CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
2. Quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Để điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi có yếu tô" nưóc ngoài, Nhà nưốc ta đã ký kết một sô" điều ưốc quốc tế điểu chỉnh vấn đề ngưòi nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi cũng như công dân Việt Nam nhận con nuôi là ngưòi nưóc ngoài. Trong sô điêu ưốc quổc tê đó, HĐTTTP giữa núớc ta và các nưỏc giữ vai trò quan trọng trong điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nưóc ngoài. Các HĐTTTP đã ghi nhận các quy phạm xung đột thống nhất để giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này.
Chưdng III. QĐ của PL hiện hành điều chỉnh quan hệ gia đỉnh...
Nguyên tắc chủ đạo điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi giừa các nước ký kết là nguyên tắc quốc tịch của người nhận nuôi. Theo các HĐTTTP, việc nhận và huỷ bỏ nuôi con nuôi tuân theo pháp luật của nước ký kết mà người nhận nuôi hay xin huỷ bỏ việc nuôi con nuôi là công dân. Trong trường hợp vỢ chồng người nhận nuôi có quốc tịch khác nhau thì việc nhận và huỷ bỏ nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật của cả hai nước ký kết. Hiệp định giữa Việt Nam - Liên bang Nga còn quy định, nếu vỢ chồng cùng thường trú trên lãnh thổ của một bên ký kết thì áp dụng pháp luật nơi hai vỢ chồng cùng thường trú (khoản 3 Điều 30)', Hiệp định Việt Nam - Ba Lan cho phép chọn pháp luật của nước ký kết này hoặc nưóc ký kết kia nếu vỢ, chồng khác quốc tịch cùng nhận một đứa trẻ làm con nuôi (khoản 2 Điều 30).
Ngoài ra, một sô HĐTTTP điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi trên cơ sở nguyên tắ c lu â t quốc tịch của con nuôi.
Theo Hiệp định Việt Nam - Lào, việc nhận con nuôi tuân theo pháp lu ậ t nưốc ký kết m à trẻ em là công dân (khoản 1 Điều 31). Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi;
thay đổi, chấm dứt việc nuôi con nuôi tuân theo pháp luật nưóc cha, mẹ nuôi là công dân. Nếu cha, mẹ khác quốc tịch, tuân theo pháp luật nước ký kết nơi ngưòi con nuôi cư trú.
Điều 29 Hiệp định Việt Nam - ưcraina quy định: “Việc nhận nuôi trẻ em là công dàn của Bên ký kết này nhưng thường trú trên lảnh thổ Bên ký kết kia được tiến hành theo pháp luật của Bên ký kết mà trẻ em là công dân". Theo Hiệp định Việt Nam - Hungari, việc nhận nuôi con nuôi
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nưóc ngoài ỏ VN...
tuân thso pháp luật của nước ký kết mà ngưòi nhận nuôi là công dân. Nếu đứa trẻ được nhận làm con nuôi là công dán củe nưốc ký kết kia thì cũng phải tuân theo những quy định của pháp luật nưốc đó vê điều kiện nuôi con nuôi.
Sự fa đòi của các HĐTTTP đã thể hiện bưóc phát triển quan tn n g trong tiến trình hỢp tác quốc tê giữa Việt Nam và các nưốc, nhất là trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tô"
nưóc nỊ:oài. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hiệp định song phương có phạm vi điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi giữa nước ta với các nước ký kết liên quan, trong khi thực tê của việc nuòi con nuôi lại diễn ra hết sức đa dạng, vượt khỏi sự điều chinh này bởi trẻ em Việt Nam chủ yếu làm con nuôi ở những nước mà Việt Nam chưa ký HĐTTTP. Như vậy, để giải quyết tôt quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nưóc ngoài, ngoài việc xây dựng những nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong các HĐTTTP, Việt Nam cần sỏm tham gia các công ước quôc tê có tính chất toàn cầu điểu chỉnh quan hệ nuôi con nuôi giữa các nưóc.
Nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi ngày càng phát triển giữa công dân hai nước Việt Nam và Cộng hoà Pháp, ngày 01/02/2000 Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định hỢp tác vê nuôi con nuôi giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Pháp. Đây là Hiệp định đầu tiên giữa Việt Nam và nước ngoài có nội dung chi điều chỉnh về nuôi con nuôi quốc tế. Hiệp định n ày điều chỉnh trường hỢp trẻ em là công d ân của nưóc ký ChươngIII. QĐ của PL hiện hành điểu chỉnh quan hệ gia đình...
kết này thưòng tr ú trên lãnh th ổ nước đó, được một người hoặc một cặp vỢ chồng thường tr ú trên lã n h thổ của nưốc ký kết kia xin nhận làm con nuôi. Hiệp định áp dụng đôi với việc nuôi con nuôi là trẻ em đang ở trong các cơ sở nuôi dưỡng được th à n h lập hỢp pháp tại các tỉnh, th à n h phô"
trực thuộc trung ương. Trong trường hỢp trẻ bị mồ côi, bị tà n tật, ngưòi xin nh ận con nuôi trưốc đây đã n h ậ n an h , chị, em ruột của trẻ em đó làm con nuôi hoặc vì lý do n h â n đạo được Bộ Tư pháp chấp thuận, thì giải quyết cho ngưòi xin n h ậ n con nuôi được xin đích d a n h trẻ em đó từ gia đình.
Theo Hiệp định hỢp tác nuôi con nuôi, việc quyết định cho trẻ em làm con nuôi thuộc th ẩ m quyền cơ q u an n h à nước của nước ký kết mà trẻ em là công dân. Trong trường hỢp pháp lu ậ t của nưóc ký kết nơi ngưòi xin n h ậ n con nuôi thường tr ú quy định một h ìn h thức nuôi con nuôi đòi hỏi phải có quyết định mới vê' việc nuôi con nuôi, th ì quyết định đó thuộc th ẩm quyền cơ qu an n h à nưốc của nước ký kết nơi người xin nhận con nuôi thường trú (Điều 7). Việc xác định cá nhân, tổ chức có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi và hình thức th ể hiện sự đồng ý đó tu â n theo ph áp lu ậ t của nưóc ký kết mà trẻ em là công dân.
Mô h ìn h cho n h ậ n con n u ô i theo Hiệp định hỢp tác nuôi con nuôi, được xây dựng dựa trê n mô h ìn h cho n h ậ n con nuôi của Công ước La Haye năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hỢp tác quốc tê trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nưóc, có một số điểm khác với mô h ình cho n h ậ n con nuôi
Quan hệ hôn nhàn và gia đinh có yếu tố nước ngoài ỏ VN...
theo Nghị định sô 184/CP. Đó là, quy định vê việc giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi và có sự tham gia của tổ chức con nuôi. Theo quy định của Hiệp định, cả hai bên Việt Nam và Pháp đều phải chỉ định cơ quan trung ương để thi hành Hiệp định. Vê phía Pháp, là cơ quan con nuôi quốc tê trực thuộc Bộ Ngoại giao Pháp. Vê phía Việt Nam, là cđ quan con nuôi quôc tê thuộc Bộ Tư pháp. Cđ quan trung ương của hai bên ngoài nhiệm vụ trực tiếp thụ lý hồ sơ xin nhận con nuôi còn có trách nhiệm cùng hỢp tác giải quyết những vưóng mắc trong quy trìn h cho n h ậ n con nuôi giữa hai bên và là cơ chê đế theo dõi sự phát triển của trẻ em ngav cả sau khi trẻ em đã vê Pháp. Ngoài ra, theo quy định của Hiệp định, các tổ chức con nuôi của Pháp có đủ điều kiện sẽ được cấp phép hoạt động nhân đạo phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam. Việc cho phép các tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi, không chỉ giúp ngưòi xin nhận con nuôi mà những hoạt động tài trỢ của các tổ chức này còn hỗ trỢ một phần về tài chính cho các cơ sỏ nuôi dưỡng và là cầu nôi để đảm bảo việc cung cấp thông tin về tình trạng phát triển của trẻ em ngay cả sau khi đã được nhận làm con nuôi.
Ợuỵ trìn h g iả i q uyết hồ sơ x in n h à n con nuôi, cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc cho nhận con nuôi là u ỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi trẻ em thưòng trú. Theo quy trình của Hiệp định, ngưòi xin nhận con nuôi không trực tiếp nộp hồ sờ tại sở Tư pháp mà nộp tại cơ quan con nuôi Chường III. QĐ của PL hiện hành điểu chỉnh quan hệ gia đinh...
quốc tê của Pháp. Thông qua Đại sứ quán Pháp, hồ sơ này
được chuyển cho Bộ Tư pháp để Bộ Tư pháp chuyên cho ư ỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Chỉ sau khi được sở Tư pháp thông báo về trẻ em đưỢc giới thiệu, người xin n h ậ n con nuôi mối đến Việt Nam để hoàn tất thủ tục (nộp lệ phí, khám sức khoẻ cho trẻ) và làm lễ giao nhận con nuôi...
