Trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, người quản lý Nhà nước về đất đai cũng có nhiều vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm của họ cũng rất đa dạng và có thể khái quát tại Điều 141 Luật đất đai như sau: “Người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Đồng thời dẫn chiếu Điều 142 Luật đất đai, người quản lý Nhà nước về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác thì còn phải bồi th−ờng theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà n−ớc hoặc cho ng−ời khác.
Từ các quy định chung của Luật đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai đã quy định chi tiết về nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý kỷ luật và biện pháp xử lý cụ thể.
2.1. Đối t−ợng bị xử lý vi phạm
Theo quy định tại Điều 166 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP thì việc xác định
đối tượng bị xử lý có sự định danh cụ thể, theo đó là người đứng đầu tổ chức, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật, các cán bộ công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn vi phạm các quy định về thủ tục hành chính trong quản lý đất đai hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý.
Như vậy, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai gắn liền với trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan tổ chức, cán bộ, công chức thừa hành công việc. Nếu có những vi phạm pháp luật, họ phải chịu các trách nhiệm pháp lý. Quy định trên là rõ ràng và minh bạch, từ đó xác định trách nhiệm pháp lý một cách cụ thể đối với người vi phạm pháp luật.
2.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm
Việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai đ−ợc dựa trên các nguyên tắc chung, theo
đó các vi phạm phải đ−ợc phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời, các trách nhiệm kỷ luật và vật chất phải đ−ợc tiến hành nhanh chóng, công minh, mọi hậu quả xẩy ra phải
đ−ợc khắc phục kịp thời.
Từ các quy định đó, các biện pháp xử lý được xác định rõ trong từng trường hợp cụ thể để áp dụng chế tài kỷ luật hoặc trách nhiệm vật chất đối với người vi phạm.
2.3. Hình thức xử lý kỷ luật, biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất
Đối với người vi phạm trong quản lý đất đai, hình thức kỷ luật được áp dụng bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc l−ơng, hạ ngạch, cách chức và buộc thôi việc.
Hình thức kỷ luật đ−ợc áp dụng một cách độc lập, biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất chỉ kèm theo trong trường hợp những hành vi vi phạm có quy định biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất. Hình thức, mức độ kỷ luật đ−ợc xác định căn cứ vào tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm, nhân thân của người vi phạm. Từ đó quyết định hình thức kỷ luật một cách chính xác.
Đối với trách nhiệm vật chất, người vi phạm pháp luật trong quản lý đất đai có thể bị áp dụng bởi một trong 2 biện pháp sau:
+ Thứ nhất, ng−ời vi phạm bị buộc bồi th−ờng thiệt hại cho Nhà n−ớc, cho ng−ời bị thiệt hại do hành vi của họ gây nên.
+ Thứ hai, họ bị buộc hoàn trả cho cơ quan tổ chức khoản tiền mà cơ quan tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi của họ gây nên.
2.4. Các hành vi vi phạm cụ thể
Theo quy định từ Điều 169 đến Điều 175 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP thì
hành vi vi phạm của người quản lý đất đai cũng rất đa dạng, bao gồm:
+ Vi phạm quy định về hồ sơ và mốc địa giới hành chính.
+ Vi phạm quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
+ Vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Vi phạm quy định về thu hồi đất.
+ Vi phạm quy định về tr−ng dụng đất.
+ Vi phạm quy định về quản lý đất đ−ợc giao để quản lý
+ Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất.
Trong mỗi một hành vi nêu trên, các điều luật đều xác định nội dung thể hiện hành vi vi phạm, hình thức xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất (nếu có). So với các quy định trước đây, Nghị định của Chính phủ đã lượng hoá khá đầy đủ loại hành vi vi phạm, trách nhiệm pháp lý một cách cụ thể đối với từng hành vi vi phạm. Điều đó thể hiện tính minh bạch trong quá trình xây dựng pháp luật hiện nay, phải đủ cụ thể và không còn những điều luật quá chung chung cần nhiều thời gian h−ớng dẫn từ các cơ quan chuyên ngành.