Quan hệ cấp dưỡng có yếu tô nước ngoài

Một phần của tài liệu Ebook quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở việt nam trong thời kì hội nhập quốc tế phần 2 TS nông đức (Trang 100 - 107)

CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

4. Quan hệ cấp dưỡng có yếu tô nước ngoài

Nghiên cứu pháp luật trong nước của Việt Nam vê vấn đê này, chúng ta nhận thấy, trưốc đây vấn đề điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng có yếu tô" nước ngoài chưa được đề cập

trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Đến năm 1993, Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài được ban hành đã có quy định: '"Nghĩa vu cấp dưỡng giữ a cha, m e và con được xác định theo pháp luật của nước nơi thường trú của người yêu cầu cấp dưỡng vào thời điểm có đơn yêu cầu" (khoản 1 Điều 14). Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa có điều khoản quy định vê q u a n hê cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài, nhưng theo Điều 7 của Luật này, khi phát sinh quan hệ cấp dưởng có yếu tô" nưốc ngoài các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam để giải quyết, tức là các quy định của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ cấp dưởng sẽ được áp dụng đôi vói quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nưốc ngoài. Khi nghiên cứu pháp luật Việt Nam về quan hệ cấp dưõng chúng ta thấy, trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có một số điều quy định về nghĩa vụ của cha, mẹ khi ly hôn không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải đóng góp phí tổn nuôi con hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các bên sau khi ly hôn, nghĩa vụ nuôi dưõng ông, bà và cháu, nghĩa vụ của anh, chị, em đùm bọc lẫn nhau trong trường hỢp không còn cha, mẹ... Tuy nhiên, các quy định nói trên, mối chỉ dừng ở nguyên tắc, thiếu cụ thể và chưa đầy đủ. Luật hôn nhân và gia đình

năm 2000 được ban h ành đã khắc phục được những nhược

điểm của Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Luật này đã dành một chương gồm 13 điều quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình.

Quan hệ hôn nhãn và gia đình có yếu tố nưòc ngoài ỏ VN...

Qua các quy định của Luật hôn nhản và gia đình về quan hệ cấp dưỡng có thê thấy quan hệ này có những đặc điểm cơ bản sau:

Quan hệ cáp dưỡng là loại quan hệ đặc hiệt ''không th ể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không th ể chuyển giao

cho người khác"(khoản 1 Điều 50 Luật hôn nhân và gia đình nỏm 2000), vì nó gắn liền với nhân thân của chủ thể (người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng). Trong quan hệ pháp luật gia đình, các quvên và nghĩa vụ vê tài sản luôn phát sinh, tồn tại và chârn dứt cùng với việc phát sinh, tồn tại và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ vê nhân thân. Điều đó có nghĩa là, quan hệ tài sản trong luật hôn nhân và gia đình luôn gắn liền với nhân thân của mỗi chủ thể mà không thể chuyển giao cho ngưòi khác. Chỉ khi nào các chủ thể có niối quan hệ nhân thân vối nhau thì mỏi có nghĩa vụ cấp dưẽng cho nhau. Khi quan hệ nhân thân chấm dứt thì nghĩa vạ vê cấp dưởng cũng theo đó mà chấm dứt.

- N ghĩa vụ cấp dưởng giữa các thành viên trong gia đình là nghĩa vụ có đi có lại nhưng không mang tính chất đồng th ^ và tuyệt đối. Pháp luật quy định các chủ thể có nghĩa vụ cấp dưởng cho nhau khi thoả mãn các điều kiện nhất định. Do đó, trong cùng thòi điểm thì không thể cả hai chủ thể cùng đồng thòi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau. Ví dụ, cha, mẹ phải cấp dưỡng cho con khi con chưa thành riên nhưng con chưa thành niên chỉ phải cấp dưỡng cho cha mẹ khi đã thành niên và có khả năng lao động.

Chương III. QĐ của PL hiện hành điểu chỉnh quan hệ gia đình...

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô' nước ngoài ỏ VN...

Hơn nữa, pháp luật quy định khi có các điều kiện nhất định thì các chủ thể mỏi phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau. Điều đó có thể hiểu khi không có các điều kiện đó thì các chủ thể không phải thực hiện nghĩa NTạ cấp dưỡng. Ví dụ, cha, mẹ không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên khi cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản.

- Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sỏ hôn nhân, huyết thông hoặc nuôi dưỡng. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 xác định phạm vi những ngưòi có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em vối nhau; giữa ông, bà nội, ông, bà ngoại và cháu; giữa vỢ và chồng. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ ''trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng mà trốn tránh nghĩa vụ đó thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này” (khoản 2 Điều 50). Điểu 107 quy định rõ hơn là “người nào không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thi tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc hị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thi phải bồi thường...”. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưởng còn được quy định tại Điêu 152 Bộ luật hình sự năm 1999. Cụ thể hơn, pháp luật nước ta quy định một sô biện pháp thiết thực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tại Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình.