Hiệp định hỢp tác vê' nuôi con nuôi giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp đã tạo ra cơ chê hỢp tác giữa hai Nhà nước. Thông qua các cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của hai bên đã bảo đảm việc cho và nhận nuôi con nuôi đúng pháp luật, đúng mục đích nhân đạo, hạn chê đến mức thấp nhất những biểu hiện tiêu cực và theo dõi được tình hình phát triển của trẻ em cho đến khi trẻ em 18 tuổi. Trên cơ sở Hiệp định hỢp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp, Việt Nam ký Hiệp định về nuôi con nuôi với một sô" nước khác như: Hiệp định hỢp tác về nuôi con nuôi giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đan Mạch năm 2003, Việt Nam - Italia năm 2003, Việt Nam - Ai len năm 2003, Việt Nam - Thuỵ Điển năm 2004, Việt Nam- Canada năm 2005, Việt Nam- Hoa Kỳ năm 2005, Thoả thuận vê nuôi con nuôi vói Quebec ngày 15/9/2005 và với Vương quốc Bỉ thì Việt Nam ký Hiệp định nuôi con nuôi vỏi Cộng đồng nói tiếng Pháp, Cộng đồng nói tiếng Đức và Cộng đồng nói tiếng Hà Lan tháng 3 năm 2005. Các hiệp định này về cơ bản đã kê thừa và phát triển các quy định của hiệp định Việt Nam và Pháp. Việc ký Hiệp định này, giúp Việt Nam
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài ỏ VN...
có thêm kinh nghiệm đề chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu, xem xét phê chuẩn Công ước La Haye năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hỢp tác quôc tê trong lĩnh vực nuôi con nuôi. Công ước này đã có trên 50 nước thành viên (trong đó có nhiều quốc gia châu A và Đông Nam A như Pêru, Trung Quốc, Philippine...). Công ước La Haye 1993 là công ưốc đầu tiên mang tính phô cập cũng là công ưốc quan trọng nhất từ trước đến nav trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Công ưổc được cộng đồng quốic tê và các quốc gia có liên quan trong đó có Việt Nam đánh giá cao. Việt Nam đã tham gia từ quá trình soạn thảo Công ước và là 1 trong 64 nước nhất trí thông qua và ký vào văn kiện cuối cùng của Công ưốc. Do vậy, chúng tôi cho rằng Việt Nam nên sớm gia nhập Công ưốc La Haye 1993 Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu những nội dung cơ bản của Công ước có thế nhận thấy một sô các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực nhận con nuôi chưa phù hỢp vói Công ước.
Bên cạnh đó, Điều 40 Công ưóc quy định không chấp nhậi\
việc đưa ra bảo lưu đôl vói Công ưóc. Vì vậy, đây là vấn đề chúng ta phải đặc biệt quan tâm giải quyết khi gia nhập Công ước. Đê gia nhập Công ước, Việt Nam cần phải giải quyết các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, vê sự đồng ý của ngưòi mẹ đẻ. Công ước La Haye năm 1993 quy định; Người mẹ chỉ có thê đồng ý cho trẻ làm con nuôi sau khi đứa trẻ ra đời. Quy định này cũng đưỢc ghi nhận trong pháp luật của hầu hết các nưóc. Nhưng ở Việt Nam, vấn đê này chưa được đề cập, điều này gây khó
Chương III. QĐ của PL hiện hành điều chỉnh quan hệ gia đinh...
khăn, lúng túng cho các nhà chức trách Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục nuôi con nuôi giữa các nưóc.
Thứ hai, về thòi gian thử thách. Công ước La Haye 1993 quy định: Trong thòi gian thử thách, nếu cơ quan trung ương của nước nhận cho rằng nếu để cho cha mẹ nuôi tương lai tiếp tục chăm sóc trẻ không còn đáp ứng một cách tôt nhất lợi ích của trẻ thì cơ quan này sẽ đưa trẻ ra khỏi gia đình cha mẹ nuôi tương lai và giao trẻ cho một gia đình khác chăm sóc (có sự tham khảo ý kiến của cơ quan trung ương nước gốc) hoặc thu xếp cho trẻ vào cơ sở nuôi dưỡng khác, trong trường hỢp cần thiết thì cơ quan này có thể cho trẻ hồi hương. Trong khi đó pháp luật Việt Nam không quy định về thòi gian thử thách và vì vậy cũng không có cơ quan nào trực tiếp phụ trách giải quyết đôi với những trưòng hỢp các em được gửi trả lại.
