đất và xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để việc kinh doanh đ−ợc tiến hành thuận lợi, trôi chảy, việc cạnh tranh để tìm kiếm lợi nhuận đạt hiệu quả; mặt khác, cũng là nhằm để phân tán rủi ro, các chủ thể kinh doanh thường hợp tác, liên kết với nhau. Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh cũng là một trong biểu hiện của nội dung đó.
Để ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên trong quan hệ góp vốn bằng quyền sử dụng đất, hơn nữa cũng là tạo cơ sở pháp lý cụ thể để phân chia lợi nhuận trong trường hợp kinh doanh có lãi và cũng là để xác định trách nhiệm rủi ro trong trường hợp kinh doanh thua lỗ, LĐĐ 2003 quy định trình tự, thủ tục và cơ chế góp vốn bằng quyền sử dụng đất rất cụ thể nh− sau:
Trước hết, người có quyền sử dụng đất có đủ điều kiện để góp vốn theo quy định của pháp luật thì làm hồ sơ đăng ký góp vốn nộp cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp bên góp vốn là hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì nộp hồ sơ
tại UBND xã nơi có đất để chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hợp đồng này phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất (đối với hộ gia đình, cá nhân);
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Sau khi nhận hồ sơ, trong thời hạn m−ời ngày, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì thực hiện việc đăng ký góp vốn vào hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tr−ờng hợp việc góp vốn mà phát sinh pháp nhân mới thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh hoặc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện để hoàn tất các thủ tục trình UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các tr−ờng hợp sau ®©y:
- Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Một bên hoặc các bên đề nghị theo thoả thuận trong hợp đồng góp vốn; trường hợp liên doanh với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải đ−ợc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung −ơng chấp thuận;
- Bị thu hồi đất theo quy định tại Điều 38 LĐĐ 2003;
- Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;
- Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết, bị tuyên bố mất tích, bị cấm hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
- Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.
* Việc xoá đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất đ−ợc thực hiện theo tr×nh tù sau ®©y:
- Người sử dụng đất chấm dứt việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong những trường hợp nêu trên gửi đơn xin xoá đăng ký góp vốn đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nơi đã đăng ký góp vốn;
- Trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đ−ợc đơn xin xoá đăng ký góp vốn, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc xoá đăng ký góp vốn trong hồ sơ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn đ−ợc quy định nh− sau:
- Tr−ờng hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thoả thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất đ−ợc tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại.
- Trường hợp chấm dứt việc góp vốn theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước sẽ thu hồi đất đó.
- Tr−ờng hợp doanh nghiệp liên doanh hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng
đất bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn đ−ợc xử lý theo quyết định tuyên bố phá sản của Toà án nhân dân.
- Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã
góp vốn đ−ợc để thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố mất tích, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đ−ợc giải quyết theo quy định của pháp luËt vÒ d©n sù.
- Tr−ờng hợp doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức giải thể thì quyền sử dụng đất đã góp vốn đ−ợc xử lý theo thoả
thuận giữa các bên, phù hợp với quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nh− vậy, trên đây là các quy trình rất cụ thể đ−ợc LĐĐ 2003 quy định nhằm trình tự hoá các quyền của người sử dụng đất, góp phần tạo hành lang pháp lý để hướng các quan hệ đất đai được thực hiện có nề nếp, trật tự kỷ cương.
Lần đầu tiên các trình tự, thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất
đ−ợc chính thức quy định trong một văn bản luật có hiệu lực pháp lý cao, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc triển khai, áp dụng thống nhất trên thực tế. Bên cạnh đó, giúp cho người có quyền sử dụng đất khá thuận lợi trong việc tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan khi thực hiện các quyền của mình; thông qua đó mà nghiêm chỉnh chấp hành.
Lần đầu tiên có sự xuất hiện có sự xuất hiện của một tổ chức là Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng với việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, là cơ quan trung gian đầu mối duy nhất trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất. Thông qua tổ chức này sẽ góp phần thúc đẩy nhanh chóng việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất, đảm bảo lợi ích thiết thực cho họ. Mặt khác, cũng là khắc phục tình trạng dây d−a kéo dài, trì trệ và kém hiệu quả trong việc thực hiện các thủ tục hành chính trong thời gian vừa qua.
Các trình tự thủ tục hành chính cụ thể nêu trên cũng thể hiện sự đơn giản, thông thoáng, dễ thực hiện cho cả các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai và người sử dụng đất. Thông qua đó mà thúc đẩy tiến trình thực hiện các thủ tục hành chính
đ−ợc trôi chảy và thông suốt; giảm bớt sự phiền hà cho dân, tiết kiệm đ−ợc thời gian, tiền của cho cả cơ quan quản lý đất đai và người sử dụng đất.
Tuy nhiên, để trình tự, thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất được triển khai thực hiện theo những nội dung mới nêu trên một cách có hiệu quả thì đỏi hỏi trong thời gian tới cần quán triệt thực hiện kiên quyết cơ
chế "một cửa" trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Làm đ−ợc điều này thì sự
cần thiết khách quan phải nhanh chóng xúc tiến thành lập các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong phạm vi cả nước.
Ch−ơng x
Chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp
I. Khái niệm và phân loại nhóm đất nông nghiệp