CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Quan hệ giữa cha, mẹ và con có yếu tố nưổc ngoài
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tô' nưóc ngoài ở VN...
Điểu ước quốc tê Việt Nam ký kết vối nước ngoài (chủ yếu là các HĐTTTP), điều chỉnh quan hệ giữa cha, mẹ và con, bao gồm quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con; vấn đề xác định cha, mẹ, con.
Quan hệ pháp lý gĩữa cha, mẹ và con
HĐTTTP Việt Nam ký kết với các nưóc, đều ghi nhận
các quy phạm xung đột thông nhất điều chỉnh quan hệ giữa cha, mẹ và con có yếu tô nước ngoài. Khi nghiên cứu các quy phạm xung đột này, có thể nhận thấy đa sô" các hiệp định đều sử dụng nguyên tắc lu ậ t quốc tịch của người con để điều chỉnh quan hệ giữa cha, mẹ và con. Có thể nói, đây là nguyên tắc chủ đạo điều chỉnh quan hệ này. Các HĐTTTP quy định, quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con tuân theo pháp luật của nưóc ký kết mà ngưòi con là công dân (Điều 27 Hiệp định Việt Nam - Cu Ba; Điều 36 Hiệp định Việt Nam - Bungari; Điều 28 Hiệp định Việt Nam - Ba Lan...), sỏ dĩ nguvên tắc luật quốc tịch của ngưòi con là nguyên tắc chủ đạo được chọn để điều chỉnh quan hệ giữa cha, mẹ và con trong hiệp định vì pháp luật các nưóc ký hiệp định vói Việt Nam và pháp luật Việt Nam bao giò cũng đặt lợi ích trẻ em lên hàng đầu, bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong các môi quan hệ xã hội. Pháp luật của các nưốc đó nghiêm cấm việc hành hạ con cái, đồng thòi tạo mọi điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em được tổt hơn.
Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyển lợi của trẻ em, mọi tranh chấp vê quyền nhân thân và tài sản giữa cha, mẹ và con, các HĐTTTP đã sử dụng nguyên tắc luật quốc tịch của ngưòi con để điều chỉnh là hoàn toàn phù hỢp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốíc tế. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi nước nên các hiệp định còn sử dụng một sô"
nguyên tắc khác. Theo Hiệp định Việt Nam - Nga, Hiệp định Việt Nam - Ucraina, nguvên tắc luật quổc tịch của ngưòi con được coi là nguyên tắc bổ sung. Nếu cha hoặc mẹ
Chương III. QĐ của PL hiện hành điều chỉnh quan hệ gia đình...
Quan hệ hôn nhân và gia đinh có yếu tố nưóc ngoài ở VN...
thường trú trên lãnh thổ của nước ký kết này, còn con thường trú trên lãnh thổ nưóc ký kết kia thì quan hệ pháp lý giữa họ được xác định theo pháp luật của nưóc ký kết mà ngưòi con là công dân (khoản 2 Điều 27 Hiệp định Việt Nam - Ucraina). Trong Hiệp định Việt Nam - Hungari còn quy định bổ sung, nếu người con là công dân của nưóc ký kết này nhưng cư trú trên lãnh thổ của nưỏc ký kết kia thì áp dụng pháp luật của nước ký kết nào xét ra có lợi nhất cho người con (khoản 2 Điều 36).
Các HĐTTTP giữa Việt Nam và Nga, Ucraina, Lào, Mông Cô lại sử dụng nguyên tắc lu ậ t nơi cư trú ch u n g của đương sự. Theo đó, quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi họ cùng cư trú hoặc thường trú (Điều 28 Hiệp định Việt Nam - Liên bang Nga, Điều 27 Hiệp định Việt Nam - Ucraina, Điều 29 Hiệp định Việt Nam - Lào, Điều 28 Hiệp định Việt Nam - Mông Cổ) nhưng có sự khác biệt về nguyên tắc bổ sung. Theo Hiệp định Việt Nam - Nga, Việt Nam - Ucraina, nếu một ngưòi trong cha, mẹ và con thường trú trên lãnh thổ của nước ký kết kia thì áp dụng pháp luật của nưác mà người con là công dân; còn trong Hiệp định Việt Nam - Lào và Hiệp định Việt Nam - Mông cổ, vấn đề này cũng được giải quyết bàng áp dụng pháp luật nước mà người con cư trú.