Thứ ba, vê môi quan hệ giữa trẻ đã được cho làm con nuôi và cha mẹ đẻ. Công ưóc quy định: Việc công nhận nhận con nuôi bao gồm việc công nhận sự cắt đứt mối liên hệ tồn tại trưốc đó giữa trẻ đã được cho làm con nuôi và cha mẹ đẻ nếu việc nhận con nuôi này có hậu quả như vậy tại nước nơi thực hiện việc nhận con nuôi đó. Như vậy, giừa cha mẹ đẻ và trẻ không còn bâ't cứ một môi quan hệ pháp lý nào. Còn theo pháp luật Việt Nam, việc nhận con nuôi không làm cắt đứt môl quan hệ nhân thân và tài sản giữa
cha mẹ đẻ và trẻ đã được cho làm con nuôi. Đứa trẻ đã được• • • cho làm con nuôi vẫn có quyền thừa kê tài sản của cha mẹ
Quan hệ hôn nhân và gia đỉnh có yếu tố nưóc ngoài ở VN...
đẻ và ngược lại, cha mẹ đẻ vẫn có quyển thừa kê tài sản của người con dã cho làm con nuôi. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, việc nhận con nuôi làm phát sinh sự tồn tại song song hai môi quan hệ: môi vquan hộ giữa đứa trẻ và cha mẹ đẻ và môi quan hệ giữa đứa trẻ và cha mẹ nuôi. Đây là điểm khác biệt cơ bán giữa quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Công ước. Khi gia nhập Công ước, Việt Nam cũng phái đặc biệt lùu ý vê vấn đê này.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình tích cực chuẩn bị tiến tới phê chuẩn và trơ thành thành viên chính thức của Công ước. Việc gia nhập này sẽ là bước quan trọng đánh dấu sự hoà nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốíc tê trong lĩnh vực tư pháp quôc tế - lĩnh vực ngày càng trở nên quan trọng đối với Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quôc tế.
Ngoài việc xây dựng các quy phạm xung đột để xác định pháp luật áp dụng đối vói quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nuớc ngoài, các điêu ước quôc tế mà Việt Nam ký với các nước còn có các quy phạm đê xác định thấm quyền giải quyết các việc này. Theo các HĐTTTP, nguyên tắc cơ bản đế xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về nuôi con nuôi là nguyên tắc luật quôc tịch của người nhận nuôi. Nếu ngưòi nhận nuôi có quốc tịch khác nhau, áp dụng quy tắc nơi thường trú hoặc tạm trú chung, hoặc tạm trú chung cuối cùng (khoản 4 Điều 28 Hiệp định với Liên Xô, Điều 27 Hiệp định với Tiệp Khắc, khoản 4 Điều 28 Hiệp định với Cu Ba,
Chương III. QĐ của PL hiện hành điếu chỉnh quan hệ gia đình...
khoản 4 Điều 40 Hiệp định với Hungari, Điều 31 Hiệp định với Ba Lan, khoản 4 Điều 29 Hiệp định với Mông cổ, khoản 2 Điều 32 Hiệp định với Bêlarút). Hiệp định với Bungari còn
quy định áp dụng quy tắc thẩm quyền song song (tức cơ quan tư pháp của cả hai nước đểu có thẩm quyền), nếu vợ, chồng cùng nhận nuôi đứa trẻ nhưng khác quốc tịch và đồng thòi không có nơi thưòng trú chung (khoản 3 Điều 25).
Riêng HĐTTTP giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Việt Nam với Ucraina lại xác định thẩm quyền theo nguyên tắc khác. Cả hai hiệp định đều quy định thẩm quyền giải quyết việc nhậh nuôi con nuôi hoặc huỷ bỏ việc nuôi con nuôi sẽ thuộc cơ quan tư pháp của nưóc ký kết mà người con nuôi là công dân. Đồng thòi, các hiệp định đó còn quy định, con nuôi là công dân của nưốc ký kết này nhưng thường trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia nơi ngưòi con nuôi thưòng trú thì nước ký kết đó cũng có thẩm quyền (khoản 5 Điều 30 Hiệp định với Nga, khoản 5 Điều 29 Hiệp định với Ucraina). Hiệp định với Lào quy định, cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc nhận nuôi con nuôi là cơ quan của nước mà con nuôi là công dân. Nhưng thẩm quyền giải quyết quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi, thay đổi, chấm dứt nuôi con nuôi lại thuộc cơ quan của nước ký kết nơi người con nuôi cư trú.
Như vậy, các HĐTTTP đã xác định cụ thể thẩm quyền giải quyết các việc liên quan đến quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nhờ việc phân định đó đã loại trừ xung
Quan hệ hôn nhân và gia dỉnh có yếu tố nước ngoài ở VN...