CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
2. Thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đinh có yếu tô nước ngoài ở khu vực biên giới
Trong những năm gần đây, những quan hệ hôn nhân và gia đình (kết hôn, nhận cha, mẹ cho con, nuôi con nuôi...) giữa công dân Việt x\am ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng có chung đưòng biên giói với Việt Nam diễn ra khá phổ biến. Các cơ quan tư pháp của nước ta đã phải xử lý không ít các vấn đề phức tạp có liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô" nưóc ngoài. Cùng vối sự phát triển mạnh mẽ của giao lưu dân sự, thương mại thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nưốc ngoài ở vùng biên giới ngày càng phát triển hơn, đòi hỏi phải có quy định phù hỢp với tình hình cụ thể ở khu vực này. Luật hôn nhân và gia đình nám 2000 ban hành đã đáp ứng được yêu cầu đó. Những quy định của Luật đã có tính khả thi,
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô' nước ngoài ở VN...
đảm bảo quyền và lợi ích hỢp p h áp của các bên đương sự trong quan hệ hôn n h â n và gia đình có yếu tô" nước ngoài.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về th ẩ m quyền giải quyết các việc vê quan hệ hôn n h â n và gia đình có yếu tố nước ngoài ở vùng biên giối phù hỢp với thực tê hiện nay. Tại khoản 1 Điều 102 quy định: “Việc đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam do Chính phủ quy định". Đây là quy định “mở” của Luật năm 2000, tức là các th ủ tục về h à n h chính liên q u an tới các qu an hệ trê n sẽ được quy định trong văn bản riêng của Chính phủ. Trong Nghị định sô" 68/CP đã dành Chương V quy định đăng ký k ế t hôn, n h ậ n cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tô" nước ngoài ở khu vực biên giới. Tại Điều 66 Nghị định quy định, u ỷ b an n h â n n h â n d ân cấp xã, nơi thưòng tr ú của công dân Việt Nam ỏ khu vực biên giói thực hiện việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giói vói công dân của nưóc láng giềng cùng thưòng trú ở khu vực biên giới vói Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam vê đăng ký hộ tịch. Như vậy, thẩm quyền giải quyết các việc vê đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giói (bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường hiên giới quốc gia trên đất liền của Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 2
Chương III. QĐ của PL hiện hành điểu chỉnh quan hệ gia dinh...
Nghị định sô 34 /2000 / NĐ-CP ngày 18/8/2000 về quy chế khu vực biên giới đất liền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và công dán của nưốc láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giối với Việt Nam (công dân Lào, Trung Quốc, Campuchia) sẽ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân xã nơi thường trú của công dân Việt Nam. Đây là sự cụ thể hoá quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Trong những năm qua, hiện tượng không đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam vối người nưóc ngoài ở khu vực biên giói là phổ biến.
Một trong các nguyên nhân của hiện tượng này là do Nghị định số 184/CP quy định thẩm quyền đăng ký thuộc ư ỷ b an n h ân dân cấp tỉnh, do điều kiện đi lại khó khăn, th ủ tục hồ sơ, giấy tò phức tạp, lệ phí cao nên đã dẫn đến vi phạm pháp luật. Việc Luật quy định thẩm quyền thuộc ưỷ ban nhân dân xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam trong việc đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi với công dân của nước láng giềng.
Cùng vối quy định thẩm quyền về hành chính, khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình còn quy định thẩm quyển giải quyết tranh chấp (tô" tụng) liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô" nước ngoài ở vùng biên giới. Quy định này là hoàn toàn hỢp lý, vì xuâ't phát từ thực tế công dân Việt Nam sinh sống ỏ khu vực biên giới lấy vỢ, lấy chồng là người Trung Quốc, Lào, Campuchia, giữa họ thường có môl quan hệ gần gũi với nhau về điều kiện sinh sông, họ quan niệm lấy nhau chỉ cần họ hàng chứng kiến. Đa
số các trường hỢp ngưòi dân giáp biên giới sống chung với nhau, sinh con, khi không hỢp n h au thì tự giải quyết mà không có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Vì vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định Toà án cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết nhằm tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thực hiện tốt các quyền tô" tụng dân sự, bảo đảm quyền và lợi ích hỢp pháp của họ, ổn định quan hệ xã hội cũng như để các quy định của Luật đi vào cuộc sông ở các vùng biên giói. Khi các toà án huyện, quận, thị xã, thành phô" thuộc tỉnh nơi thường trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô" nưóc ngoài ở khu vực biên giói, thì áp dụng quy định của Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Trước đây, theo Pháp lệnh năm 1993, các tranh chấp liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô nước ngoài đều thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh. Việc pháp luật quy định thẩm quyền thuộc Toà án cấp tỉnh giải quyết cũng xuất phát từ nhiều lý do. Trưóc hết, do đây là quan hệ tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được giải quyết ở những cơ quan có thẩm quyền cao vối những thẩm phán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tôt. Nhưng tất cả các tranh chấp trong quan hệ hôn nhân và gia đình ỏ khu vực biên giói đều thuộc Toà án cấp tỉnh giải quyết thì đó lại là điểm không hỢp lý, bởi vì:
- Về điều kiện địa lý. Do địa hình hiểm trở, đặc biệt là
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô' nưóc ngoài à VN...
