Giải quyết khiếu nại về đất đai và trình tự thủ tục

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đất đai phần 2 ths trần quang huy (Trang 119 - 123)

1.1. Các khiếu nại về quyết định hành chính và hành vi hành chính trong quản lý đất đai

Thông thường khi người sử dụng đất cho rằng những quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xâm hại đến quyền và lợi ích của họ hoặc cách giải quyết đó theo logic của người khiếu nại là chưa đúng pháp luật hoặc chưa phù

hợp với pháp luật thì họ có quyền vận dụng quyền công dân để khiếu nại về quyết

định hành chính của cơ quan có thẩm quyền hoặc hành vi hành chính của người có thẩm quyền trực tiếp ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Tuy nhiên, không phải mọi quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về đất đai

đều bị khiếu nại theo quy định của Luật đất đai, mà đa phần các khiếu nại quyết

định hành chính về đất đai đựơc giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo. Khoản 1 Điều 162 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai đã liệt kê một số các quyết định hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại và giải quyết theo quy định của Luật đất đai. Có 4 trường hợp được quyền khiếu nại quyết định hành chính về đất đai bao gồm:

+ Thứ nhất, đó là các quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giao

đất, cho thuê đất, thu hồi đất, tr−ng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng

đất. Các quyết định đó có thể không đúng thẩm quyền, không đúng trình tự thủ tục, vi phạm các quy định của pháp luật đất đai về nội dung thực hiện các quyết định đó dẫn tới bị khiếu nại.

+ Thứ hai, các quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Các quyết định hành chính liên quan đến quyền lợi của người sử dụng đất về bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất, chính sách hỗ trợ và tái định cư. Việc bồi thường có thể chưa công bằng trong việc áp dụng chính sách và pháp luật đất đai, trình tự, thủ tục bồi thường chưa tuân thủ các quy định của pháp luật. Vì vậy, người sử dụng đất có quyền khiếu nại những quyết định nêu trên của các cơ quan Nhà n−ớc.

+ Thứ ba, khiếu nại về quyết định hành chính về cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất có thể ch−a đúng về đối t−ợng, trình tự, thủ tục vi phạm các quy định của pháp luật thì

người sử dụng đất có quyền khiếu nại đến cơ quan Nhà nước đã ban hành các quyết

định hành chính đó.

+ Thứ tư, người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính về việc gia hạn thời hạn sử dụng đất. Trong trường hợp này, người sử dụng đất đã làm đơn xin gia hạn thời hạn sử dụng đất và trong quá trình sử dụng đất đã chấp hành đầy

đủ chính sách và pháp luật đất đai không vi phạm đến lợi ích của Nhà nước và xã

hội nh−ng không đ−ợc cơ quan hành chính Nhà n−ớc cho gia hạn hoặc gia hạn không theo đúng thời hạn của loại đất đựơc phép gia hạn.

Nh− vậy, các quyết định hành chính về quản lý đất đai đ−ợc nêu trên có thể bị khiếu nại và giải quyết theo quy định của Luật đất đai. Ngoài các trường hợp đã viện dẫn, nếu các quyết định hành chính trong quản lý đất đai mà bị khiếu nại thì việc giải quyết tuân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Vì vậy, các lưu ý đặt ra là, cần phải xác định rõ với các quyết định hành chính về đất đai nào thì giải quyết theo quy định của Luật đất đai và quyết định hành chính nào thì tuân thủ pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trên cơ sở đó để áp dụng đúng pháp luật và trình tự thủ tục để giải quyết.

Bên cạnh việc khiếu nại các quyết định hành chính thì người sử dụng đất cũng có quyền khiếu nại các hành vi hành chính trong quản lý đất đai. Hành vi hành chính đ−ợc hiểu ở đây mà bị khiếu nại chính là những hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết các công việc liên quan trực tiếp đến các quyết định hành chính về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, tr−ng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường hỗ trợ, tái

định cư và hành vi gia hạn thời hạn sử dụng đất cho người sử dụng. Các hành vi hành chính nêu trên của cán bộ, công chức nhà n−ớc bị khiếu nại sẽ giải quyết theo trình tự quy định của Luật đất đai mà không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật khiếu nại và tố cáo.

