểm cạnh tranh lẫn nhau khá khốc liệt, thông tin về các gói tín dụng này tương đối đầy đủ và được các ngân hàng thông báo rộng rãi đến các chủ doanh nghiệp. Bất cứ

doanh nghiệp nào cũng có thể dễ dàng có được các tờ rơi, thông tin truy cập từ website, hoặc được cán bộ ngân hàng cung cấp thông tin chi tiết về lãi suất, số tiền vay, điều kiện vay của các sản phẩm thuộc các gói tín dụng này.

Vấn đề nhiều DNNVV quan tâm và tìm hiểu nhất đối với nguồn vốn vay của ngân hàng là chi phí của khoản vốn này. Do các ngân hàng là trung tâm trung chuyển vốn giữa người cần vốn (các doanh nghiệp) và người có vốn (các khách hàng gởi tiết kiệm), do đó lãi suất cho vay thường bằng lãi suất tiết kiệm cộng một khoản phí nhất định. Mặt bằng lãi suất tiết kiệm lại luôn gắn với lạm phát của nền kinh tế nhằm đảm bảo lãi suất thực dương cho người gởi tiền. Các thông tin về lạm phát luôn được thông cáo rộng rãi trên báo chí hàng tháng sau khi được các cơ quan nhà nước tính toán. Tóm tại, đối với nguồn vốn vay ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước gần như không cần hỗ trợ bất cứ biện pháp này để đưa thông tin về các nguồn vốn này đến doanh nghiệp. Chính bản thân thị trường (mà người bán là các ngân hàng) đã làm chức năng đó.

Đối với các nguồn vốn do các Công ty tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước, nguồn vốn này cũng tương đối nhiều kể từ khi thị trường chứng khoản đi vào hoạt động nhưng thường tập trung tại TP HCM và Hà Nội. Hai tiêu chuẩn cơ bản để các quỹ này đầu tư vào doanh nghiệp là doanh nghiệp phải minh bạch thông tin và có đội ngũ quản lý giỏi, tuy nhiên đây cũng là hai đặc điểm yếu nhất của DNNVV tại Bình Định. Đồng thời, tại TPHCM và Hà Nội đã tập trung rất nhiều DNNVV có chất lượng cao hơn, trong khi do đặc điểm địa lý, các doanh nghiệp tại Bình Định lại nằm khá xa hai trung tâm tài chính lớn của đất nước nên các nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư, nguồn vốn ODA hầu như không tìm đến các DNNVV tại Bình Định.

Đây gần như là thực trạng chung của các địa phương khu vực miền Trung.

Nếu có những nguồn vốn này thì DNNVV tại Bình Định cũng ít có cơ hội

được tiếp cận và nếu được tiếp cận, cũng có rất ít doanh nghiệp đủ điều kiện nhận được khoản đầu tư. Do đó, các thông tin về vốn từ các nguồn này không được quan tâm nhiều và cũng không có bộ phận nào quan tâm đến việc cung cấp thông tin về tiêu chí lựa chọn bỏ vốn của các quỹ đầu tư.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)