ở các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít ngưòi, nên giao thông liên lạc gặp rất nhiều khó khăn. Theo quy định của pháp luật thì việc kết hôn, nuôi con nuôi... có yếu tô nước ngoài phải được tiến h àn h trưóc cơ q u a n có th ẩ m quyền ở cấp tỉnh. Thực tế, các bên muôn kết hôn với nhau thường là những người sinh sôVig trên cùng một địa bàn giáp ranh giữa Việt Nam vối các nưốc láng giềng vôh rất xa trung tâm tỉnh lỵ. Do đó việc đến cơ quan có thẩm quyền có trụ sở đóng ỏ tỉnh lỵ để đăng ký kết hôn, nuôi con nuôi là một việc khó khăn đốỉ với đương sự;
- Về điều kiện kinh tê xã hội. Trừ một sô" khu vực cửa khẩu có giao lưu thướng mại phát triển như Đồng Đăng (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), nhìn chung, điều kiện kinh tê và thu nhập của nhân dân thuộc khu vực vùng biên giới là thấp. Việc phải nộp lệ phí theo quy định hiện hành là quá cao so với thu nhập thực tê của nhân dân vùng biên giới.
Do vị trí địa lý liền kê nhau nên đòi sống của những người dân khác quôc tịch ỏ đây rất gần gũi, việc dân cư các huyện, xã giáp biên qua lại giao lưu buôn bán là việc hết sức bình thường, nhưng thực tê đó lại phát sinh nhiều quan hệ hôn nhân và gia đình và tính chất ngày càng phức tạp. Khi phát sinh tranh chấp vê các quan hệ đó, do trình độ dân trí còn kém, ý thức pháp luật hạn chế nên họ tự giải quyết mà không có sự can thiệp của các cơ quan tư pháp.
Để khắc phục điểm không hỢp lý đó, Luật hôn nhân và
Chưdng III. QĐ của PL hiện hành diều chỉnh quan hệ gia đình...
gia đình năm 2000 quy định thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết là phù hỢp với thực tê hiện nay. Việc phân định thẩm quyền này, một mặt đảm bảo thích ứng với trình độ dân trí ở đây, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền lợi kịp thòi của công dân trong quan hệ hôn nhân và gia đình, mặt khác tránh được tình trạng dồn ép công việc cho Toà án nhân dân cấp tỉnh, đồng thòi tháo gỡ được khó khăn do thực tiễn phát sinh đốì vói đồng bào ỏ khu vực biên giói trong việc thực hiện quyền tham gia tô" tụng của mình. Việc phân định thẩm quyền cho Toà án cấp huyện giải quyết các việc hôn nhân và gia đình ở vùng biên giới, hoàn toàn phù hợp với chủ trương tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án nhân dân cấp huyệĩL
Hiện nay, ở một sô" tỉnh biên giói (Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng...) tình hình trẻ em là ngưòi nước ngoài được các gia đình ở vùng biên giới nhận về nuôi dưỡng không qua thủ tục nhận con nuôi diễn ra khá phổ biến.
Quan hệ hôn nhân và gia đinh có yếu tố nước ngoài ỏ VN...
Ví dụ, tại tỉnh Cao Bằng có 23 trẻ em là người nước ngoài (không rõ nguồn gốc cha, mẹ và nơi sinh của trẻ ở Trung Quốc) được các gia đình ở Cao Bằng nhận về nuôi'".
Bộ Tư pháp (1999), Báo cào kết qủa công tác của đoàn càn bộ liên ngành Tư pháp - Ngoại giao - Công an tỉnh Cao Bằng.