Vấn đề xác định cha, mẹ, con
Trong HĐTTTP giữa Việt Nam và các nước, nguyên tắc
Chưdng III. QĐ của PL hiện hành điểu chỉnh quan hệ gia đình...
luật quốc tịch của ngưòi con khi sinh ra là nguyên tắc chủ đạo để giải quyết xung đột pháp luật về việc xác định cha, mẹ và con (Điều 27 Hiệp định Việt Nam - Cu Ba, Điều 35 Hiệp định Việt Nam - Hungari, Điều 28 Hiệp định Việt Nam - Ba Lan... ). Các Hiệp định trên đều quy định, việc xác định hoặc khước từ quan hệ cha - con, mẹ - con đưỢc giải quyết theo pháp luật nước ký kết mà ngưòi con là công dân khi sinh ra. Việc HĐTTTP giữa Việt Nam và các nước sử dụng nguyên tắc lu ậ t quốc tịch của người con khi sinh ra đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc bảo vệ quyển lợi của trẻ em. Vì chỉ có cơ quan có thẩm quyền nơi đứa trẻ là công dân khi sinh ra mới có thẩm quyền đăng ký khai sinh, cơ quan này đã phần nào nắm được các thông tin về cha, mẹ cũng như các bằng chứng liên quan để xác định cha, mẹ của đứa trẻ. Mặt khác, đây cũng là nơi thuận tiện nhất cho quá trình tô” tụng (điều tra, thu thập chứng cứ...), thi hành các quyết định của cơ quan có thẩm quyền cũng như quá trình đưỢc chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em sau này.
Ngoài nguyên tắc luật quốc tịch của ngưòi con khi sinh ra, khoản 1 Điêu 24 Hiệp định Việt Nam - Bungari chọn p h á p lu ả t bên ký kết nơi đứ a trẻ là công d â n để điều chỉnh vấn đề xác định quan hệ cha. mẹ và con. Đặc biệt, Hiệp định Việt Nam - Lào chọn pháp luật bên ký kết nơi đứa trẻ cư trú vào thòi điểm có đơn yêu cầu để xác định quan hệ này. sỏ dĩ Hiệp định Việt Nam - Lào chọn pháp luật nơi cư trú của đứa trẻ để điều chỉnh vấn đê xác định cha, mẹ, con vì xuất phát từ thực tê của Việt Nam và Lào,
Hiệp định chọn pháp luật nơi cư trú của đứa trẻ để điều chỉnh quan hệ giữa cha, mẹ và con nhằm tạo điều kiện cho cd quan có thẩm quyền giải quyết tôt những vụ việc phát sinh, đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự.
Cùng với việc xác định pháp luật điểu chỉnh quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con, HĐTTTP còn quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong quan hệ này.
- Về th ẩ m quyền g iả i q uyết tr a n h chấp liên q u a n đến q u a n hệ p h á p lý g iữ a chcíỊ mẹ và con. Theo các HĐTTTP, thẩm quyển xét xử tranh chấp trong quan hệ giữa cha, mẹ và con được xác định theo quy tắc quốic tịch kết hỢp vói quy tắc nơi cư trú của đương sự. Đa sô các Hiệp định quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con thuộc cơ quan tư pháp của nưóc mà ngưòi con là công dân hoặc nơi ngưòi con cư trú (Điều 37 Hiệp định với Đức, Điều 27 Hiệp định với Cu Ba, Điều 37 Hiệp định với Hungari, Điều 24 Hiệp định với Bungari, Điều 29 Hiệp định với Ba Lan...). Hiệp định với Liên Xô (cũ), Hiệp định vói Tiệp Khắc còn quy định vận dụng cả quy tắc nơi cư trú của nguyên đơn, Hiệp định vối Hungari quy định quy tắc nơi cư trú của bị đơn trong giải quyết xung đột về thẩm quvển. Điều 27 HĐTTTP Việt Nam - Cu Ba quy định, thẩm quyền giải quyết các quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con thuộc toà án nước ký kết nơi đứa trẻ thường trú hoặc tạm trú, cũng như thuộc toà án nưóc ký kết mà đứa trẻ là công dân.
Quan hệ hôn nhân và gia đỉnh có yếu tố nước ngoài ỏ VN...
- Về th ẩ m quyền g iả i quyết việc xá c đ ịn h cha, mẹ, và con, các HĐTTTP thường chọn quy tắc quốc tịch của người con khi sinh ra. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc tiến bộ chung là quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của người con trong quan hệ pháp lý giữa cha, mẹ và con (Điều 28 Hiệp định Việt Nam - Ba lan; khoản 2 Điều 28 Hiệp định Việt Nam ■ ưcraina...). Riêng Hiệp định Việt Nam - Lào, việc xác định cha, mẹ cho con và truy nhận con ngoài giá thú, theo pháp luật của nước ký kết nơi người con cư trú (khoản 1 Điều 29).
Tóm lại, trong các HĐTTTP giữa Việt Nam và các nước (trừ HĐTTTP với Trung Quốc và với Cộng hoà Pháp) đều điều chỉnh tổng thể hai mảng là các quy tắc chọn pháp luật áp dụng để giải quyết xung đột luật và quy tắc xác định thẩm quyền của cơ quan tư pháp trong giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa cha, mẹ và con có yếu tô" nưốc ngoài.