TÀI THƠ NGUYỄN BÍNH
2.1. Đề tài quê hương
2.1.1. Làng và văn hóa làng
Theo tác giả Phan NgọcP30F1P"Làng là đơn vị tế bào của Nước" và nhà sử học Hà Văn TấnP31F2P: "Nước tức thể cộng đồng siêu làng". Làng hình thành từ khi có một vài người; rồi dần dần hai, ba gia đình khác kéo nhau tới làm ăn. Nếu trồng trọt dễ, kiếm ăn được, thì dân số sẽ tăng lên mãi và lúc đó làng một cái tên cụ thể (Đặng Xá, Lê Xá, Làng Mui, Làng Vóc, Làng Quang, Làng Trang Nghiêm...)P32F3
1Tâm lý người Việt Nam và vài hằng số của nó. Tạp chí Tổ Quốc số 8/1987, Dẫn theo, Nguyễn Duy Bắc: Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại (1945-1975), NXB Văn hóa dân tộc. H., 1998. Tr 33.
2Về sự hình thành bản sắc dân tộc Việt Nam, Dẫn theo, Nguyễn Duy Bắc, Sđd. Tr 33.
3 xóm Việt Nam" NXB TPHCM. 1999,Tr19.
Ở Việt Nam để đối phó với môi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cầu của nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ, người nông dân phải hợp sức với nhau (chống lụt, bão, hạn hán...) hoặc để đối phó với môi trường xã hội (nạn trộm cướp... ), cả làng phải hợp sức mới có hiệu quảP33F1P. Do đó người Việt Nam liên kết với nhau tới mức "bán anh em xa mua láng giềng gần". Người Việt không thể thiếu được anh em, họ hàng; đồng thời cũng không thể thiếu được bà con làng xóm. Tình làng, nghĩa xóm từ thế hệ này đến thế hệ khác, cứ thế mở rộng phát triển.
Trong cuộc mưu sinh, người Việt Nam không chỉ có "đầu tắt mặt tối" quanh năm suốt mùa, mà họ còn biết tổ chức nhiều sinh hoạt văn hóa như đình đám, lễ hội để vừa nghỉ ngơi, vừa là dịp giao lưu "làng trên xóm dưới". Đây chính là đặc điểm để làng đi vào thơ ca.
Văn hóa làng để lại dấu vết rất rõ trong thơ Nguyễn Bính. Khảo sát 89 bài trong
"Tuyển tập Nguyễn Bính", chúng tôi thấy có 37 bài (41,57%) tác giả sử dụng các chi tiết
"làng", "xóm", "thôn" (làng tôi, làng mình, làng Trang Nghiêm, làng Đặng, thôn Đoài, thôn Đông, xóm Tây, xóm Đình, đầu làng, giếng làng, lũy tre làng...)
Đầu làng tiếng sáo ai kêu (Chuyện tiếng sáo diều) Khỏi lũy tre làng tôi nhận thấy (Mùa xuân xanh) Cả đôi gánh nước giếng làng (Trông bóng cờ bay)
Văn hóa dân gian, cụ thể là ca dao thường nhắc đến làng:
Đầu làng có cái giếng tiên
Người ngoan rửa mặt, người hiền soi gương (TL II, Đ.192)
Làng tôi có lũy tre xanh
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng (TL.II, L. 152)
Nhưng nói đến làng, ca dao hay thơ Nguyễn Bính không chỉ dừng lại ở những địa điểm "đầu làng", "cuối làng"... mà còn hay nhắc đến mảnh vườn ao cá: vườn cau, vườn chè., ao đào, ao sen...
Ao to ta thả cá chơi
Hồ rộng nuôi vịt, vườn khơi nuôi gà (TL.I, A. 653)
Ao hồ tiếng ếch gần xa
Mai vàng tiết lạnh nhà nhà mưa rơi (Khách hẹn)
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn (TL.III, T.14)
Từ nay lại tắm ao đào
Rượu dâu nhà cất, thuốc lào nhà phơi.
(Anh về quê cũ) Thôn Vân có biếc có hồng
Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều Đê cao có đất thả diều
Giời cao lắm lắm có nhiều chim bay Quả lành nặng trĩu từng cây
Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen.
(Anh về quê cũ)
Mảnh vườn, ao cá hình thành ban đầu do nhu cầu đời sống "tự túc" của nhà nông; dần dần vườn, ao trở thành phong cảnh làng quê, kỷ niệm tình người:
Sáng trăng sáng nửa vườn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau
(Thời trước)
Thầy ơi, đừng chặt vườn chè Mẹ ơi đừng bán cây lê con trồng...