Chưđng III. QĐ của PL hiện hành điểu chỉnh quan hệ gia đỉnh...
Bên cạnh đó, số lượng trẻ em là con lai bị đẩy trỏ lại Việt Nam trong khi mẹ (phụ nữ Việt Nam) vẫn đang ở Trung Quốc. Sô trẻ em này được họ hàng bên ngoại (chủ yếu là ông bà) ở Cao Bằng chấp nhận nuôi dưởng. Tổng sô cơn lai được đưa sang Việt Nam nuôi dưỡng (cả sô" đang sóng với mẹ và sô đang sống với họ hàng bên ngoại) là 35 người"'. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng ở các tỉnh này đã triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn những hiện tượng trên như tăng cưòng phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là pháp luật về quốc tịch, hộ tịch, quản lý chặt chẽ công tác hộ tịch, hộ khẩu, chú trọng việc lập hồ sơ quản lý chặt chẽ con lai đưa vê Việt Nam nuôi dưỡng và trẻ em là ngưòi nước ngoài được nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, tình hình vẫn diễn biến theo chiều hưống ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó, nhằm tạo điều kiện cho công dân Việt Nam kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi trong quan hệ với các nưóc láng giềng, Nghị định sô 68/CP quy định khá đơn giản vê hồ sơ, giấy tờ, trình tự, thủ tục đăng ký... các loại vụ việc này.
Vê thủ tục hợp ph áp hoá lành sựy công chứng các giấy tờ liên quan tởi việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Nghị định số68/CP quy định các giấy tò do cơ quaii, tổ chức nưóc ngoài cấp,
Bộ Tư pháp (1999) Tài liệu đã dẫn.
công chứng, chứng thực ỏ nước ngoài để sử dụng cho việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam phải đưỢc Cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hỢp pháp hoá. Tuy nhiên, trong trường hỢp kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam và công dân nước láng giềng cùng cư trú tại khu vực biên giối, thì các thủ tục về giấy tò áp dụng cho việc kết hôn nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tô" nước ngoài trên đây được miền.
Điều 67 Nghị định sô" 68/CP quy định: giấy tồ của cơ quan, tổ chức của nước láng giềng cấp chứng thực ở nưốc đó đ( sử dụng tại Việt Nam vào việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi ở khu vực biên giói được miễn hỢp pháp hoá lãnh sự. Các giấy tờ trên đây được dùng cho việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi ỏ Việt Nam bằng ngôn ngữ của nưóc láng giềng phải đưỢc dịch ra tiếng Việt và có cam kết của ngưòi dịch về việc dịch đúng nội dung mà không cần phải công chứng bản dịch.
Đối với m ức lệ p h í d ă n g ký k ế t hôn, n h ậ n cha, mẹ, con, n u ô i con nuôi, v ề nguyên tắc, người xin đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi phải đóng lệ phí.
Theo quy định trước đây, mức lệ phí được áp dụng chung cho tất cả các việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tô nước ngoài mà không có sự phân biệt. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 68 của Nghị định số 68/CP thì mức lệ phí của các trường hỢp trên giữa công dân Việt Nam cư trú ở vùng biên giói với công dân nước ngoài cùng
Quan hệ hôn nhân và gia đỉnh có yếu tô' nước ngoài ỏ VN...
Chương III. QĐ của PL hiện hành điều chỉnh quan hệ gia đinh...
nơi cư trú tại khu vực biên giới giữa Việt Nam với các nưóc láng giềng sẽ theo mức phí quy định áp dụng trong trường hợp công dân Việt Nam ở trong nưóc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi vói nhau.
Như vậy. với đặc thù khác biệt ở khu vực biên giói, pháp luật nước ta đã có quy định riêng áp dụng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ở khu vực này. Những quy định trên đây đã thế hiện sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất của Nhà nước ta đôl vối các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô nưóc ngoài của công dân Việt Nam vói công dân nưốc láng giêng cùng chung sông ở khu vực biên giới. Quan điểm này được xây dựng trên cơ sở những đặc điểm vê điều kiện kinh tê và xã hội ở các vùng biên giối giữa Việt Nam với các nưốc láng giềng, do đó các quy định này trên thực tê có tính khả thi hơn và đảm bảo quyền và lợi ích hỢp pháp của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới.
Quan hệ hôn nhân và gia dinh có yếu tố nước ngoài ỏ VN...