1.2. Trình tự giải quyết các khiếu nại quyết định hành chính và hành vi hành chÝnh

Trên cơ sở khoản 2 Điều 138 của Luật đất đai năm 2003 với những quy định chung mang tính nguyên tắc về giải quyết khiếu nại về đất đai, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai đã có những h−ớng dẫn cụ thể phân biệt về trình tự, thủ tục giải quyết các khiếu nại quyết

định hành chính, hành vi hành chính của từng cấp có thẩm quyền. Sự phân biệt ở đây liên quan đến các quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các hành vi hành chính của cán bộ công chức xã, ph−ờng, thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh với quyết định hành chính của Sở Tài nguyên và Môi trường, của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, hành vi hành chính của cán bộ công chức Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung

−ơng. Từ sự phân biệt đó để có trình tự và thời hiệu giải quyết cụ thể cho từng loại khiếu nại quyết định hành chính và hành vi hành chính của từng cấp hành chính và cán bộ, công chức thực hiện hành vi hành chính.

1.2.1. Trình tự giải quyết khiếu nại quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và hành vi hành chính của cán bộ, công chức cấp xã, công chức Phòng Tài nguyên và Môi tr−ờng cấp huyện

Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức cấp xã, công chức Phòng Tài nguyên và Môi trường giải quyết công việc quản lý đất đai có liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng ý với các quyết định hành

chính hoặc hành vi hành chính nêu trên thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo thời hạn quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

Quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải bằng văn bản, đ−ợc công bố công khai và gửi đến cho người khiếu nại.

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải quyết, người khiếu nại có quyền lựa chọn việc tiếp tục khiếu nại tại cơ quan t− pháp họăc cơ quan hành chính cấp trên. Nh− vậy, họ có quyền khởi kiện ra Toà án hoặc khiếu nại lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trong tr−ờng hợp khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì quyết định giải quyết này là quyết định cuối cùng, có hiệu lực pháp luật và công khai bằng văn bản gửi đến người khiếu nại. Người khiếu nại phải chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại của cơ

quan Nhà n−ớc có thẩm quyền.

1.2.2. Trình tự giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính của Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng, của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức các cơ quan trên.

Cũng nh− trình tự đã đ−ợc nêu tại mục 1.2.1., trình tự giải quyết cũng bắt đầu với việc khiếu nại của người đã được Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhan dân cấp tỉnh giải quyết bằng những quyết định hành chính trong quản lý đất đai hoặc cán bộ, công chức của các cơ quan trên có hành vi hành chính mà người sử dụng đất còn khiếu nại. Thời hạn thực hiện việc khiếu nại trong vòng 30 ngày kể từ khi cơ

quan có thẩm quyền ra các quyết định hành chính hoặc cán bộ, công chức của Sở Tài nguyên và Môi tr−ờng, của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có hành vi hành chính trong quản lý đất đai.

Người khiếu nại nộp đơn lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và trách nhiệm giải quyết thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại

đ−ợc trả lời bằng văn bản một cách công khai cho ng−ời khiếu nại.

Sau khi đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết nhưng người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định nêu trên thì họ có quyền khởi kiện đến Toà án nhân dân trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày đ−ợc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết khiếu nại.

Các quy định nêu trên của Luật đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã chi tiết hoá trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính của cơ quan hành chính có thẩm quyền, các hành vi hành chính của cán bộ, công chức trong quản lý đất đai. Sự phân định là rất rõ ràng không còn sự mập mờ nh− tr−ớc đây trong việc áp dụng pháp luật hoặc có sự lẫn lộn giữa giải quyết tranh chấp đất đai với giải quyết khiếu nại về đất đai. Sự lầm lẫn giữa việc áp dụng Luật đất đai hay áp dụng Luật khiếu nại, tố cáo, dẫn tới có những việc có nội dung nh− nhau nh−ng áp dụng văn bản luật khác nhau và các kết quả giải

quyết không thống nhất, hoặc nơi này áp dụng Luật khiếu nại tố cáo, địa phương khác lại áp dụng Luật đất đai.

Luật đất đai năm 2003 không những xác định rõ về mặt cơ chế, trình tự giải quyết mà còn góp phần phối hợp giữa Luật đất đai và Luật khiếu nại, tố cáo trong việc giải quyết khiếu nại quyết định hành chính của cơ quan hành chính có thẩm quyền với những hành vi hành chính của cán bộ, công chức thuộc quyền của Uỷ ban nhân dân đã ra quyết định hành chính.

Một phần của tài liệu Giáo trình luật đất đai phần 2 ths trần quang huy (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)