(Thư gửi thầy mẹ)
Nói đến làng, cũng như ca dao, Nguyễn Bính đều nhắc đến con đê làng, phiên chợ làng... Chợ làng thường không to lắm, cũng không ở hẳn trong làng mà ở ngoài lũy tre xanh.
Nhìn vào chợ làng, người ta có thể thấy được cả gương mặt của làng về sản xuất, đời sống, nếp sinh hoạt. Chợ làng họp theo phiên. Có khi cách 5, 10 ngày một phiên. Hàng hóa đều
"cây nhà lá vườn". Ngày họp chợ là ngày vui của mọi người:
Mồng một chơi cửa chơi nhà
Mồng hai chơi điếm, mồng ba chơi đình Mồng bốn chơi chợ Quả Linh
Mồng năm chợ Trình, mồng sáu non Côi (Ca dao tục ngữ Nam Hà) Ai về Hoằng Hóa mà coi
Chợ Quăng một tháng ba mươi phiên chiều (TL.I, A.176)
Con đường thấp, con đê cao Bọn người đi chợ rẽ vào đồng ngô
(Trưa hè)
Chợ làng là mối quan tâm của những người xa quê. Khi có dịp thăm hỏi, người ta hay hỏi thăm phiên chợ làng:
Xuân này trong ấy ra sao nhỉ Ngõ cũ hoa mai nở mấy cành?
Chợ làng mẹ có đi phiên Tết Vợ có may con tấm áo lành.
(Xuân nhớ miền Nam)
Chợ làng cũng là "hàn thử biểu" kinh tế địa phương:
Bến đò vắng, phiên chợ làng cũng vắng Vắng tiếng tiền trinh gieo rạn đáy thau mòn...
(Làng tôi)
Và nói đến làng, các tác giả dân gian hay Nguyễn Bính đã gặp nhau ở cùng sự chú ý đến
"chi tiết" hội làng. Hội làng được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu, khi công việc đồng áng đã rảnh rỗi. Người dân mở hội làng để ước vọng cầu mưa, cầu cạn, phồn thực, sức khỏe...
hoặc để mừng công, mừng vụ mùa bội thu... Dù mục đích gì, thì hội làng cũng là những ngày rộn rã tiếng trống, tiếng chuông, tiếng pháo; giòn tan tiếng cười, tiếng reo vui và ngập tràn tiếng hát câu hò...
Làng ta mở hội vui mừng
Chuông kêu, trống gióng vang lừng đôi bên (TLII, L. 150)
Thôn tôi vào đám hai ngày chẵn Chỉ có chèo không nhưng cũng vui
(Cuối tháng ba) Hội làng nô nức gái trai
Mong đêm quên sáng cho ngày dài xuân
…
Hội làng đèn rước như sao
Đêm chèo tiếng trống giáo đầu nổi lên (Tiếng trống đêm xuân)
Hội làng là dịp các người già lễ lạt, cúng bái; các nam thanh nữ tú chưng diện, thi tài...
Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc Tay lần tràng hạt miệng nam mô
(Xuân về) Cũng là dịp các đôi trai gái hò hẹn giao duyên:
Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm Em mải tìm anh chả thiết xem
(Mưa xuân) Hội làng còn một đêm nay
Gặp em còn một lần này nữa thôi...
(Đêm cuối cùng)
Ngày hội làng vừa là ngày vui của dân làng, vừa là những ngày "tình làng nghĩa xóm"
thêm bền chặt:
Hội đông đông chật đình làng
Đêm càng khuya khoắt, tình càng thiết tha (Tiếng trống đêm xuân)
Làng gần gũi thân thương như thế, cho nên không chỉ những người đang cư ngụ tại quê nhà, mà cả những ai đang lưu lạc nơi đất khách, khi nói về mảnh đất "chôn nhau cắt rốn" đều khẳng định chắc nịch: "làng tôi", "làng ta", "làng mình". Ca dao giới thiệu:
Làng ta bé nhỏ con con...
Làng ta mười tám ông nghè...
Làng tôi có lũy tre xanh...
(TL. II, L. 149, 151, 152)
Nguyễn Bính tâm tình:
Làng tôi cũng có sông có núi...
(Làng tôi)
Vào đám làng tôi mở trống chèo...
(Trở về quê cũ)
"Làng mình khối đứa phải lòng mình đây!"