Đôi vói các cá nhân, tổ chức cô V hoặc vô ý vi phạm các quy định vê hôn nhân và gia đình chưa đến mức truy cứu trách ahiệm hình sự thì xử lý theo Nghị định sô 87/200l^NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm hành chính t:ong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Nghị định này áp dụní cho cả cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong Luật hôn nhân và gia đình trên lãnh thỉ Việt Nam liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô nước ngoài. Điêu 12 của Nghị định trên đã quy định các hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiên đôl với các hành vi từ chối hoặc trôn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

ở đây, cần phân biệt sự khác nhau trong nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ngưòi th â n thích trong gia đình. N ghĩa vụ n u ô i dưỡng được đặt ra khi ngưòi có nghĩa vụ nuôi dưỡng và ngườr được nuôi dưỡng theo Luật hôn nhãr. và gia đình sông chung vối nhau. Còn nghĩa vụ cấp dưcing được đặt ra khi người có nghĩa vụ phải nuôi dưdng người khác do không cùng sống chung vói nhau thì phải cấp dưỡng cho người đó bằng cách đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người đó.

Trong trường hỢp ngưòi có nghĩa vụ nuôi dưỡng ngưòi khác

m à có hành vi trố n t r á n h , kh ông thực hiện n ghĩa vụ của

mình thì bị xử lý buôc phải thưc hiện nghĩa vụ của mình như quy lịnh đôi với ngưòi có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, nghĩa vụ cấp dưõrg giữa các thành viên trong gia đình bao gồm:

Chươnglll. QĐ của PL hiện hành điều chỉnh quan hệ gia đinh...

nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con (Điều 56, Điều 57), nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em (Điều 58), nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông, bà và cháu (Điều 59), nghĩa vụ cấp dưdng giữa vỢ và chồng (Điều 60).

Như vậy, các quy định trên của pháp luật Việt Nam được áp dụng đốì với quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài. Nghiên cứu pháp luật của một số nưóc vê quan hệ cấp dưỡng cho thấy, các nước này đã xây dựng các quy phạm xung đột nội địa để điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng có yếu tô nưốc ngoài. Chẳng hạn, trong quan hệ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con, đa sô pháp luật của các nước Tây Âu (Pháp, Đức, Bỉ, Italia...) áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của cha, mẹ để giải quyết quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài giữa cha, mẹ và con. Pháp luật của các nước Đông Âu (Ba Lan, Cộng hoà Séc và Slôvakia, Hunggari, Bungari và Liên bang Nga) xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyển lợi của người con trong quan hệ gia đình. Cho nên, pháp luật các nưốc này áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của ngưòi con để điều chỉnh quan hệ cấp dưỡng. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 chưa đề cập quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài. Do vậy, để đảm bảo cơ sở pháp lý cụ thể điều chỉnh các quan hệ cấp dưõng phát sinh trên thực tế, pháp luật nước ta cần có các quy định điều chỉnh quan hệ này.

Ngoài các quan hệ trên, pháp luật còn điều chỉnh quan hệ giữa ông, bà nội, ông, bà ngoại và cháu, giữa anh, chị,

Quan hộ hôn nhân và gia đỉnh có yếu tố nước ngoài ò VN...

em với nhau và giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, đối với quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có yếu tô" nước ngoài, các điều ước quốc tê mà Việt Nam ký kết vối các nước và trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa có điều khoản nào điêu chỉnh. Theo Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khi điều chỉnh các quan hệ này trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các quy định trong Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết.

Trong Luật hôn nhân và gia đình các quy định về môi quan hệ giữa các thành viên trong gia đình chiếm vị trí quan trọng nhàm điều chỉnh các quan hệ về nhân thân và tài sản giữa các thành viên, góp phần xây dựng và củng cố gia đình. Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã điều chỉnh quan hệ gia đình theo nghĩa hẹp, bao gồm quan hệ giữa vỢ và chồng, giữa cha, mẹ và con, còn những quan hệ nhân thân và tài sản giữa những người thân thích khác (quan hệ giữa các thành viên gia đình theo nghĩa rộng) thì Luật năm 1986 chưa có quy định cụ thể, ngoài một điều quy định về nghĩa vụ nuôi dưỡng lẫn nhau giữa ông, bà và cháu trong trường hỢp cháu không còn cha, mẹ hoặc ông, bà không còn con, nghĩa vụ đùm bọc lẫn nhau giữa anh, chị, em trong trường hỢp không còn cha, mẹ (Điều 27 Luật năm 1986). Ngoài ra, qua quá trình thực thi Luật năm 1986 cho thấy, pháp luật cần có quy định cụ thề để điều chỉnh môl quan hệ giữa các thành viên trong gia đình toàn diện và cụ thể hơn.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã dành Chương

Chưđng III. QĐ của PL hiện hành điều chỉnh quan hệ gia đinh...

V quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ giữa ông, bà nội, ông, bà ngoại và cháu; giữa anh, chị, em vói nhau và giữa các thành viên trong gia đình (các điều 47, 48, 49) nhằm gìn giữ và phát huy truyền thốhg tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Theo nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật (Điều 7 Luật hôn nhăn và gia đinh Việt Nam), các quy định này cũng được áp dụng để điểu chỉnh quan hệ giữa các thành viên trong gia đình có yếu tô" nước ngoài.

II. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM KÝ KẾT HOẶC THAM GIA ĐIỂU CHỈNH QUAN HỆ GIA ĐÌNH c ó YẾU Tố

NƯỚC NGOÀI

Tương ứng vói quan hệ gia đình quy định trong pháp luật Việt Nam, điều ước quốíc tê Việt Nam ký kết hoặc tham gia điều chỉnh nhóm các quan hệ gia đình sau:

Một phần của tài liệu Ebook quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở việt nam trong thời kì hội nhập quốc tế phần 2 TS nông đức (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)